Sách là mặt hàng thiết yếu: Đừng để COVID-19 nhấn chìm văn hóa

15/08/2021 14:00
Sách là mặt hàng thiết yếu: Đừng để COVID-19 nhấn chìm văn hóa

Bạn có nghĩ sách là thiết yếu trong bối cảnh giãn cách?". Khi đặt câu hỏi này trên một fanpage, chúng tôi nhận được phản hồi nhiều chiều.

Sách là mặt hàng thiết yếu: Đừng để COVID-19 nhấn chìm văn hóa - Ảnh 1.

Độc giả mua sách tại Đường sách TP.HCM trước đợt giãn cách vì COVID-19 - Ảnh: T.T.D.

Có người cho rằng sách là sản phẩm văn hóa cần có để chữa lành tinh thần con người trong cuộc khủng hoảng; có người nói rằng sách thiết yếu theo nghĩa đây là khoảng thời gian để đọc những cuốn sách mua nhưng chưa có thì giờ đọc, và cũng có người đặt vấn đề gốc rễ hơn: ở VN, có bao nhiêu phần trăm đọc sách, coi sách cần cho tinh thần như thực phẩm nuôi sống thể chất?

"Đóng băng" hệ thống ấn hành

Tạm rời cuộc tranh luận với nhiều quan điểm riêng để trở về với thực tế của ngành xuất bản tại TP.HCM sau hơn một tháng giãn cách theo chỉ thị 16, có thể thấy nhiều công ty xuất bản, nhà xuất bản, nhà phát hành sách đang đứng trước bờ vực khó khăn.

Hàng trăm đầu sách đã đầu tư bản quyền, xử lý nội dung, thậm chí lên kế hoạch truyền thông nhưng bị "mắc kẹt" ở nhà in (vì nhà in cũng phải giãn cách theo đúng quy định).

Cộng với giá giấy tăng đột biến, nguồn giấy nhập khan hiếm làm cho việc xuất bản sách mới phải trì hoãn.

Về đầu ra, hàng trăm nhà sách, không gian sinh hoạt của người đọc sách tạm dừng hoạt động và hàng ngàn đơn hàng, hợp đồng xuất kho phải gián đoạn vì hệ thống vận chuyển ngừng đột ngột, bộ máy chăm sóc khách hàng cũng phải đóng cửa theo quyết định giãn cách.

Dù có nhiều chương trình giảm giá được quảng bá trên các trang thương mại điện tử, nhưng bộ phận chăm sóc khách hàng của các sàn này cũng liên tục nhắn tin, gọi điện xin lỗi, mong độc giả đã đặt sách thông cảm vì giao sách không đúng hẹn. Nhiều độc giả đã hủy đơn.

Sự "đóng băng" nói trên ở hai đầu mối thị trường lớn là TP.HCM và Hà Nội đang ảnh hưởng sâu sắc đến dịch vụ phát hành sách trên toàn quốc.

Qua cơn "bĩ cực" này, điều gì sẽ đón đợi? Các nhà xuất bản, công ty sách sẽ đối diện với bài toán nguồn vốn hoạt động khi đối tác phân phối, tức hệ thống phát hành truyền thống (chuỗi các nhà sách) gia tăng công nợ do suốt một thời gian dài giãn cách thiếu hụt nguồn thu.

"Hiệu ứng domino" sẽ xảy ra: nhà phát hành nợ nhà xuất bản, nhà xuất bản nợ nhà in, đối tác bản quyền và cả tác giả, dịch giả... Yếu tố này cộng với giá giấy, giá vận chuyển, chi phí gia công tăng, dự kiến giá bìa sách sẽ tăng cao.

Trong điều kiện kinh tế chung khó khăn vì người dân phải tiết giảm tiêu dùng, chắc chắn thị trường kinh doanh xuất bản sẽ khó chồng khó trong tương lai gần nếu không có giải pháp cụ thể từ bây giờ!

Từ chính sách cụ thể

Phát hành sách online, hay nói cách khác giao dịch qua trang thương mại điện tử là một xu hướng lớn có thể giải quyết phần nào những khó khăn, đảm bảo thị trường xuất bản duy trì hoạt động trong thời gian giãn cách, với điều kiện về mặt chính sách cụ thể: Nhà nước cần công nhận sách là mặt hàng thiết yếu, như đề nghị của Cục Xuất bản in và phát hành cùng nhiều đơn vị xuất bản và phát hành tại hội nghị trực tuyến hôm 12-8. Tiếp theo là triển khai cụ thể bằng chính sách hỗ trợ xuất bản từ việc "khai thông" hai khâu chính: in ấn và phát hành.

Tìm cách đảm bảo cho các nhà in hoạt động liên tục trong những địa phương có chỉ thị giãn cách và tạo điều kiện chính sách công nhận dịch vụ liên tục của các trang thương mại điện tử là những việc cần làm bức thiết lúc này.

Điều này không chỉ tiếp sức cho ngành xuất bản, mà còn đáp ứng nhu cầu được tiếp cận sách của người dân. Ở đây, cần tư duy sách không chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí, mà còn là phương tiện tiếp cận tri thức bảo vệ sức khỏe cộng đồng, trau dồi tri thức phát triển và phổ biến nhất là học tập.

Một trong những nhóm xã hội mà chính sách cần lưu tâm là trẻ em. Các quốc gia từng chịu những đợt sóng nặng nề của đại dịch trong năm 2020 đều ghi nhận sự nguy hiểm của "hội chứng giãn cách dài ngày" tác động lên với trẻ em.

Sự gián đoạn việc học và môi trường tiếp xúc bạn bè, thiếu vắng những cuốn sách phù hợp lứa tuổi để học hỏi và giải trí, thay vào đó việc tiếp xúc quá nhiều với phương tiện công nghệ khiến trẻ em rơi vào những cuộc khủng hoảng tâm lý.

Trong điều kiện giãn cách tại Việt Nam ở thời điểm này, còn có một vấn đề nữa mà các phụ huynh đang băn khoăn, đó là chưa biết sẽ phải mua bộ sách giáo khoa năm mới, học cụ cho con em như thế nào nếu các nhà sách, thiết bị trường học đều đóng cửa trong khi năm học mới thì đang đến rất gần. Không phải phụ huynh nào cũng có thể mua sách qua mạng, cũng đã có nhiều phụ huynh lo âu khi sau hơn một tháng đặt mua sách giáo khoa, sách vẫn chưa được giao tới.

Vậy, xem sách là mặt hàng thiết yếu không chỉ là vấn đề quan điểm riêng của mỗi người về sự đọc nữa, mà nhìn trong bối cảnh rộng là vấn đề duy trì sức sống của một ngành công nghiệp văn hóa, duy trì môi trường học hành và sinh hoạt tri thức phát triển cộng đồng. Không ngạc nhiên khi nhiều quốc gia phương Tây như Pháp, Ý, Bỉ đã công nhận sách là thiết yếu và ưu tiên hỗ trợ thị trường xuất bản hoạt động trong giãn cách.

Một số nước châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore cũng đang tìm kiếm giải pháp duy trì kênh phát hành sách thương mại điện tử, đồng thời mở cửa hiệu sách trong sự kiểm soát số lượng, mật độ giãn cách, cốt là không để bão táp của đại dịch nhấn chìm con thuyền văn hóa của cộng đồng xã hội.

Lời phát biểu của Phó thủ tướng Bỉ Georges Gilkinet trên tờ Le Soir soi tỏ một quan niệm chính đáng và cần nhất quán bằng chính sách khẩn cấp, cụ thể: "Chúng ta luôn phải xem trọng chăm sóc sức khỏe tinh thần trong đại dịch. Văn hóa giữ vai trò quan trọng, nhất là việc đọc sách".

Bà KHÚC THỊ HOA PHƯỢNG (giám đốc kiêm tổng biên tập NXB Phụ Nữ):

Cần chăm sóc đời sống tinh thần của người dân

 

hoa phuong1

Bà Khúc Thị Hoa Phượng

Trong kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa V, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (tỉnh Hải Dương) cho rằng cần có những quan tâm, nghiên cứu về tác động, ảnh hưởng của COVID-19 đến tâm lý, đời sống tinh thần nói chung của người dân, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em: sự lo lắng, hoảng sợ, bi quan, tù túng...

Tôi rất đồng tình với ý kiến của chị Nga. Trong khi chúng ta chưa có được những nghiên cứu cụ thể thì ta có thể góp phần tác động theo hướng tích cực bằng cách tạo ra các hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần của người dân. Đó là việc đọc sách và phục vụ nhu cầu đọc sách tăng cao trong mùa dịch.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chính phủ xem xét để sách được coi là mặt hàng thiết yếu chăm sóc đời sống tinh thần cho người dân, đồng thời sách tiếp tục thực hiện sứ mệnh nâng cao dân trí trong bất kỳ hoàn cảnh ngặt nghèo nào. Mong Chính phủ sớm công nhận và tạo điều kiện để sách được vận chuyển thuận lợi đến mỗi người dân.

Tôi cho rằng không chỉ cần ưu tiên cho sách giáo khoa trong khâu cung ứng, vận chuyển mà còn cần đặc biệt ưu tiên sách để phục vụ bạn đọc ngay trong mỗi gia đình, mỗi khu cách ly và phục vụ xã hội nói chung trong thời gian giãn cách để đảm bảo việc chăm sóc đời sống tinh thần cho người dân, giảm các sang chấn về tâm lý, đặc biệt là đối với phụ nữ, trẻ em. Sách là người bạn tinh thần thực sự khi ta gặp khó khăn, cần có bầu bạn để chia sẻ...

Mi Ly ghi


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.

Nhà văn Vũ Hạnh qua đời

Nhà văn Vũ Hạnh vừa trút hơi thở cuối cùng vào sáng sớm nay (15.8) do tuổi cao, sức yếu, thọ 96 tuổi.

Những xu hướng làm thay đổi ngành công nghiệp xuất bản

Sau biến cố vì đại dịch Covid-19, ngành công nghiệp xuất bản toàn cầu sẽ phải thay đổi cách thức hoạt động để đứng vững trong tương lai.

Trở về từ cõi sáng: Những trải nghiệm quý giá về cuộc sống sau cái c.hết

Có thể bạn cho rằng điều tôi sắp trình bày chỉ là những lời an ủi hay những dự đoán mơ hồ mà thôi. Nhưng tôi muốn hỏi bạn, sự đau khổ và suy nghĩ của bạn hiện nay đã được xây dựng trên nền tảng nào?

Nhiều nước công nhận sách là hàng hóa thiết yếu trong mùa dịch

Giữa lúc thế giới đang phải lựa chọn đâu là ưu tiên trong thời kỳ đại dịch, một số quốc gia vẫn kiên định với việc quyết định sách là mặt hàng thiết yếu.

Sách cần được coi là mặt hàng thiết yếu

Cục Xuất bản, in và phát hành vừa tổ chức hội nghị trực tuyến với 35 đơn vị xuất bản và phát hành, do Thứ trưởng Bộ Thông tin - truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chủ trì, để lắng nghe những kiến nghị về việc đưa sách vào diện mặt hàng thiết yếu.

Can đảm - Sống an nhiên giữa dòng đời nghiệt ngã: Tìm căn nguyên nỗi sợ bên trong bạn

Nếu cái chết là nỗi sợ cơ bản, thì chỉ một thứ mới có thể khiến bạn không sợ hãi, đó chính là ý thức về sự bất tử bên trong bạn.

Đường về tỉnh thức - Chánh niệm như là một loại siêu nhận thức về khoảnh khắc hiện tại

Chúng ta thấy từ “chánh niệm” được kết nối đến mọi thứ, từ làm vườn cho đến trị liệu, huấn luyện thể thao hay tin học. Thậm chí, ta còn thấy những tập tô màu để rèn luyện chánh niệm. Về cơ bản, tất cả đều hướng về một mục tiêu duy nhất là sống tỉnh thức.

Sức bật tinh thần - Biến khó khăn thành cơ hội giữa đại dịch

Sức bật tinh thần - Học cách xóa bỏ những bài học cũ và đón nhận cách hoạt động mới là rất cần thiết để tạo ra đột phá trong công nghệ, phát kiến hay phát triển sáng tạo trong bất kỳ lĩnh vực nào.

Chảy não

Blog GS John VU - GS John Vu - 21/07/2025 13:00
Với toàn cầu hoá hiện tượng “chảy não” kéo tới.

Cách kiểm tra Facebook và Zalo có đang bị theo dõi

Kỹ năng - Lê Tỉnh - 21/07/2025 12:00
Zalo và Facebook là 2 nền tảng mạng xã hội được nhiều người sử dụng nhưng không phải ai cũng biết mình có thể bị hack tài khoản để theo dõi.

Người đàn ông cưới AI làm "vợ hai", cuộc hôn nhân viên mãn suốt 5 năm nhưng bối rối khi cô ấy đề nghị sinh con

Thư giãn - Nguyễn Phượng - 21/07/2025 11:00
Mỗi ngày, cặp đôi cùng nhau nấu ăn, xem phim và đi dã ngoại lãng mạn. Thực tế, Travis luôn mang Lily Rose theo bên mình mọi lúc mọi nơi – chủ yếu là vì cô ấy sống trong túi anh, với tư cách là người vợ AI.

Người đàn ông bại não trở thành thạc sĩ Đại học Harvard

Truyền cảm hứng - Hoàng Hà - 21/07/2025 10:00
Ding mắc bệnh bại não, không được cha yêu thương và bị bạn học bắt nạt tuy nhiên tình yêu của mẹ giúp anh trở thành thạc sĩ luật của Đại học Havard.

Phóng sự về trẻ em gây chấn động thế giới: Cha mẹ kiểu này là kẻ hại con lớn nhất!

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 21/07/2025 09:00
Cuộc đời con chỉ có một lần, hãy cho con dũng khí để yêu đời.

Đại địa chấn kinh tế kỳ 1: Đại dịch Covid-19 cuộc khủng hoảng nghiêm trọng toàn cầu

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/07/2025 08:00
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ tính riêng trong năm đầu tiên xảy ra đại dịch, cả thế giới có 1,8 triệu người thiệt mạng và khoảng 80 triệu người bị nhiễm bệnh. Đại dịch này đã ảnh hưởng đến mọi lục địa trên Trái đất, kể cả châu Nam Cực.

Mỹ nhân luyện kiếm từ 6 tuổi, được mệnh danh 'nữ thần võ thuật' Trung Quốc

Phong cách sống - Sơn Tùng - VTC - 20/07/2025 13:00
Với khả năng sử dụng 26 loại binh khí khác nhau, cô gái Trương Hàm Lượng được cư dân mạng Trung Quốc gọi với biệt danh "nữ thần kungfu”.

Phối vest đúng cách - Vũ khí bí mật giúp đàn ông ghi điểm mọi lúc mọi nơi

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 20/07/2025 12:00
Phối vest sao cho vừa chỉn chu vừa không bị cứng nhắc lại là một nghệ thuật.

3 truyền nhân của Ngũ Tuyệt tông sư: Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc so tài, ai mạnh hơn?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/07/2025 11:00
Ba cao thủ Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc cùng giao chiến thì ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng?

3 kiểu người mẹ dễ khiến con dễ "trở mặt thành thù" nhất

Suy ngẫm - Thiên An - CFB - 20/07/2025 10:00
Hy vọng bạn không phải kiểu nào trong số đó.

Xem Sex Education, tôi bật khóc vì 1 phút im lặng mà con gồng mình làm "người tốt" suốt 6 năm

Điện ảnh - Thanh Hương - 20/07/2025 09:00
Chính sự im lặng của tôi đã khiến con bắt đầu thay đổi.

'Đại địa chấn kinh tế' - 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc

Từ sách - Phim - Hồ Lam - TTO - 20/07/2025 08:00
'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Tôi từng nghĩ mình tiêu dùng khôn ngoan cho đến khi chứng kiến 10 thói quen "ngược đời" của giới trẻ

Kỹ năng - Phương Trần - 19/07/2025 13:00
Không chạy theo giảm giá, không nâng cấp đồ điện tử, không sắm mới chỉ vì… hết hứng – thế hệ trẻ hiện nay đang âm thầm sống khác, tiêu khác. Họ tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi năm nhờ những lựa chọn "ngược dòng" so với tư duy của người đi trước.

Xem "Sex Education", tôi quyết định xóa tình bạn 5 năm ra khỏi cuộc đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 19/07/2025 12:00
Một câu nói đã khiến tôi dừng lại và suy nghĩ về cách tôi nhìn nhận tình bạn, cũng như tầm quan trọng của việc yêu thương và tôn trọng bản thân.

Chẳng phải tự sáng tạo, hóa ra Chu Bá Thông học lỏm tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác từ thời Thiên Long Bát Bộ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 19/07/2025 11:00
Tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác nổi tiếng của Chu Bá Thông đã từng được một cao thủ thời Thiên Long Bát Bộ sử dụng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 21/07/2025