Thoạt tiên, cần lưu ý rằng, sáng tạo là động lực nội sinh nhằm nhân văn hóa con người và xã hội. Con người, thông qua hoạt động sáng tạo để khẳng định bản ngã và thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại. Mà trong đó, ý thức cái đẹp là một cơ sở của sáng tạo được thức tỉnh sớm nhất trong năng lực sáng tạo của con người. Về góc độ này, chẳng phải ngẫu nhiên mà Ý là quốc gia có số lượng di sản văn hóa nghệ thuật lớn nhất thế giới. Bởi, những cư dân đầu tiên của Ý là di dân từ cả châu Á lẫn châu Âu. Để có thể tồn tại, không còn cách nào khác là phải cải biến tự nhiên, đầu tiên là được sống, sau là xát thực tính hiện hữu và chinh phục của chính mình – một tâm thế hằng có của người di cư.
Trên bình diện chung, Ý phát triển rực rỡ trở thành một trong những nền văn minh tiêu biểu của nhân loại từ đế chế La Mã (Roman Empire), đây cũng là giai đoạn quan trọng trong việc minh định nên bản sắc văn hóa Ý. Thời kỳ này, ý niệm về cái đẹp được xát thực bởi tinh thần Chiết Trung, lấy sự hài hòa làm trọng. Nghệ thuật ẩm thực cũng đã được sáng tạo trên ý niệm cái đẹp ấy, hình thành nên triết lý ăn uống “Diaita” - tiếng Hy Lạp có nghĩa là cân bằng lối sống. Cốt lõi triết lý này là gắn trạng thái tinh thần với các vi chất dinh dưỡng của thực phẩm trong sự hài hòa giữa con người và môi trường, đồng thời dựa trên quan niệm rằng thực phẩm là nền tảng cho một cuộc sống lành mạnh. Có thể hiểu theo nghĩa, ăn uống hướng con người đạt đến sự phát triển lành mạnh về thể chất, hạnh phúc về tinh thần, kích xúc xã hội tiến đến văn minh.
Với triết lý đó, người La Mã lựa chọn thực phẩm và đồ uống dựa trên chất lượng dinh dưỡng, sự tương hợp giữa con người và môi trường (ăn uống theo mùa của trái đất) và niềm tin thần thoại hóa thực phẩm như thực thể có linh hồn. Ví như, ô liu vừa là dầu ăn vừa là biểu tượng của hòa bình, cây bạc hà là biểu tượng của tình yêu, quả lựu là biểu hiện của sự hoàn hảo… Theo tiến trình lịch sử, triết lý ẩm thực Roman phát triển theo thời gian và liên tục tái định hình tương quan với những thay đổi môi trường và xã hội.
Đến thế kỷ 20, một thời kỳ đặc trưng bởi sự phát triển của khoa học kỹ thuật, giao thoa văn hóa,… tạo nên những cuộc cách mạng tái tạo ở nhiều quốc gia. Giai đoạn này, Ý vừa trải qua cuộc cách mạng thống nhất đất nước và bộc lộ rõ khát vọng trở thành cường quốc. Chủ nghĩa Vị Lai (Futurism) được khởi xướng, hướng tới khoa học và kỹ thuật tối tân, mở ra thế giới mới cho loài người. Lý tưởng của Chủ nghĩa Vị Lai ảnh hưởng đến ý niệm về cái đẹp và ý thức sáng tạo với mong muốn phá vỡ khuôn mẫu truyền thống để xây dựng một nền nghệ thuật mang tính hiện đại triệt để.
Chủ nghĩa Vị Lai nhanh chóng thâm nhập vào nghệ thuật ẩm thực, áp đặt những lý tưởng về sáng tạo, tốc độ, tiến bộ công nghệ vào phong cách chế biến và thưởng thức. Thức ăn món uống được chế biến trong thời gian nhanh nhất, đề cao nghệ thuật thị giác trong việc kết hợp thực phẩm linh hoạt và bày trí nhằm đánh thức trí tưởng tượng về tương lai mà con người mong muốn.
Tuy nhiên, chỉ sau vài thập kỷ, khát vọng trở thành cường quốc của Ý sụp đổ. Người Ý nhận ra rằng, họ đang dần đánh mất bản sắc dân tộc. Thức ăn không còn đảm bảo dinh dưỡng cho sức khỏe, không còn mang tâm hồn người Ý, không còn sự khác biệt đặc trưng khi so sánh với các quốc gia khác. Người Ý không thể dựa trên sức mạnh công nghệ, sức mạnh quân sự hay tài chính để vươn đến thịnh vượng, họ chỉ có thể dựa vào nền tảng văn hóa được tích lũy qua lịch sử văn minh hàng ngàn năm. Khi ý niệm về bản sắc dân tộc tỉnh thức, hình thái sáng tạo nghệ thuật ẩm thực dần quay về cội nguồn. Sự ra đời của các phong trào như “Slow Food” biểu dương lòng hãnh diện về cội nguồn ẩm thực của người Ý - ẩm thực cân bằng lối sống, đưa con người phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Phong cách thưởng lãm cà phê Cappuccino đã được sáng tạo trong giai đoạn quay về nguồn này.
Lấy cái đẹp từ sự hài hòa giữa con người và tự nhiên, giữa thân và trí, giữa hiện đại và truyền thống, Cappuccino được sáng tạo trên nền tảng những nguyên liệu lành và thực dưỡng như cà phê, sữa, chocolate, hazelnut, dừa… Đây là những sản vật mà hàng ngàn năm trước đã được nhiều quốc gia, dân tộc sử dụng trong các nghi lễ truyền thống. Cà phê được tôn vinh là “Cây thông tuệ - quà tặng của Thượng đế”, chocolate là “Món ăn của các vị thần”, hazelnut ẩn dấu “Sức mạnh tiên tri”, dừa là “Cây của sự sống”…
Khoa học hiện đại cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy, sự phối kết các nguyên liệu được xem là dược liệu tự nhiên thực sự đã làm giàu cho thân trí con người. Cà phê chứa hơn 1.000 vi chất có lợi cho sức khỏe, là nguồn năng lượng cho trí sáng tạo, ngoài ra còn có chất chống oxy hóa làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương tế bào... Chocolate xúc tác làm tăng lưu lượng máu lên não, các khoáng chất và hợp chất có trong chocolate giải phóng endorphin làm giảm cảm giác căng thẳng... Hạt hazelnut giàu chất chống oxy hóa, thiamine và folate rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng, giảm mức cholesterol lipoprotein giữ cho trái tim khỏe mạnh… Dừa giàu chất xơ giúp kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu, có thể điều hòa nhịp tim, làm giảm nguy cơ đột quỵ và huyết áp cao…
Sáng tạo trên ý niệm về cái đẹp hài hòa, phục hưng những giá trị bản sắc cội nguồn giao thoa với đời sống hiện đại, cà phê Cappuccino từ đây đã biểu dương văn minh nước Ý, vang danh đến toàn cầu. Trong những nỗ lực nghiên cứu lịch sử, văn hóa cà phê, các chuyên gia Trung Nguyên Legend nhìn nhận văn minh cà phê Roman – đặc trưng bởi cà phê phong cách Ý là một trong 3 nền văn minh cà phê tiêu biểu của nhân loại. Chính vì vậy, Trung Nguyên Legend tâm huyết sử dụng nguyên liệu tốt nhất từ những vùng đất nổi danh nhất, kết hợp với công nghệ hiện đại hàng đầu để tạo tác nên hệ cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend Cappuccino với 3 hương vị: Mocha, Hazelnut và Coconut đặc trưng phong cách Ý, mang đến những tuyệt phẩm cà phê cho não sáng tạo và là năng lượng dẫn hướng đến lối sống thành công – hạnh phúc cho mỗi người và kiến tạo cộng đồng thực sự thịnh vượng hài hòa bền vững.
Đón đọc kỳ sau: Tác gia Carlo Goldoni và tinh thần thời đại khởi xướng từ hàng quán cà phê