Sinh viên bao giờ cũng háo hức nghe từ ai đó có kinh nghiệm và tri thức chuyên gia, dù họ là người quản lí công ti, chuyên viên trong khu vực kĩ thuật, hay ai đó vừa mới ra trường vài năm trước nhưng có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ.
Một số người hỏi tôi: “Tại sao đem ai đó không phải là thầy giáo và để đọc bài giảng trong lớp của thầy?”
Tôi trả lời: “Chúng tôi không phải là chuyên gia về mọi thứ, bằng việc mởi diễn giả có tri thức chuyên gia đặc biệt trong một khu vực kĩ thuật sẽ giúp cho sinh viên mở rộng tri thức của họ. Những người này có thể chia sẻ kinh nghiệm của họ và cung cấp những lời khuyên thực tế cho sinh viên. Sinh viên có thể học những điều mới, cảnh quan mới nơi họ có thể có khả năng áp dụng vào trong nghề nghiệp tương lai của họ.” Có giảng viên khách mời cũng giúp cho tôi học điều mới và cải tiến việc dạy của tôi nữa. Tôi thường làm việc với diễn giả khách mời để phát triển tài liệu mới cho sinh viên của tôi học và giữ việc đào tạo của tôi được cập nhật.
Chẳng hạn, một diễn giả khách mời chuyên môn hoá trong luồng nhạc đã chia sẻ cách nhìn của anh ấy về xu hướng kinh doanh âm nhạc hiện thời: “Nhiều năm trước, mọi người nghe nhạc trên đĩa hát, rồi trên băng cassette, rồi CD, và ngày nay mọi người tải xuống nhạc từ các websites. Mỗi lần cái gì đó mới nổi lên, nó phá huỷ cái cũ và tạo ra thị trường mới, giá trị doanh nghiệp mới, và nhiều tiền cho những người biết cách nắm lấy cơ hội này. Ngày nay chúng ta đang ở thời chuyển tiếp của dịch vụ luồng âm nhạc. Mặc dầu Apple vận hành cửa hàng âm nhạc trực tuyến lớn nhất trên thế giới, nhưng iTunes của Apple bây giờ là cổ và xu hướng mới là trong dịch vụ luồng âm nhạc.
Ngày nay, bạn có thể nghe bất kì cái gì mà bạn muốn nghe bằng việc đặt nó theo yêu cầu mà không phải lưu tệp lên đĩa cứng. Chẳng hạn, Spotify một công ti khởi nghiệp mới về nhạc theo luồng đã có trên 40 triệu người dùng có trả tiền. Pandora, dịch vụ radio Internet cũng có 90 triệu người dùng và hiện thời chi phối công nghiệp âm nhạc theo luồng.
Câu hỏi là tại sao mua nhạc khi bạn có thể thuê và nghe hàng triệu bài hát bất kì khi nào bạn thích? Chẳng mấy chốc mọi thứ sẽ sẵn có cho luồng, từ video tới âm nhạc và cuối cùng bất kì thứ gì số thức. Trong tương lai gần, việc tải xuống sẽ mất đi và bạn có thể nghe, đọc, và xem mọi thứ theo luồng tới PC, điện thoại thông minh hay máy tính bảng của bạn.
Vài tuần trước tôi đã mời một chuyên gia về “Internet về mọi thứ” tới đọc bài giảng về những xu hướng đang nổi lên này.
Anh ấy nói cho lớp: “Internet về mọi thứ (IoT) là liên nối của nhiều thiết bị thông minh bên trong kết cấu nền Internet. Những thiết bị này có thể được truy nhập từ xa và chúng có thể gửi thông tin tới thiết bị khác và bắt đầu một thời đại mới của trao đổi “máy với máy.” Xu hướng này sẽ làm thay đổi rất nhanh chóng cách mọi người sống cũng như thay đổi các xã hội. Nếu bạn nghĩ máy tính cá nhân và điện thoại thông minh đã làm thay đổi cuộc sống của mọi người thì bạn sẽ ngạc nhiên về điều tiếp sẽ làm gì. Khi mọi thiết bị trở nên thông minh hơn với nhau, mọi thứ sẽ thay đổi.
Nếu bạn nghĩ Apple và Google là lớn, thì bạn nên nghĩ về các công ti tương lai mà có thể lớn hơn từ mười tới năm mươi lần. Nếu bạn nghĩ Bill Gates hay Mark Zuckerberg là giầu, thì bạn nên nghĩ về ai sẽ là các tỉ phú và nghìn tỉ phú tiếp. Khả năng kết mạng các thiết bị thông minh theo một cách chắc chắn sẽ làm thay đổi mọi thứ và tạo ra nhiều thiết bị mà chúng truyền dữ liệu vào trong mây qua internet và phối hợp các hoạt động để hỗ trợ cho cuộc sống của chúng ta.
Nhà thông minh dựa trên Internet đã có ở đây với các thiết bị thông minh như đèn thông minh, ti vi thông minh, bếp thông minh, vật dụng thông minh v.v. Những thiết bị thông minh này tất cả đều được kết nối và quản lí một cách hiệu quả bởi các app di động. Người chủ nhà có thể khoá hay mở cửa; bật hay tắt dụng cụ nhà bếp hay ti vi dùng điện thoại thông minh.
Tưởng tượng rằng bạn đang ở chỗ làm việc và quên mất không khoá cửa trước, bạn có thể truy nhập vào điện thoại thông minh của mình để kiểm tra xem liệu cửa đã được khoá hay không và khó nó bằng điện thoại thông minh của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn quên tắt bếp khi đang nấu cái gì đó? Điều đó có thể gây ra cháy nhưng với dụng cụ thông minh bếp sẽ tự tắt nó khi nó biết bạn đã rời khỏi nhà và gửi tin nhắn để nhắc bạn rằng đừng lo, bếp thông minh đã giải quyết vấn đề này cho bạn. Tủ lạnh của bạn có thể gửi một yêu cầu tới điện thoại thông minh của bạn để nhắc nhở bạn rằng bạn quên mua thứ gì đó khi chúng hết trong tủ lạnh. Nếu bạn cho phép nó làm đặt hàng, nó sẽ gửi tín hiệu tới thị trường và yêu cầu họ gửi thực phẩm nào đó cho nhà bạn một cách tự động. Máy điều nhiệt của bạn có thể biết khi nào bạn ở nhà và điều chỉnh nhiệt độ tương ứng và tắt đi khi bạn rời khỏi nhà để tiết kiệm năng lượng.
Tất cả những hoạt động này có thể được kiểm soát qua app di động, làm cho nó thuận tiện cho người dùng. Ngày nay “Nhà thông minh” vẫn còn là quan niệm mới nhưng nó cần nhiều phần mềm cho nên có cơ hội cho các công ti khởi nghiệp để hội tụ và xu hướng này. Năm ngoái, Google đã mua Nest, một công ti khởi nghiệp đã tạo ra thiết bị điều nhiệt kiểm soát nhiệt độ của nhà với giá $3.2 tỉ đô la. Ai biết cái gì sẽ xảy ra cho bạn nếu bạn bắt đầu một công ti chuyên môn trong Internet về mọi thứ?
Trong thành phố thông minh, có những chiếc đèn thông minh để quản lí luồng lưu thông dựa trên máy quay video để giám sát giao thông và điều chỉnh tần xuất bật đèn (đỏ, vàng, xanh) dựa trên số ô tô. Có những đồng hồ đo chỗ đậu xe thông minh mà có thể tự động thay đổi giá tương ứng với nhu cầu; nhiều người muốn đậu xe, giá sẽ tăng và ít nhu cầu, giá sẽ giảm. Hệ thống này bây giờ đang được kiểm thử ở Los Angeles với kết quả rất tốt và sẽ được triển khai ở nhiều thành phố trong vài năm tới.
Ở sân bay thông minh, internet về mọi thứ đang được dùng để cải tiến đi lại của mọi người bằng việc tối ưu hoá qui trình đi tới khi các cảm biến phát hiện luồng lưu thông người ở sân bay, thời gian tới của họ, họ mất bao lâu để lấy hành lí và rời sân bay và điều chỉnh luồng công việc một cách hiệu quả. Mọi thứ đều là tự động hoá đầy đủ vì các cảm biến thông minh gửi dữ liệu tới các cảm biến khác và ưu tiên hoá các hoạt động mà không cần con người can thiệp. Các cảm biến thông minh cũng theo dõi việc bảo trì máy bay để đảm bảo rằng các hãng hàng không có thể quay vòng máy bay trong 30 phút bằng việc có trang thiết bị đúng ở chỗ đúng và theo dõi hành lí cho khách hàng.
“Internet về mọi thứ” vẫn còn là mới và hiện thời phần lớn công việc đang được thực hiện bởi các công ti khởi nghiệp. Ngày nay phần lớn phần cứng cho trao đổi máy-máy đã được xây dựng bởi những công ti điện tử lớn nhưng có vài phần mềm có thể thu thập, phân tích dữ liệu từ chúng để làm những việc thông minh và điều đó mở ra cơ hội khổng lồ cho mọi sinh viên, những người muốn bắt đầu công ti riêng của mình. Ngày nay các thiết bị thông minh mà có thể làm quyết định nhanh chóng đang được dùng trong xe tự lái, chẩn đoán y học và nhiều thứ nữa. Nếu bạn là kĩ sư phần mềm, bạn nên nghĩ trước về những cơ hội này vì đây là chỗ xu hướng tiếp sẽ có và điều đó sẽ làm thay đổi mọi thứ.
Sau bài trình bày của anh ấy, sinh viên không còn phàn nàn về một số câu hỏi kiểm tra và bài thi mà tôi đưa vào trong môn lập trình di dộng nữa. Họ biết rằng bằng việc có những kĩ năng này, họ có thể làm nhiều thứ vì họ đang nhìn về tương lai. Một số người còn gợi ý rằng tôi tạo ra môn học mới có tên là “Internet về mọi thứ” cho năm học sau.