Sài Gòn xưa - Gia Định những năm 1940 qua câu chuyện của Phạm Công Luận

Theo Người Đô Thị12/03/2021 19:30
Sài Gòn xưa - Gia Định những năm 1940 qua câu chuyện của Phạm Công Luận

Đất xưa, dù không quá cổ kính nhưng cũng đủ thấm đậm những chuyện huyền hoặc của thời Tả quân cai trị, thời xe ngựa lóc cóc đưa người sành điệu lên Bà Chiểu ăn cơm và nghe hát đờn ca tài tử ở quán Đức Thành Hưng hồi thập niên 1940.

Khi dì Út tôi về làm dâu ở làng Bình Hòa, bà ngoại tôi dặn: “Bình Hòa là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định, con người đàng hoàng lịch sự, con phải nhớ luôn giữ lễ nghĩa”.

Hơn sáu mươi năm qua, dì tôi vẫn còn sống ở đó nhưng cái tên Gia Định không còn là địa danh chính thức và cái tên Bình Hòa chỉ còn trong trí nhớ của người cố cựu ở đây.

Dì tôi bảo bây giờ lên taxi nói: “Về ngã tư Bình Hòa”, không phải tài xế nào cũng biết. Đó là nơi giao nhau giữa hai đường Nơ Trang Long (trước 1975 là Nguyễn Văn Học) - Lê Quang Định ở quận Bình Thạnh, TP.HCM. Thời xưa, người ta còn gọi ngã tư Bình Hòa là ngã tư thầy Sóc (gọi trại tên ông Nguyễn Văn Sách, làm chức thị lang thời Tự Đức, khi Pháp chiếm Nam kỳ ông không ra làm việc cho Tây, ở nhà mở phòng khám Đông y lấy tên Thảo Xuân Đường). Thầy Sóc là người nhà của ông bang biện Chỏi, một người có uy tín ở làng Bình Hòa xưa.

Quanh ngã tư Bình Hòa vẫn còn ba quán ăn lâu năm là quán cơm tấm bao tử Đông Hoa Xuân, quán mì Minh Sanh trên đường Nơ Trang Long và quán hủ tíu Đạt Phong trên đường Phan Văn Trị. Cả ba quán còn giữ được vị ngon không khác lắm so với năm, sáu chục năm trước. Mấy ông Việt kiều gốc Gia Định mỗi lần về chơi đều rủ nhau ra ăn đủ ba quán để nhớ lại thời tuổi trẻ của mình. Họ nhắc đến trường Vẽ Gia Định, trường Nữ công Gia Định. Họ tự hào vì Bình Hòa là quê của bà Lê Thị Ngọc, chủ chuỗi nhà hàng Đức Thành Hưng tới 9 cái cạnh tranh ngon lành với hệ thống tiệm nước của người Hoa từ thập niên 1930. Bình Hòa cũng là quê họa sĩ Nguyễn Văn Minh, người thực hiện bức sơn mài cực lớn Bình Ngô đại cáo trong Dinh Độc Lập. Còn là quê của hai họa sĩ tranh lụa nổi tiếng Tố Oanh, Tố Phượng. Cụ Vương Hồng Sển cũng chọn vùng đất này làm quê hương.

Thập niên 1940, ngã tư Bình Hòa tuy nhỏ nhưng rất nhộn nhịp nhờ có ga xe điện. Chung quanh ga có nhiều tiệm nước bán bánh bao, bán cà phê, xíu mại. Ngoài ra còn có tiệm hớt tóc, tiệm may, tiệm sửa xe đạp... và nhiều hàng rong. Buổi sáng có xe ngựa chở hàng bông, chở cá từ miệt Bà Điểm - Hóc Môn, Gò Vấp xuống chợ Bà Chiểu bỏ mối.

Dì Út đang sống ở hẻm Ba Cây Sao số 104 Nơ Trang Long (lúc đó đường có tên route Federale numero 1- đường Liên bang số 1) kể cho đến năm 1961, khi dì về làm dâu nhà ông Tư Trường (là con ông bang biện Chỏi), còn thấy dấu vết đường xe điện chôn dưới đất ngay ngã tư này. Chung quanh còn nhiều cây me, cây thị xanh um. Ngay góc ngã tư có cái bót cảnh sát (nhà ga xe điện cũ).

tulieu.jpg

Ảnh: TL

Ba chồng dì Út, ông Tư Trường, sinh tiền được người dân quanh ngã tư Bình Hòa quý mến, thỉnh thoảng vẫn được nhắc trong những ngày giỗ chạp. Nhà khá giả, mỗi ngày ông tự lái chiếc xe hơi hiệu Traction đen to đùng đi làm ở Tòa Hành chánh tỉnh Gia Định - dân quanh vùng quen gọi là Tòa Bố. Ông là thư ký Ty Hành chánh, là thành viên của Ủy ban Vệ sinh tỉnh lo việc cấp giấy phép kinh doanh trong tỉnh Gia Định. Dân làm ăn buôn bán đều cậy nhờ ông khi cần mở tiệm, mở cơ sở buôn bán.

Tuy có quyền thế nhưng tính ông hào sảng, chỉ ham săn bắn. Năm nào cũng vậy, đến Tết là có người từng được ông giúp đỡ tìm đến để biếu quà. Hôm nào có ở nhà, ông ra đứng trước cửa, mắng sa sả: “Tui đã nói là tui không lấy!” rồi bắt mang về. Có người đợi ông ra sau nhà thì đem bỏ đại vô con hẻm sát vách. Nói cho cùng, đây là những món quà Tết thông thường như lạp xưởng, vịt lạp, gà vịt sống, bánh pía, trà… chứ không phải cao lương mỹ vị gì, nhưng tính ông Trường là vậy.

Cũng có người mang đến khi ông đi vắng, một trong hai bà vợ của ông thương tình nhận giúp là thế nào cũng bị ông la tắt bếp. Đến tuổi gần sáu mươi, ông Tư Trường đổi chiếc Traction lấy chiếc xe Jeep để đi săn cùng bạn. Nhóm săn của ông, đa số làm nhà nước, có người sống trong ngôi biệt thự cổ họ Lê số 237 Nơ Trang Long (đã bị đập hoàn toàn năm 2018), vác súng đi săn miệt An Lộc, Bình Long, Sông Bé… Thỉnh thoảng hàng xóm lại thấy chiếc Jeep phủ đầy bụi đỏ của ông trở về, lấp ló đôi chân thú săn được. Về nhà, vợ con ông đem xả thịt, cho hàng xóm một mớ, mớ còn lại xào lăn, cuốn lá lốt, nấu súp cho cả nhà ăn hay xẻ khô để ông nhậu với bạn. Tuy vậy, phụ nữ trong nhà có mấy lần khuyên ông đừng đi săn nữa vì “ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, nhưng ông mê quá không bỏ được.

Bình Hòa là chốn êm đềm nhưng nằm trên con đường lưu thông quan trọng từ Bắc xuống Nam tỉnh Gia Định nên có khi đứng giữa các cuộc giao tranh trước 1975. Tết Mậu Thân năm 1968, dì Út từ Phú Nhuận ẵm con gái về chơi nhà ba má chồng thì xảy ra chiến sự, có lệnh giới nghiêm. Mấy người dân chạy từ cầu Băng Ky xuống tới đó sợ quá ùa vô nhà, xin chui xuống gầm hai bộ ván gõ để tránh đạn lạc. Mấy đứa nhỏ trong nhà cũng chui xuống ván, chỉ có ba chồng dì tỉnh bơ đi lại trong nhà. Ông quát mấy đứa nhỏ, chui vô gầm ván mà còn để… mông ló ra ngoài.

Khi tiếng súng im, dì Út ra ngoài ngồi bên cái bàn chỗ cửa thông ra sân sau, dỗ cho con ăn, vừa lo cho mấy đứa con đang ở nhà, thì một viên đạn từ trên trời rớt xuống ngay trước mặt dì, chỉ cách một tấc. Dì quyết định về nhà. Cô em chồng dùng xe Honda chở hai mẹ con chạy luồn trong các con hẻm, từ Bình Hòa qua xóm Gà, về ngã tư Phú Nhuận rồi liều băng qua đường Võ Di Nguy vắng ngắt để vô hẻm nhà dì trên đường Nguyễn Minh Chiếu. Xong cô em vội vã quay xe, lại luồn mấy hẻm về nhà. May mà không ai bị gì.

Năm 1972, khi thằng Tý, cháu nội mới sinh vài tuần, ông Tư Trường bảo: “Tui đi săn kiếm con nai ăn đầy tháng thằng Tý!”. Rủ hai người con không ai chịu đi, ông và mấy người bạn leo lên xe Jeep lên đường và cả xe mất tích luôn đến giờ.

Khu ngã tư Bình Hòa đến nay vẫn còn mấy căn nhà cổ. Nhà ông Sang, chuẩn tướng không quân thời trước nằm ngay mặt tiền đường Nơ Trang Long, ló ra trên hàng rào xi măng là mái ngói rêu phong, nghe nói bên trong cũng đã hư hao nhiều. Nhà ông Tư Trường nhờ xây lại tường, tu sửa thường xuyên nên còn vững chắc, vẫn còn dãy nhà ngang phía sau nhưng sân đã thu hẹp vì cất thêm nhà ở cho con cháu trong họ.

Nhà ông Mười Hai sâu trong hẻm Ba Cây Sao, có một cổng ngó ra nghĩa trang gia đình họ Nguyễn còn nguyên trong khu vườn đầy tiếng chim và tiếng gà rúc (ông Vương Hồng Sển viết trong sách là có lần đi ngang nghĩa trang này, có thấy trồng một loại bông vàng mà ông tưởng là bông điên điển). Còn nhà bà Năm Hồ vẫn giữ được cái sân rộng, ngôi nhà gỗ ba gian bên trái vẫn còn và phía bên phải là ngôi nhà mới xây khang trang. Cái sân nhà này khá đẹp, không có gì thay đổi sau hơn nửa thế kỷ tồn tại.

Ngã tư Bình Hòa đi về hướng Thủ Đức khoảng hơn trăm mét sẽ tới ngã năm Bình Hòa. Trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến, nhà văn Nguyễn Vỹ kể sau khi di cư vào Nam năm 1954, nhà viết kịch Vi Huyền Đắc cùng gia đình sống trong căn nhà tĩnh mịch, giữa một cảnh trí nên thơ ở ngã năm Bình Hòa mà ông đặt tên là Hoàng Mai Hiên. Nhà chỉ hai vợ chồng và một u già. Ông Vi Huyền Đắc dịch truyện Tàu cho vài tờ báo, vợ làm cô giáo đi dạy ở trường tiểu học Đa Kao. Họ bỏ lại ngôi biệt thự ở bến Hạ Lý ngoài Hải Phòng để sống đơn sơ như vậy. Ngã năm Bình Hòa là nơi có năm trục lộ đi ra nhiều ngã, trong đó có quốc lộ số 1 đi đến các tỉnh miền Đông và miền Trung. Ngôi nhà họa sĩ Nguyễn Hoàng Hoanh nằm trong hẻm nhỏ gần đó, khiêm tốn như gia chủ, người từng được giải thưởng hội họa quốc gia năm 1972 với bức tranh Khởi nghĩa.

Vài người quanh khu Bình Hòa còn nhắc lại chuyện đánh Pháp trong khu Đồng Ông Cộ gần đó; câu chuyện huyền hoặc về hồn ma cô Ba Trâm, một thiếu nữ chết oan ức sau trường Vẽ Gia Định thập niên 1920, thỉnh thoảng xõa tóc đứng xin quá giang xe ngựa rồi trả tiền giấy sau biến thành lá tre; chuyện học trò trường Vẽ bãi khóa thập niên 1930 vì bất đồng với cô giáo Lê Thị Lựu....

Đất xưa, dù không quá cổ kính nhưng cũng đủ thấm đậm những chuyện huyền hoặc của thời Tả quân cai trị, thời xe ngựa lóc cóc đưa người sành điệu lên Bà Chiểu ăn cơm và nghe hát đờn ca tài tử ở quán Đức Thành Hưng hồi thập niên 1940.

Với tôi, ngã tư Bình Hòa là một vùng đất sang trọng, với khá nhiều nhà xưa từ thập niên 1930 nằm giữa vườn cây xanh um, vẫn giữ được chất Gia Định xưa mà người ở lâu nơi này mới đủ tinh tế nhận ra trong giọng nói, hương vị tô mì hoành thánh và mấy món ăn quen thuộc Nam bộ trong mâm cơm cúng ngày giỗ Tết.

Phạm Công Luận


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Cuộc sống đầy gian truân của nữ ca sĩ Selena Gomez trước khi nghỉ hát

Nếu nói về độ gian truân của những nữ nghệ sĩ trẻ tại Hollywood hiện nay, thì Selena Gomez có thể đứng top đầu bảng.

Đạo diễn Quốc Thịnh: Dấu ấn thầm lặng của sân khấu kịch

Con ma nhà họ Hứa (đạo diễn Quốc Thịnh – Tuyết Mai) là một trong những kịch mục hay được khán giả yêu thích của sân khấu Hoàng Thái Thanh sắp tái ngộ khán giả trong một suất đặc biệt vào chiều 16.3.

28 tuổi, trải đủ thăng trầm, còn điều gì Selena Gomez không thể vượt qua?

Đó có lẽ là sự đánh giá của công chúng đối với giọng hát của cô, hiện tại, Selena Gomez đang thu hút sự quan tâm sau tuyên bố cân nhắc dừng sự nghiệp ca hát.

Cardi B, nữ rapper đầu tiên đạt đĩa đơn kim cương

Ca khúc Bodak Yellow đã giúp Cardi B trở thành nữ rapper đầu tiên có đĩa đơn đạt chứng nhận kim cương từ RIAA.

Từ chuyện cha mẹ Vân Quang Long tố cáo nhiều youtuber nghĩ đến những 'siêu kền kền'

Cha mẹ cố nghệ sĩ Vân Quang Long vừa viết đơn gửi báo chí và công an trình báo việc các youtuber quấy rối, có hành vi làm nhục, vu khống bất chấp thủ đoạn để câu view.

Rin Kambe, 'công chúa tóc mây người Nhật' 15 năm không cắt tóc

Rin Kambe được mệnh danh là "công chúa tóc mây người Nhật", cô đã không cắt tóc trong suốt 15 năm qua. Đối với Rin Kambe, mái tóc dài 1m9 của cô chính là phương thức để biểu đạt bản thân.

‘Công chúa Disney’ gốc Việt diện trang phục Công Trí xuất hiện trên bìa báo Mỹ

Mới đây, nữ diễn viên gốc Việt Marie Trần đã xuất hiện trong loạt ảnh số tháng 3 của báo The Hollywood Reporter.

Nhạc Việt vào cuộc đua mới

Thị trường nhạc Việt đang chứng kiến sự xuất hiện của nhiều gương mặt mới với cá tính âm nhạc rõ nét cùng chiến lược phát triển bài bản

5 mẹo sử dụng ChatGPT hữu ích có thể bạn chưa biết

Kỹ năng - Sơn Vân - 21/11/2024 12:00
Nhiều người sử dụng ChatGPT để tạo công thức nấu ăn hoặc viết email công việc. Nick Turley, trưởng bộ phận sản phẩm của OpenAI, vừa chia sẻ 5 mẹo hữu ích mà người dùng ChatGPT có thể chưa biết hoặc muốn thử nghiệm.

Cuộc khủng hoảng cô đơn

Phong cách sống - Chi Chi - 21/11/2024 11:00
Sống giữa thành phố đông đúc nhưng nhiều người không thể tìm được một người để trò chuyện.

“Mẹ làm mọi thứ vì tốt cho con” là tình yêu độc hại nhất

Suy ngẫm - An Chi - 21/11/2024 10:00
Có một kiểu tình yêu độc hại của người mẹ ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của đứa trẻ.

Biến tiềm năng thành tài năng - Càng mắc nhiều lỗi, bạn càng tiến bộ nhanh hơn

Từ sách - Phim - YÊN VŨ - 21/11/2024 09:00
Phần lớn chúng ta đều không thích phạm lỗi vì nỗi sợ bị đánh giá, nhưng giáo sư Adam Grant đã chỉ ra rằng để có thể phát triển, bạn phải dám mắc lỗi nhiều hơn.

Lời khuyên dành cho thầy cô – Những chiêm nghiệm tâm huyết dành cho nghề giáo từ GS John Vu

Từ sách - Phim - Quìn - 21/11/2024 08:00
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, cuốn sách "Lời Khuyên Dành Cho Thầy Cô" (Beyond Teaching) của giáo sư John Vu mang đến những suy ngẫm sâu sắc và thiết thực về vai trò của người thầy trong việc định hình tương lai của thế hệ trẻ.

Thầy giáo

Blog GS John VU - GS John Vu - 20/11/2024 12:00
Về truyền thống, thầy giáo là nguồn tri thức và lớp học là nơi việc truyền thụ tri thức xảy ra. Trong các lớp học này, thầy dạy bằng lời và trò lắng nghe chăm chú.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo bằng mã QR thông qua các nền tảng kỹ thuật số

Kỹ năng - Nhật Anh - 20/11/2024 11:00
Mã QR đang ngày một trở nên phổ biến bởi tính tiện lợi nhưng lại vô tình tạo điều kiện để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo.

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam - Gửi lời tri ân qua trang sách

Tủ sách - Đan Thanh - 20/11/2024 10:40
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm là dịp đặc biệt để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo – những người lái đò thầm lặng đã truyền cảm hứng và dìu dắt bao thế hệ trưởng thành.

“Bạn cần - tôi tặng (SAIGONGIVE)” group Facebook “cái gì cũng cho” ở Sài Gòn

Truyền cảm hứng - Phạm Trang - 20/11/2024 10:00
Sài Gòn - dưới cái dáng vẻ ngược xuôi ồn ã của phố thị, vẫn là những con người “quá trời dễ thương”.

Biến tiềm năng thành tài năng - Bí quyết giúp nền giáo dục của Phần Lan thành công

Từ sách - Phim - TĐ - 20/11/2024 09:00
Ở các trường học của Phần Lan, có một câu thần chú phổ biến là “Chúng ta không thể lãng phí bất kỳ chất xám nào”.

Chiến thắng con Quỷ bên trong - Napoleon hill và bí mật đằng sau thành công

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 20/11/2024 08:00
Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc, những cơ hội và thách thức mới liên tục xuất hiện, tạo nên áp lực vô hình lên con đường thành công của mỗi người.

Thầy giáo có thể tạo ra khác biệt

Blog GS John VU - GS John Vu - 19/11/2024 12:00
Ngày nay công nghiệp công nghệ dẫn lái cho kinh tế toàn cầu. Xem như kết quả, tương lai của một nước tuỳ thuộc vào việc có lực lượng lao động thành thạo kĩ thuật, được giáo dục tốt.

5 dấu hiệu nhận biết điện thoại của bạn đã bị cài mã độc

Kỹ năng - KV - 19/11/2024 11:00
Những dấu hiệu bất thường sau trên điện thoại đang phản ánh thiết bị gặp vấn đề và có khả năng cao đã bị cài mã độc, phần mềm độc hại mà bạn không hề hay biết.

3 nguyên tắc tỷ phú Elon Musk thường xuyên áp dụng

Phong cách sống - Đoàn Giang - 19/11/2024 10:00
Những nguyên tắc này có lẽ có thể áp dụng tương tự vào bất kỳ ai, bất kỳ việc gì.

Tự do – Như chim tung cánh

Tủ sách - FN - 19/11/2024 09:00
Osho đã bàn về nhiều chủ đề: tình yêu, cảm xúc, sự sáng tạo, từ bi,… Ở tác phẩm “Tự do – Như chim tung cánh”, ông bàn đến một trong những vấn đề quan trọng nhất đối với tâm thức con người: tự do.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024