Tài chính cho mọi người - Tiết kiệm tiền là một thử thách đặc biệt khó khăn

Quang Thanh24/02/2024 09:00
Tài chính cho mọi người - Tiết kiệm tiền là một thử thách đặc biệt khó khăn

Tưởng tượng khả năng xảy ra một tình huống khẩn cấp vào một thời điểm nào đó trong tương lai là một khái niệm rất trừu tượng mà tâm trí chúng ta khó nắm bắt được.

Điều này sẽ đặc biệt khó hơn nếu bạn chưa bao giờ trải qua tình huống khẩn cấp mà bạn phải sống bằng tiền tiết kiệm trong một khoảng thời gian. Rất may, thế giới đã trải qua đại dịch COVID-19. Không cần phải nói, trải nghiệm này đã biến cái trừu tượng thành cái cụ thể cho toàn thế giới.

Khi xem xét những hoàn cảnh có thể hủy hoại khả năng trì hoãn sự thỏa mãn của bản thân, chúng ta nhận ra rằng tất cả chúng ta đều không thể lựa chọn xuất thân của mình. Nhưng hãy nhớ rằng nắm giữ quyền lực của bản thân là một hành động nhỏ, căn bản và hoàn toàn nằm trong vòng tròn kiểm soát của bạn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể thực hiện nhiều việc khác thuộc vòng tròn kiểm soát của mình như thường xuyên thực hành trì hoãn sự thỏa mãn, chấp nhận sự bất công của cuộc sống như một món quà giúp bạn trở nên kiên cường hơn, tận dụng lợi ích của công nghệ để bù đắp cho mặt trái của nó và lên kế hoạch tiết kiệm bất kể hoàn cảnh bạn phải đối mặt là gì. Vì đã biết điều gì có thể ngăn chúng ta tiết kiệm, nên bây giờ hãy cùng xem xét làm thế nào chúng ta có thể lập kế hoạch tiết kiệm.

Mức tiền tiết kiệm nào sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn?

Trước khi có COVID-19, định nghĩa mang tính lý thuyết về quỹ khẩn cấp là khoản tiền để trang trải các chi phí cố định hoặc thiết yếu trong từ ba đến chín tháng. Từ khi có đại dịch, rất nhiều chuyên gia tài chính đã sửa đổi lời khuyên của họ và khuyến nghị chúng ta nên tiết kiệm một năm chi phí cố định và thiết yếu.

Bạn có thể thắc mắc vì sao lời khuyên được đưa ra là chỉ tiết kiệm cho những thứ thiết yếu. Đó là vì nó dựa trên giả định rằng trong trường hợp khẩn cấp thật sự, bạn sẽ có thể cắt giảm những chi tiêu không thiết yếu. Tuy nhiên, nếu muốn quỹ khẩn cấp của mình có bao gồm cả chi phí cho Giải trí & Hưởng thụ, bạn vẫn hoàn toàn làm được. Tiết kiệm từ ba đến chín tháng chi phí thiết yếu chỉ là điểm khởi đầu.

Một người bạn kể với tôi rằng cô và chồng của cô đã tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp một khoản tiền bằng với một năm chi tiêu, và cô ấy muốn biết liệu tôi có nghĩ như vậy là đủ không. Tôi nói với cô ấy rằng một năm là tương đối nhiều; thậm chí vào thời điểm cô ấy hỏi tôi, một số chuyên gia tài chính còn có chung nhận định rằng một năm có thể là quá nhiều. Bạn tôi nói bất cứ số tiền nào ít hơn đều sẽ khiến cô cảm thấy vô cùng lo lắng; nó sẽ khiến cô mất ngủ vào ban đêm. Song, tôi cũng đã gặp những người cảm thấy an tâm với khoản tiền tiết kiệm tương đương ba tháng chi phí thiết yếu; họ cảm thấy thoải mái với mức rủi ro đó.

Tôi không thể nói cho bạn biết mức tiền tiết kiệm nào sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm. Tôi chỉ có thể chia sẻ với bạn những gì các nhà hoạch định và chuyên gia tài chính thường khuyên, cũng như lý do vì sao họ khuyên như vậy. Suy cho cùng, chỉ có bạn mới xác định được mức độ rủi ro mà bạn cảm thấy mình có thể chịu đựng.

Hãy xem xét ví dụ sau. Jamie là một thợ mộc đang kiếm được 50.000 đô-la một năm sau thuế và chi khoảng 2.000 đô-la mỗi tháng cho các chi phí Hóa đơn và Cuộc sống. Với những con số này, Jamie sẽ cần tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp ít nhất là 6.000 đô-la (ba tháng chi phí Hóa đơn & Cuộc sống) hay nhiều nhất là 24.000 đô-la (mười hai tháng).

Có thể một số Jamie trên thế giới này đã có sẵn 6.000 đô-la hay 24.000 đô-la trong tài khoản thanh toán của họ. Một số Jamie có thể đã tiết kiệm được gần 24.000 đô-la mà không cần cố gắng. Những Jamie này có thể sẽ tìm thấy nhiều niềm vui khi theo đuổi những thứ không tốn kém. Họ có thể đã may mắn được thừa kế 50.000 đô-la từ công việc kinh doanh nhỏ của cha mẹ họ. Họ có thể đã bắt đầu có thói quen tiết kiệm từ rất sớm. Hoặc họ có thể đã được hưởng lợi từ cả ba điều vừa nêu. Và vì vậy, họ không phải tốn nhiều công sức cho việc dành dụm tiền hằng tháng.

Nhưng đối với một số Jamie khác trên thế giới, việc tiết kiệm từ 6.000 đô-la đến 24.000 đô-la là điều bất khả thi vì một số lý do. Những Jamie này có thể đã bị chẩn đoán mắc một căn bệnh mãn tính, nó không chỉ khiến họ không thể làm việc toàn thời gian mà còn phải điều trị tốn kém. Họ có thể đang có khoản vay sinh viên và nợ thẻ tín dụng. Họ có thể có con nhỏ và cha mẹ già cần sự hỗ trợ tài chính từ họ. Và vì vậy, ý nghĩ phải tiết kiệm hàng ngàn hay thậm chí là hàng chục ngàn đô-la trong khi xoay xở với tất cả những khó khăn kia có thể khiến họ cảm thấy choáng ngợp. Nếu bạn là một trong những Jamie đó, đừng hoảng sợ. Và cũng đừng quá tập trung vào con số lớn. Bạn cần biết con số đó vì nó sẽ giúp bạn định hướng, nhưng bản chất của việc tiết kiệm vốn là những nỗ lực nhỏ và nhất quán được tích lũy theo thời gian, vậy nên hãy tập trung vào những cái nhỏ đó.

Hãy bắt đầu ngay và tiết kiệm nhiều nhất có thể

Đây là điều quan trọng nhất bạn cần làm: bắt đầu ngay lập tức với những gì bạn đang có. Hãy tiết kiệm ngay bây giờ. Thói quen mới là điều quan trọng. Một khi đã hình thành thói quen tiết kiệm, bạn có thể tăng số tiền tiết kiệm, nhưng đừng lo lắng quá nhiều về điều đó vào lúc này. Khi bạn cố gắng thay đổi quá nhiều, quá quyết liệt, nguy cơ bạn bị thất vọng hoặc có cảm giác như mình đã thất bại sẽ cao hơn.

Khi bạn bắt đầu từ những bước nhỏ, mức độ tiến độ của bạn cũng nhỏ; nhưng khi bạn bắt đầu thấy số dư trong khoản tiết kiệm của mình tăng từ hàng chục lên hàng trăm đô-la, cảm giác đã thực hiện đúng cam kết với bản thân sẽ giúp bạn củng cố các quyết định và thói quen tiết kiệm của mình. Bạn thậm chí sẽ có động lực tìm hiểu những cách khác nhau để tăng khoản tiết kiệm của mình. Tại một thời điểm nào đó, bạn sẽ gặp phải trường hợp khẩn cấp về tài chính đầu tiên, và tiền sẽ có sẵn ở đó để bạn sử dụng. Khi đối mặt với những tình huống khẩn cấp như vậy, bạn sẽ thấy rõ những điều nhỏ bé thật sự quan trọng đến thế nào, cả về khía cạnh tiền bạc lẫn cuộc sống.

Điều hợp lý với người này có khi sẽ vô lý với người khác. Đối với những người đang có sự nghiệp ổn định, kiếm được mức thu nhập cao và sống ở nơi có chi phí sinh hoạt thấp, việc tiết kiệm 50% thu nhập có thể sẽ không có gì vô lý. Nhưng đối với những người mới bắt đầu gây dựng sự nghiệp, kiếm được mức lương thấp vì mới vào nghề và sống ở một thành phố đắt đỏ, việc tiết kiệm 50% thu nhập đơn giản là bất khả thi.

Khi bạn lập kế hoạch chi tiêu, tôi đề xuất là bạn nên đặt mục tiêu tiết kiệm ít nhất 10% số tiền mình kiếm được. Hiện tôi không thấy số tiền đó vô lý, nhưng trước đây tôi từng thấy nó rất vô lý. Khi đó dù không thể tiết kiệm được 10%, nhưng tôi vẫn cố gắng tiết kiệm nhiều hết mức có thể, và ban đầu việc đó đã khiến tôi gặp không ít khó khăn. Nếu hiện tại bạn không thể tiết kiệm nhiều như vậy, hãy bắt đầu tùy theo khả năng của bạn. Bạn chỉ cần hiểu rằng đối với một số trường hợp, dù bắt đầu từ số tiền nào đi chăng nữa thì bạn cũng có thể thấy vô cùng khổ sổ với việc tiết kiệm, nhưng sự hối tiếc và hậu quả của việc không tiết kiệm có thể còn khiến bạn khổ sở hơn nhiều.

Kỳ tới: Tiết kiệm bao nhiêu là vừa?


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
3

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 2: Cả thế giới đối phó với cuộc khủng hoảng

Trước quy mô của cuộc khủng hoảng Covid-19, FED đã công bố một loạt biện pháp bổ sung, bao gồm cung cấp thêm 2,3 ngàn tỷ đô-la cho vay hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và chính quyền địa phương, đồng thời mở rộng các biện pháp hỗ trợ thị trường nợ doanh nghiệp.

Tư duy làm giàu - Những bài học quan trọng mà Napoleon Hill học được từ thất bại

Tôi học được rằng hũ vàng duy nhất xứng đáng để cố gắng giành được phải xuất phát từ sự hài lòng khi biết được nỗ lực của mình đang đem lại hạnh phúc cho những người khác.

Tài chính cho mọi người - Phòng ngừa cú sốc tài chính

Cú sốc tài chính thường xảy ra bất ngờ và nhiều lúc rất tốn kém. Những cú sốc này có thể xảy đến dưới mọi hình thức và mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Nỗi đau này không thuộc về bạn - Câu chuyện về nỗi đau

Bạn có từng trải qua những ám ảnh tâm lý, những vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ,… nhưng không biết chúng bắt nguồn từ đâu, và phải đối mặt với chúng như thế nào?

Tài chính cho mọi người - Chìa khóa giúp bạn độc lập tài chính

Nếu bạn đang phải vật lộn với tiền bạc, cảm thấy không có đủ số tiền mình muốn hay không kiểm soát được tài chính cá nhân… cuốn sách “Tài chính cho mọi người” sẽ giúp bạn tháo gỡ khúc mắc và có cái nhìn khác đi về tiền bạc.

Tài chính cho mọi người - Hãy cẩn thận với "guồng quay khoái lạc"

Nếu nghĩ rằng hạnh phúc của bản thân chỉ có thể đến từ niềm vui bên ngoài, chúng ta sẽ bị mắc kẹt trong guồng quay khoái lạc và không bao giờ thấy đủ, cho dù ta kiếm được bao nhiêu tiền, nắm bao nhiêu quyền lực và có địa vị cao đến đâu.

Người nói đạo lý thường sống khá giả

"Người nói đạo lý thương sống khá giả” là cuốn sách của Lê Bích để lý giải về một hiện tượng xã hội bằng góc nhìn hài hước giễu cợt nhưng mang tinh thần phản biện rất sâu sắc.

Nội lực - Quyển sách đánh thức sức mạnh tiềm ẩn trong bạn

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ với tốc độ phát triển nhanh chóng. Điều đó đòi hỏi mọi người phải “tăng tốc” để theo kịp guồng quay của xã hội, dẫn đến việc đôi lúc chúng ta cảm thấy lạc lõng, quên mất mình là ai, đang đi về đâu.

Nội lực - Bạn có đang “chăm sóc” bộ não của mình đúng cách?

Hãy ngừng xem nhẹ vai trò của bộ não, bởi vì nó kiểm soát cuộc đời chúng ta, từ sự tự tin, các mối quan hệ, óc sáng tạo đến lòng tự trọng, mục tiêu cuộc đời và còn nhiều thứ nữa...

Tuyệt đỉnh Kungfu - "Làm người phải biết nhân nghĩa, bằng không giỏi đến mấy cũng chỉ là cặn bã"

Điện ảnh - Trương Lương - 26/07/2025 12:00
Cao thủ thực sự không cần đến danh tiếng..."

"Trí tuệ du lịch" của giới trẻ, họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà không tốn bất kỳ chi phí nào!

Kỹ năng - Nhật Anh - 26/07/2025 11:00
Khi đi du lịch, bạn phải theo kịp tốc độ của những người trẻ tuổi. Một số "trí tuệ du lịch" mà họ nghĩ ra thật tuyệt vời đến nỗi mọi người không thể không khen ngợi khi nhìn thấy chúng.

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Suy ngẫm - Đông - CFB - 26/07/2025 10:00
Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 27/07/2025