Ba người nước ngoài tạo dấu ấn mạnh mẽ ở Nga

04/04/2020 14:00
Ba người nước ngoài tạo dấu ấn mạnh mẽ ở Nga

Vốn nổi tiếng ở quê nhà của họ, cả ba người nước ngoài này nhanh chóng tạo dấu ấn ở Nga, và kết quả là viết tên mình vào những cuốn sách lịch sử.

         Các nhà thờ và tòa tháp điện Kremlin nhìn từ sông Moscow  

Patrick Gordon, cố vấn quân sự của Peter Đại Đế

Là con cháu của một trong những dòng họ lâu đời nhất xứ Scotland, Patrick Gordon được mời làm việc cho quân đội Nga vào năm 1661, sau khi được công nhận có kỹ năng trong các trận đánh chống Nga trong Chiến tranh Nga - Ba Lan. Năm 1687, ông là đại tướng trong quân đội Nga. Nhưng chính tình bạn của ông với Peter Đại Đế đã khiến Gordon nổi tiếng hơn.

Năm 1689, khi Peter cố giành lấy quyền lực từ người chị gái Sophia, Gordon đang phục vụ dưới trướng Vasily Golitsyn, cánh tay phải của Sophia. Nhưng khi Peter triệu tập tất cả các tư lệnh quân sự nước ngoài để ủng hộ ông chống lại chị gái, Gordon tập hợp binh lính của mình và đứng về phía Sa hoàng trẻ dù hành động của ông không nhận được sự chấp thuận của Golitsyn. Cấm vệ quân Streltsy rất ngại khi phải đương đầu với Peter vì những người lính của Gordon quá mạnh. Vì thế, với sự giúp đỡ của Gordon, Peter đã lật đổ chị gái của mình mà không phải đổ máu nhiều.

Đại tướng Patrick Gordon

Lớn hơn Sa hoàng 40 tuổi, Gordon được Peter vô cùng kính trọng. Ông là người nước ngoài đầu tiên trong lịch sử Nga mà Sa hoàng đến thăm - năm 1690, khi Peter 18 tuổi đã đến nhà của Gordon ở khu phố Đức ở Moscow để tán gẫu (và có lẽ là cả uống bia).

Gordon trở thành cố vấn quân sự của Peter. Ông đã huấn luyện lính cho các trung đoàn Preobrazhensky và Semenovsky do Peter thành lập và họ trở thành những trung đoàn giàu kinh nghiệm nhất của quân đội Nga. Gordon cũng đưa ra những cuộc tập trận thường xuyên về thuật bắn đại bác, kỹ thuật quân sự, các công sự dã chiến, và các đội hình quân đội. Năm 1694, ông lên kế hoạch và thực hiện một cuộc tập trận lớn gần ngôi làng Kozhukhovo (giờ đây thuộc Moscow) để chứng minh các trung đoàn mới kiểu châu Âu giỏi hơn nhiều trong trận đánh.

Gordon, người sống ở Nga cho đến khi mất vào năm 1699, đã đặt nền móng cho quân đội Nga non trẻ nhanh chóng trở thành quân đội mạnh nhất ở châu Âu và đánh bại Thụy Điển trong cuộc Đại chiến Bắc Âu năm 1721. Ông cũng để lại cho hậu thế một cuốn nhật ký - nguồn lịch sử quân sự vô giá từ thế kỷ 17.

Catherine Đại Đế, nhà yêu nước Nga đến từ Đức

Chân dung Catherine II năm 1745

Một nàng công chúa thuộc dòng dõi quý tộc châu Âu, Sophie xứ Anhalt - Zerbst, được Nữ hoàng Nga Elizabeth chọn để trở thành vợ của Karl Peter Ulrich, cháu của Elizabeth và là người thừa kế ngai vàng Nga. Đối với Sophie, Nga dường như không có một tương lai tươi sáng. Vào năm 1744, bà đóng gói đồ đạc, thậm chí bà còn đem cả cái bình bằng đồng do bà không chắc liệu những chiếc bình bằng đồng có tồn tại ở Nga “lạc hậu” hay không.

Ngay sau khi kết hôn, Sophie (Catherine sau lễ rửa tội) nhận ra rằng chồng bà thích các cuộc tập trận hơn dành thời gian cho bà. Peter cũng thờ ơ với trách nhiệm của một hoàng đế, điều này làm cho triều đình và các quan giữ chức vụ cao nhất nổi giận. Trái lại, Catherine bắt đầu học tiếng Nga và văn hóa Nga, quyết tâm tìm hiểu đất nước này nhiều hơn. Bà có giáo dục và rất thanh lịch, nhưng Catherine không phải là thiên thần - bằng chứng là bà âm mưu ám sát chồng để lên ngôi vào năm 1762.

Là người nước ngoài, Catherine phải làm vừa lòng giới quý tộc, vì thế, bà thực thi luật của chồng bà là không bắt giới quý tộc Nga phải phụng sự nhà nước - đây lần đầu tiên kể từ thời Peter Đại Đế người đã ban hành luật. Không giống chồng, Catherine thích quản lý nhà nước. Nhiều thể chế và biện pháp bà đưa ra đã định hình nước Nga cho đến năm 1917. Catherine chia đất nước thành các tỉnh và giải phóng các doanh nghiệp tư nhân (điều này dẫn đến sự gia tăng các nhà máy và xưởng một cách đáng kể). Bà điều hành theo kiểu “chủ nghĩa tuyệt đối giác ngộ”, các vở kịch viết và là tác giả của Nakaz, chỉ thị chính trị được soạn từ các ý tưởng của thời kỳ Khai sáng.

Catherine II trong những năm cuối đời

Dù chính sách đối nội của bà không thành công, dẫn đến khủng hoảng kinh tế và nạn đói, điều này đã gây ra cuộc nổi dậy quy mô lớn của nông dân do Yemelyan Pugachev đứng đầu. Nhưng Catherine thành công trong việc mở rộng lãnh thổ của Nga (Crimea là chiến thắng nổi tiếng nhất), tái cấu trúc hải quân và kích thích thương mại quốc tế.

Trong thời gian trị vì, Catherine nhấn mạnh tình yêu của bà đối với Nga. Bà sống như một người địa phương, và thậm chí làm theo một số thói quen của Hoàng gia Nga như săn chim ưng. Bà cũng thích đàn ông Nga - không có gì bí mật khi Catherine có nhiều người tình và nhiều đứa con hoang.

Aristotele Fioravanti, người sáng tạo quy hoạch tổng thể pháo đài Kremlin

Sinh ra ở Palermo, Ý năm 1415 trong một gia đình kiến trúc sư, Aristotele Fioravanti đã phục hồi các tòa nhà và sáng tạo các kênh đào và cống. Ông nổi tiếng ở Ý và thường xuyên được mời giám sát các công trình xây dựng. Nhưng vào năm 1473, ông gặp chuyện không may: ông bị kết tội vì làm tiền giả và dù sau này, tất cả cáo buộc đều bị xóa bỏ, Fioravanti đã bị tước bỏ các tước hiệu danh dự - và mất uy tín.

Trong khi đó, một thảm họa đã ập đến với Moscow: nhà thờ Dormition ở pháo đài Kremlin sụp đổ do một trân động đất. Ivan III, Đại Công tước Moscow, đã ra lệnh cho sứ giả tìm một kiến trúc sư châu Âu để sửa chữa nhà thờ. Fioravanti nhanh chóng đồng ý, do kiếm được một số tiền lớn.

Nhà thờ Dormition trên Quảng trường nhà thờ điện Kremlin, Moscow

Khi đến nơi, Fioravanti khám phá nhà thờ đổ sập vì gạch và xi măng kém chất lượng. Fioravanti đã thành lập một nhà máy gạch mới ở Moscow, sản xuất gạch bằng công nghệ của riêng mình. Fioravanti cũng xây dựng nhà thờ bằng các cọc gỗ và cải tiến toàn bộ cấu trúc của tòa nhà. Nhà thờ được hoàn thiện sau 4 năm và quá vững chắc đến nỗi lần trùng tu đầu tiên được thực hiện sau 400 năm, vào cuối thế kỷ 19.

Một chiến công khác của Fioravanti ít được biết đến hơn. Năm 1485, sự nâng cấp bức tường bằng đá trắng cũ của pháo đài Kremlin, Moscow bắt đầu, và do Fioravanti là chuyên gia công sự duy nhất làm việc tại Moscow ở thời điểm đó nên gần như chắc chắn ông đã nghĩ ra quy hoạch tổng thể cho pháo đài mới. Hơn nữa, nét đặc biệt của công trình các bức tường pháo đài Kremlin chứng tỏ chúng được một kiến trúc sư Ý thực hiện - rất giống pháo đài Castelvecchio ở Verona.

Sau này, Fioravanti làm kỹ sư quân sự dưới trướng Ivan III, xây dựng những cây cầu và giám sát pháo trong các chiến dịch. Ông được nhắc đến lần cuối cùng trong biên niên sử Nga vào năm 1485 và nghe nói mất ở Nga ở tuổi 70 - theo tiêu chuẩn của thế kỷ 15, ông sống khá thọ.

Mê Linh (theo Russia Beyond)


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ không tổ chức phần hội

Ngày 26.3, Ban tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 thống nhất một số nội dung, điều chỉnh kế hoạch tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Canh Tý 2020.

So sánh chữ Đức trong bài thơ về hai ông vua của Trần Dụ Tông

Với người Việt, yêu nước là một truyền thống đẹp. Cũng chính vì thế mà chủ nghĩa yêu nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận, chảy mãi, lan tỏa mãi trong nền văn học Việt tự ngàn xưa tới giờ.

Những người Nga cố gắng cứu những tòa nhà lịch sử của Kaliningrad

Doanh nhân Viktor Saltanovsky hy vọng phục hồi tòa nhà đổ nát có từ thế kỷ 19 mà ông đã mua ở thị trấn Zalesye, thành phố Kaliningrad, Nga.

Bức tượng Moai trên đảo Phục Sinh bị phá hủy bởi xe bán tải

Một trong những bức tượng Moai nổi tiếng thế giới của đảo Phục Sinh đã bị phá hủy sau khi bị xe bán tải tông vào. Vụ tai nạn được đánh giá là gây "thiệt hại không thể đo đếm được”.

Bên tách cà phê - Il Caffè diễn ngôn của giới trí thức khai sáng

​​​​​​​Giữa thời đại Khai sáng, giới trí thức nhận định rằng truy cầu và chia sẻ tri thức chính là nền tảng thay đổi vận mệnh mỗi người, mỗi dân tộc, quốc gia. Những tư tưởng được khởi xướng bên tách cà phê trở thành xúc tác quan trọng trong tiến trình chuyển hóa tư duy quảng đại quần chúng.

Nguyễn Ngọc Tư và 'Tháng Giêng gió bỏ nhà đi'

Bữa ông già về Quảng giỗ họ, thằng cháu nội cũng đi chung một đoạn đường. Nó nói với anh lơ xe rằng mình đi khu công nghiệp Sóng Thần, thả nó chỗ nào gần đó là được.

Dự án chỉnh trang khu di tích lăng vua Gia Long bộc lộ những vấn đề đáng bàn

Sau lùm xùm xung quanh vấn đề tu bổ Hộ thành hào trong khu di tích Kinh thành Huế bằng cách thay vật liệu cũ bằng vật liệu mới thì dự án đường dẫn vào lăng vua Gia Long lại bộc lộ những vấn đề đáng bàn.

Mật mã thành công của các đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử: Đế chế La Mã

Sự hùng mạnh của một đế chế hay tổ chức không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo, dân số ít hay nhiều… mà nhờ một khát vọng vĩ đại, chí hướng lớn và tinh thần chiến binh dũng mãnh trong mọi nghịch cảnh.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 23/02/2025