Bác sĩ điên rồ nhất lịch sử đánh cắp bộ não của Einstein, cắt thành 240 mảnh và giữ bí mật trong 43 năm

Chi Chi18/11/2023 11:00
Bác sĩ điên rồ nhất lịch sử đánh cắp bộ não của Einstein, cắt thành 240 mảnh và giữ bí mật trong 43 năm

Với khao khát tìm ra bí mật của thiên tài, vị bác sĩ đã làm hành động liều lĩnh đến khó tin.

Da bị bong ra, hộp sọ bị cưa, 12 cặp dây thần kinh sọ não lần lượt bị cắt đứt, tiếp theo là động mạch cảnh và tĩnh mạch, động mạch đốt sống và tĩnh mạch. Một bộ não được lấy ra khỏi hộp sọ một cách cẩn thận.

Đây là một bộ óc thiên tài, trong 76 năm, vô số ý tưởng hoang đường đã được nảy sinh và chứng minh ở đây: E = mc2, hiệu ứng quang điện, cơ học lượng tử, thuyết tương đối hẹp và thuyết tương đối rộng,... Đây là bộ não đi tiên phong trong vật lý hiện đại, là bộ não của một thiên tài được tạp chí Time coi là "hiện thân của trí thông minh thuần túy" và "con người của thế kỷ".

Đó là bộ não của Einstein.

Ăn cắp bộ não của Einstein

Ngày 18 tháng 4 năm 1955, lúc 01h15 sáng, Albert Einstein qua đời tại Bệnh viện Princeton, Mỹ, thọ 76 tuổi. Einstein đã chuẩn bị cho cái chết của mình: "Thật vô nghĩa khi kéo dài sự sống một cách mù quáng. Tôi đã làm những gì mình nên làm. Bây giờ đã đến lúc phải rời đi, và tôi muốn ra đi một cách duyên dáng".

Ông để lại lời cuối cùng: ông không muốn tổ chức tang lễ hoành tráng, cũng không muốn mọi người tôn thờ mình, ông chỉ mong thi thể của mình có thể được hỏa táng và tro cốt được rải xuống sông.

Nhưng mong muốn đơn giản này vẫn không thành hiện thực.

“Bác sĩ điên rồ nhất lịch sử”: Đánh cắp bộ não của Einstein, cắt nó thành 240 mảnh và giữ bí mật trong 43 năm - Ảnh 1.

Albert Einstein (1879 - 1955)

Vào ngày Einstein qua đời, Thomas Harvey, giám đốc 42 tuổi của khoa bệnh lý tại Bệnh viện Princeton đã tiến hành khám nghiệm tử thi Einstein. Đây là cơ hội ngàn năm có một và Harvey khó có thể kìm được sự phấn khích của mình. Cùng với vài đồng nghiệp, ông đã cắt bỏ từng cơ quan nội tạng và xác định nguyên nhân cái chết là do vỡ phình động mạch chủ.

Harvey sau đó lấy bộ não của Einstein ra - một bộ não nặng 1.230 gam, trong khi trọng lượng trung bình của bộ não nam giới ở độ tuổi của ông là 1.400 gam. Bộ não vĩ đại này thậm chí còn nhẹ hơn một chút. Nhưng khi Harvey cầm bộ não thiên tài đó lên, ông cảm thấy vô cùng nặng nề. Bộ não đã sinh ra biết bao điều kỳ diệu ấy khác người thường đến thế nào? Nếu nghiên cứu kỹ bộ não này, liệu chúng ta có hiểu tại sao Einstein lại khác biệt?

Trong giây phút liều lĩnh nhất đời mình, Thomas Harvey đã lén giấu bộ não thiên tài đi và nhét bông vào khoang sọ. Sau đó, các cơ quan khác lần lượt được đặt lại vào vị trí như không có chuyện gì xảy ra và thi thể được trả về cho gia đình Einstein.

“Bác sĩ điên rồ nhất lịch sử”: Đánh cắp bộ não của Einstein, cắt nó thành 240 mảnh và giữ bí mật trong 43 năm - Ảnh 2.

Thomas Harvey

Lấy "di sản" thiên tài làm của riêng

Sau một tang lễ đơn giản, thi thể của Einstein nhanh chóng được hỏa táng và tro của ông được rải xuống sông. Cùng lúc đó, Harvey trong phòng thí nghiệm đang bận rộn chuẩn bị cho việc nghiên cứu não bộ.

Theo tiêu chuẩn lưu trữ mẫu vật vào thời điểm đó, Harvey tiêm formalin vào động mạch cảnh trong và sau đó ngâm hoàn toàn não trong formalin. Tuy nhiên, trong thời đại mà công nghệ bảo quản DNA còn chưa phổ biến, Harvey không biết rằng nhiệt độ sẽ làm biến tính và phân hủy DNA nên mọi thao tác đều được thực hiện ở nhiệt độ phòng.

Hai ngày sau, tờ New York Times đăng một bài báo có tựa đề"“Tìm kiếm manh mối trong bộ não của Einstein" trên trang nhất. Bài báo có đoạn: "Tiến sĩ Thomas Harvey, một nhà nghiên cứu tại Bệnh viện Princeton nói rằng không chỉ bộ não đã được lấy ra để nghiên cứu mà lớp phủ trên bề mặt não cũng được giữ lại. Bộ não này đã mở rộng sự hiểu biết của con người về vũ trụ trong suốt thời gian tồn tại của nó và cũng có thể mang lại cho chúng ta những kiến thức mới sau khi nó chết đi".

Lúc này người ta mới bất ngờ nhận ra cố thiên tài lại để lại một "di sản" quan trọng đến vậy.

“Bác sĩ điên rồ nhất lịch sử”: Đánh cắp bộ não của Einstein, cắt nó thành 240 mảnh và giữ bí mật trong 43 năm - Ảnh 3.

Harvey bọc bộ não bị cắt trong băng gạc

Thông tin này cũng khiến gia đình Einstein ngạc nhiên không kém. Họ tức giận đến tận nhà và hỏi Harvey tại sao lại giữ bí mật bộ não bất chấp mong muốn của người đã khuất. Trước sự tức giận của những người thân trong gia đình, Harvey đã cố gắng hết sức để giải thích ý định của mình.

Ông nhiều lần nhấn mạnh việc nghiên cứu bộ não của Einstein sẽ có giá trị như thế nào, đồng thời nhiều lần hứa rằng bộ não sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, kết quả chỉ được công bố trên các tạp chí học thuật, bản thân ông sẽ sử dụng và giữ gìn bộ não thật tốt và không bao giờ sử dụng nó nhằm thu hút sự chú ý.

Sau một số cuộc thảo luận chân thành, gia đình Einstein miễn cưỡng đồng ý với cách tiếp cận của Harvey.

Bộ não của Einstein vẫn như một nam châm có năng lượng vô hạn, thu hút sự chú ý của thế giới.

Người đầu tiên hành động là chính phủ Mỹ. Ngay sau đó Harvey được triệu tập đến một cuộc họp tại Viện Bệnh học Lực lượng Vũ trang. Tại cuộc gặp, một nhóm nhân vật kiệt xuất trong ngành thần kinh học Mỹ yêu cầu Harvey "giao nộp bộ não của Einstein cho đất nước", nhưng Harvey từ chối.

Bệnh viện Princeton, nơi Harvey làm việc, cũng yêu cầu ông giao mẫu vật. Bệnh viện cho rằng hành vi của Harvey đã gây rắc rối lớn cho bệnh viện, nên bệnh viện sẽ giữ lại bộ não và giao cho các chuyên gia thần kinh chuyên nghiệp để nghiên cứu. Harvey cũng từ chối. Thế là ông bị sa thải.

Harvey bị đuổi ra khỏi ngành y, mất hết sự nghiệp và một mình đến Philadelphia, nơi ông cẩn thận cắt não Einstein thành 240 mảnh. Mỗi mảnh đều được đánh số để chỉ ra vị trí của nó trong não. Các mảnh cắt được nhúng vào keo dán rồi ngâm lại trong formalin để bảo quản.

Vào một đêm bình thường, Harvey biến mất trong màn đêm cùng với bộ não của Einstein.

Mẫu vật bị lãng quên

Khi chúng ta nhìn lại những câu chuyện trong quá khứ bằng con mắt hiện đại, hành động của Harvey chắc chắn đã vi phạm nhân quyền của Einstein và gia đình ông.

Tuy nhiên, vào năm 1955, quan điểm phổ biến cho rằng các cơ quan được lấy ra trong quá trình khám nghiệm tử thi là những "mẫu vật" khoa học và các bác sĩ có thể sở hữu những mẫu vật này theo Quyền sở hữu trí tuệ.

Vậy bộ não của Einstein thuộc về ai?

“Bác sĩ điên rồ nhất lịch sử”: Đánh cắp bộ não của Einstein, cắt nó thành 240 mảnh và giữ bí mật trong 43 năm - Ảnh 4.

Hình ảnh bộ não thiên tài

Khi nó còn ở trong cơ thể người sống thì câu trả lời là hiển nhiên, tuy nhiên, khi nó được tách ra khỏi cơ thể, ranh giới về quyền lợi bắt đầu trở nên mờ nhạt. Vì vậy, thông qua một số sự trùng hợp ngẫu nhiên trong lịch sử, bác sĩ Thomas Harvey đã trở thành "chủ nhân thực sự" của bộ não Einstein.

Người "ăn cắp" đầy tham vọng muốn tìm ra "sự khác biệt giữa thiên tài và người phàm" từ bộ não của Einstein, nhưng Harvey lúc đó không biết ông sẽ dành 43 năm còn lại của cuộc đời để theo đuổi câu trả lời này.

Là một nhà nghiên cứu bệnh học, Harvey rất tài năng, nhưng khi nghiên cứu bộ não của Einstein từ góc độ khoa học thần kinh, rõ ràng là ông còn lâu mới đủ chuyên môn.

Trong hơn hai thập kỷ kể từ khi bị bệnh viện sa thải, Harvey đã bị mất giấy phép hành nghề y, ông đã nhiều lần cố gắng liên hệ với các nhà thần kinh học nổi tiếng trong và ngoài nước với hy vọng có được cơ hội hợp tác nghiên cứu nhưng không ai chấp nhận. Bộ não thiên tài lang thang này dường như đã bị mọi người hoàn toàn lãng quên.

Sự bùng nổ nghiên cứu trở lại

Bước ngoặt đến vào năm 1978, khi một phóng viên trẻ được cử đi tìm tung tích bộ não của Einstein. Phóng viên đã tìm thấy nơi ở của Harvey ở Kansas, nơi hai chai mẫu vật lớn đã lặng lẽ chờ đợi trong tủ lạnh rượu táo suốt 23 năm.

Trong một bài viết đăng trên tạp chí New Jersey Monthly, phóng viên đã ghi lại những gì anh nhìn thấy: "những nếp nhăn giống như vỏ sò, có màu của đất sét nung".

Harvey một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý: Kênh khoa học tranh nhau phỏng vấn ông, các phóng viên cắm trại trên bãi cỏ của ông, và vô số nhà khoa học thần kinh đã liên hệ với ông để xin các mẫu vật.

Kể từ đó, một "kỷ nguyên" nghiên cứu não Einstein bắt đầu. Hàng trăm, hàng ngàn chuyên gia đã cố gắng tìm ra sự khác biệt giữa người bình thường và thiên tài.

Tuy nhiên, khoa học luôn lạnh lùng và tàn nhẫn hơn lý tưởng: bộ não của Einstein quả thực có khác biệt, nhưng thực tế, bộ não của mỗi người đều có những đặc điểm riêng. Mỗi sự khác biệt có thể đến từ một số thay đổi trong não bộ, nhưng dựa trên kiến thức hiện tại, chúng ta vẫn chưa thể đưa ra câu trả lời chắc chắn và hợp lý.

“Bác sĩ điên rồ nhất lịch sử”: Đánh cắp bộ não của Einstein, cắt nó thành 240 mảnh và giữ bí mật trong 43 năm - Ảnh 5.

Bác sĩ Harvey khi về già

Bí mật của thiên tài vẫn chưa được giải đáp và năm 2007, Harvey qua đời tại Bệnh viện Princeton. Ông đã trả lại 170 mảnh não còn lại của Einstein cho Bệnh viện Princeton và người quản lý các mẫu vật là giám đốc bệnh lý mới, Klaus - đây là vị trí cũ của Harvey.

Klaus sau đó nói với phóng viên: "Harvey được tự do, còn tôi thì bị trói".

Nguồn: 163


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Top 3 cao thủ chưa từng lộ diện trong truyện Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại chỉ xếp thứ 2

Bài viết này sẽ hé lộ danh tính và xếp hạng ba vị đại cao thủ "ẩn dật" này.
3

Ảnh địa phận 29 tỉnh thành chỉ còn trong kỷ niệm, chạm cảm xúc nhiều người

Từ năm 2020 tới nay, anh Duy An rong ruổi tới khắp các vùng miền trên Tổ quốc, ghi lại bức ảnh về địa phận từng tỉnh thành. Không ngờ bộ ảnh nhận sự quan tâm đặc biệt do chạm tới cảm xúc nhiều người.
4

Là tôi, con người đây mà

Cốc, cốc, cốc, ai gọi đó? - Tôi là người - Nếu là người, cho xem…?
5

Người đàn ông cưới AI làm "vợ hai", cuộc hôn nhân viên mãn suốt 5 năm nhưng bối rối khi cô ấy đề nghị sinh con

Mỗi ngày, cặp đôi cùng nhau nấu ăn, xem phim và đi dã ngoại lãng mạn. Thực tế, Travis luôn mang Lily Rose theo bên mình mọi lúc mọi nơi – chủ yếu là vì cô ấy sống trong túi anh, với tư cách là người vợ AI.

Giá đắt phải trả khi loài người thuần hóa động vật hoang dã thành gia súc

Nền văn minh nhân loại như ta biết sẽ không tồn tại nếu không có các loại gia súc được thuần hóa để cung cấp thực phẩm, sức kéo... Nhưng có vẻ như nhiều căn bệnh hiểm nghèo trong lịch sử loài người cũng từ đó mà ra.

Quách Tĩnh và Kiều Phong ai mạnh nhất: Hành động của Hoàng Dung tiết lộ đáp án bất ngờ

Quách Tĩnh và Kiều Phong đều những cao thủ có võ công cao nhất nhì võ lâm. Nếu cùng tỉ thí thì ai sẽ là người mạnh nhất?

Tôn Ngộ Không tôn người này làm thầy thì thực lực có thể mạnh hơn Như Lai Phật tổ

Có nhiều ý kiến cho rằng, nếu Tôn Ngộ Không tôn người này làm sư phụ thì thực lực đã mạnh hơn nhiều.

AI "hồi sinh" chân dung các Hoàng đế nhà Thanh

Bằng những bức tranh cổ, AI đã vẽ lại chân dung của các vị Hoàng đế thời nhà Thanh ở Trung Quốc.

Vì sao Quách Tĩnh, Hoàng Dung không kể cho Dương Quá nghe sự thật về Dương Khang?

Hóa ra Quách Tĩnh và Hoàng Dung nhất quyết không kể hết cho Dương Quá nghe sự thật về Dương Khang vì có 3 lý do.

Đội quân đất nung mộ Tần Thủy Hoàng được tạo ra thế nào? Sau khi một bức tượng nứt vỡ, đáp án mới hé mở

Từng có nghi vấn cho rằng các chiến binh được nặn từ người sống hiến tế nên mới có gương mặt sống động đến vậy.

Ma có thật không?

Rất nhiều người trong số chúng ta tin rằng ma, hay linh hồn người chết, là có thật. Nhưng liệu có cơ sở khoa học nào chứng minh điều đó không?

AI phục chế màn biểu diễn đỉnh cao của ảo thuật gia nhà Thanh

Ở thời điểm công nghệ chưa phát triển, màn biểu diễn của ảo thuật gia thời nhà Thanh quả thực vô cùng mãn nhãn.

"Trí tuệ du lịch" của giới trẻ, họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà không tốn bất kỳ chi phí nào!

Kỹ năng - Nhật Anh - 26/07/2025 11:00
Khi đi du lịch, bạn phải theo kịp tốc độ của những người trẻ tuổi. Một số "trí tuệ du lịch" mà họ nghĩ ra thật tuyệt vời đến nỗi mọi người không thể không khen ngợi khi nhìn thấy chúng.

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Suy ngẫm - Đông - CFB - 26/07/2025 10:00
Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 26/07/2025