‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

FN24/06/2025 09:00
‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.

Trong cuốn sách “Đại địa chấn kinh tế” (tựa gốc: The Great Crashes: Lessons from Global Meltdowns and How to Prevent Them), Linda Yueh – giáo sư kiêm nhiệm về kinh tế tại Trường Kinh doanh London – lần lượt dẫn dắt người đọc đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh và châu Âu, cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hay những chấn động toàn cầu của đại dịch Covid-19…

Mỗi chương sách như một lược sử thời gian giúp chúng ta khám phá nguyên nhân, diễn biến và hệ lụy của những cuộc sụp đổ kinh tế lớn, từ đó hiểu rõ cách ứng phó khủng hoảng tốt hơn và giảm thiểu thiệt hại của những thảm họa tài chính không thể tránh khỏi trong tương lai.

Nhận diện những cuộc địa chấn kinh tế kinh hồn bạt vía 

Biên niên sử sống động này được Linda Yueh khai mở bằng cuộc Đại sụp đổ năm 1929 (hay còn gọi là Sự sụp đổ của Phố Wall năm 1929). Bởi, đây chính là một trong những cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc nhất mọi thời đại, đồng thời sự kiện này cũng luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong lịch sử về các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Sự sụp đổ của Phố Wall năm 1929, là một vụ-nổ-lớn của thị trường chứng khoán tại Mỹ, bắt đầu vào tháng 10/1929 với sự sụt giảm mạnh về giá trên Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE). Suốt thời kỳ Đại khủng hoảng kéo dài sau vụ sụp đổ này, thị trường chứng khoán vẫn tiếp tục suy giảm trong nhiều năm và chạm đáy vào mùa hè năm 1932.

Trong cuộc Đại khủng hoảng (giai đoạn 1930-1933), một phần ba số ngân hàng ở Mỹ đã phá sản, nền kinh tế Mỹ suy giảm với tỷ lệ gây sốc là 29%, một phần tư người Mỹ mất sạch tiền tiết kiệm cả đời và hàng triệu người thất nghiệp, rơi vào cảnh khốn cùng.

Từ cuộc Đại sụp đổ năm 1929 đến nay, thế giới liên tiếp chứng kiến chuỗi khủng hoảng tài chính nối tiếp nhau, ảnh hưởng đến nền kinh tế của hàng loạt quốc gia, khu vực, thậm chí là kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ ba thế hệ khủng hoảng tiền tệ lần lượt diễn ra trong thập niên 1980-1990: Mỹ Latinh với nợ công và lạm phát, châu Âu với khủng hoảng ERM (European Exchange Rate Mechanism - Cơ chế Tỷ giá Hối đoái châu Âu) năm 1992, và châu Á năm 1997 khi dòng tiền nóng rút ồ ạt, gây sụp đổ tài chính diện rộng, buộc nhiều nước phải cầu viện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Rồi đến khủng hoảng tiết kiệm và cho vay ở Mỹ khiến hàng loạt tổ chức tài chính phá sản, tiếp theo là cú sốc bong bóng bất động sản tại Nhật khiến nền kinh tế nước này rơi vào trì trệ kéo dài suốt nhiều thập niên.

Bước sang thiên niên kỷ mới, việc truy cập internet trở nên phổ biến đã tạo cơ hội cho bán hàng trực tuyến. Các công ty khởi nghiệp trong ngành công nghệ thời kỳ này bùng phát như nấm sau mưa. Nhưng đến khi bong bóng vỡ vào mùa xuân năm 2000 đã cho thấy mặt trái của sự hưng phấn công nghệ, khiến hàng loạt công ty phá sản, mất trắng. Tiếp nối là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – một cuộc đổ vỡ mang tính hệ thống bắt nguồn từ cho vay dưới chuẩn và nợ bất động sản tại Mỹ.

Chưa kịp phục hồi trọn vẹn, châu Âu lại chao đảo với cuộc khủng hoảng đồng euro năm 2010, dẫn đầu bởi Hy Lạp và lan rộng đến nhiều nước trong khối. Và gần đây nhất, đại dịch Covid-19 – dù không bắt nguồn từ thị trường tài chính – vẫn gây ra cú sốc kinh tế toàn cầu khi cả thế giới buộc phải ngừng vận hành trong thời gian dài. 

Tất cả những cuộc khủng hoảng này, dù khác nhau về nguyên nhân và mức độ nhưng đều cho thấy tính chu kỳ và lây lan mạnh mẽ của các cuộc khủng hoảng, cũng như sự mong manh của một hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng gắn kết chặt chẽ với nhau.

Bằng việc khắc họa gần một thế kỷ biến động, tác giả không đơn thuần thuật lại các sự kiện mà giúp ta hiểu vì sao các cuộc khủng hoảng này xảy ra và nó có thể lặp lại như thế nào. Linda Yueh cho ta thấy một thực tế rằng chẳng có gì chắc chắn trong lĩnh vực kinh tế, ngoại trừ một điều: sẽ lại có một cuộc khủng hoảng nữa xuất hiện. Tuy vậy, bằng cách phân tích các cuộc khủng hoảng trong quá khứ, ta có thể xác định chiến lược tốt nhất nhằm giảm thiểu thiệt hại trong tương lai.

Cuối cùng, trong tầm nhìn và luận điểm của “Đại địa chấn kinh tế”, tác giả Linda Yueh đã đặc biệt lưu ý về cuộc Đại khủng hoảng tiếp theo, dù chưa xảy ra. Có thể thấy Trung Quốc chắc chắn là quốc gia cần được xem xét và chú ý hàng đầu. Bởi lẽ, trước Covid-19, Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất tăng trưởng liên tục trong bốn thập niên và chưa từng trải qua một cuộc khủng hoảng tài chính lớn nào. Việc Trung Quốc chưa từng trải qua khủng hoảng tài chính được giới chuyên ngành kinh tế học xem là một sự bất thường, vì không một quốc gia nào có thể mãi mãi tránh được chu kỳ bùng nổ và vỡ nợ. Trung Quốc cũng không thể là ngoại lệ.

Điều thú vị là “Đại địa chấn kinh tế” không đi sâu vào những thống kê hoặc nặng nề khô khan với các thuật ngữ kinh tế-tài chính. Với bút lực cực kỳ phóng khoáng mà không kém phần tinh tế, điểm nhìn biện biệt của Linda Yueh không gói gọn trong phương diện kinh tế học mà mở rộng biên độ liên tưởng giữa các sự kiện kinh tế là những hình thái nghệ thuật song hành.

Chẳng hạn, khi điểm lại cuộc Đại khủng hoảng năm 1929 thì Linda Yueh cũng nhắc đến “The Grapes of Wrath” (Chùm nho phẫn nộ) của nhà văn John Steinbeck, đã từng khắc họa sống động thời đoạn khắc khổ này của người lao động nước Mỹ. Hay khi mô tả Khủng hoảng tiết kiệm và cho vay diễn ra vào thập niên 1980 ở khắp nước Mỹ, tác giả đã nhắc đến bộ phim kinh điển “It’s a Wonderful Life” (tạm dịch: Cuộc sống tươi đẹp) do Frank Capra sản xuất và đạo diễn, kể về sự thâu tóm của một trọc phú với tổ chức S&L tại một địa phương hư cấu ở nước Mỹ.

Từ nhà kinh tế học Irving Fisher đến nhà đầu cơ George Soros, từ tiểu thuyết kinh điển đến những thước phim ăn khách, tác giả đã lồng ghép văn chương, điện ảnh và hình ảnh đời sống vào trong dòng chảy khốc liệt của kinh tế. Chính điều này khiến cuốn sách vừa có tính học thuật, vừa gần gũi, vừa giúp người đọc không chuyên cũng cảm nhận được sự sâu sắc của lịch sử tài chính một cách nhẹ nhàng và thấm thía.

Bài học cho Việt Nam

Qua từng trang sách, Linda Yueh cho thấy mỗi cuộc khủng hoảng có hàng loạt nguyên nhân và hậu quả riêng, nhưng tất cả đều diễn ra theo ba giai đoạn: phấn khích, tín nhiệm và kết quả.

Giai đoạn đầu là khi lòng tin vào tương lai tươi sáng khiến người ta đổ tiền vào tài sản với niềm tin bất diệt rằng giá cả sẽ liên tục tăng trưởng. Sau đó, sự tín nhiệm vào hệ thống bắt đầu lung lay khi thị trường nhận ra rằng những nền tảng đã bị xói mòn: tài chính doanh nghiệp bấp bênh, ngân hàng thiếu thanh khoản, nhà nước bị động. Trong giai đoạn hai, việc thực hiện các chính sách đóng vai trò quan trọng trong giải quyết khủng hoảng, và điều đó cũng quyết định kết quả: phục hồi nhanh chóng hay suy thoái kéo dài. Một chính sách chậm trễ, mơ hồ có thể khiến khủng hoảng kéo dài. Ngược lại, những hành động quyết đoán và nhất quán, như của Tổng thống Roosevelt trong thập niên 1930 hay các gói kích thích thời Covid-19, sẽ giúp phục hồi niềm tin và tránh sụp đổ toàn hệ thống.

Từ “Đại địa chấn kinh tế”, ta có thể rút ra nhiều bài học cho Việt Nam không chỉ trên phương diện kinh tế vĩ mô mà còn ở cách tư duy điều hành, về niềm tin thị trường và tính hệ thống trong khủng hoảng.

Trong gần một thế kỷ, các quốc gia từng được xem là hình mẫu – từ Nhật Bản, Hàn Quốc, đến Mỹ – đều từng trải qua những đổ vỡ nặng nề vì sự chủ quan, mở cửa quá nhanh, buông lỏng kiểm soát hệ thống tài chính hoặc lệ thuộc vào dòng vốn ngắn hạn. Việt Nam, với tư cách là một nền kinh tế đang phát triển, có độ mở cao nhưng năng lực hấp thụ rủi ro còn hạn chế, lại càng dễ tổn thương nếu không lường trước được chu kỳ lên-xuống của thị trường toàn cầu. Ta học được rằng sự hưng phấn quá mức, đặc biệt khi đi kèm với tín dụng lỏng lẻo và đầu cơ tài sản là dấu hiệu cần được kiểm soát sớm, không nên coi nhẹ.

Mặt khác, khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khủng hoảng Covid-19 năm 2020 đều cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của ngân hàng trung ương và chính phủ trong việc “giải cứu” nền kinh tế bằng các gói kích thích lớn. Vì vậy, bài học cho Việt Nam là phải xây dựng một nền tảng chính sách rõ ràng, truyền thông minh bạch và có khả năng phản ứng nhanh, quyết đoán trong khủng hoảng.

Cuối cùng, với một nền kinh tế trẻ, bài học quan trọng không phải là né tránh khủng hoảng mà là phương cách vượt qua sóng dữ. Bằng việc củng cố hệ thống tài chính, phát triển thị trường vốn lành mạnh, kiểm soát rủi ro nợ và tăng khả năng chống chịu, dù không tránh được những cơn địa chấn này nhưng chúng ta có thể “biến nguy thành cơ” và hạn chế được thiệt hại.

Đọc “Đại địa chấn kinh tế”, ta không chỉ học về kinh tế mà còn học cách thận trọng, vững vàng hơn trước khủng hoảng. Đây là cuốn sách mà bất kỳ ai – từ các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia kinh tế, đến những người làm trong ngành tài chính-đầu tư, kể cả độc giả thông thường – cũng nên đọc để có cái nhìn tỉnh táo và thực tế trước một nền kinh tế không ngừng biến động như hiện nay. Bởi suy cho cùng, quá khứ luôn ẩn chứa những bài học lớn, quan trọng là ta có đủ kiên nhẫn để học hay không.

Như Linda Yueh đã chia sẻ: “Mục đích của Đại địa chấn kinh tế là nhấn mạnh kinh nghiệm mà chúng ta có thể rút ra được từ sai lầm trong quá khứ nhằm tránh khỏi, hay chí ít là tránh được hậu quả tồi tệ nhất của những cuộc khủng hoảng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai. Chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng nhân loại đã có đủ bài học lịch sử để ngăn chặn cuộc sụp đổ kinh tế toàn cầu tiếp theo”.

Linda Yueh

Linda Yueh (sinh năm 1977) là giáo sư kiêm nhiệm về kinh tế tại Trường Kinh doanh London, giáo sư thỉnh giảng tại Viện IDEAS của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London và giáo sư kinh tế thỉnh giảng tại Đại học Bắc Kinh.

Linda Yueh có bằng cử nhân của Đại học Yale, bằng thạc sĩ của Đại học Harvard, bằng luật của Trường Luật thuộc Đại học New York và bằng tiến sĩ kinh tế học của St Edmund Hall thuộc Đại học Oxford. Cô từng là cố vấn cho Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos và nhiều tổ chức khác.

Linda Yueh cũng là người dẫn chương trình truyền hình và chương trình phát thanh xuất hiện trên nhiều kênh như BBC Radio 4, BBC World Service, BBC News… Ngoài ra, cô còn là tác giả của nhiều tác phẩm kinh tế như The Economy of China, Macroeconomics, The Great Economists…

 

Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Hạnh phúc tuổi trẻ - Tuổi trẻ cũng cần đến những khoảng lặng

Có bao giờ bạn dành thời gian chỉ để… ngồi yên? Không cầm điện thoại, không nghe nhạc, không tán gẫu cùng bạn bè? Trong thế giới luôn hối hả này, sự tĩnh lặng trở thành một thứ xa xỉ. Vì thế, ta ngày càng xa rời chính mình.

Ánh sáng trong ta - Bắt đầu ngày mới bằng sự tử tế với chính mình

Ta thường tử tế với mọi người, nhưng lại cực kỳ khắt khe với bản thân. Ta nhìn vào gương không phải để mỉm cười mà để chỉ trích chính mình.

Khai mở cảm xúc - Lo âu và sợ hãi giúp bạn an toàn và sống sót

Lo âu là cái tên mà ta dùng để gọi nhiều phản ứng của cơ thể và tâm trí, chẳng hạn như những suy nghĩ dồn dập hoặc cảm giác nôn nao ở dạ dày.

Đường vào thiền - Nhờ mối phân tâm này mà bạn không nhìn thấy nỗi đau bên trong

Hãy nhìn vào những gì bạn đang làm: bạn có tìm cách quên đi nỗi đau không? Nếu tất cả cách thức mà bạn đang sử dụng để quên đi nỗi đau đó bị tước mất, bạn sẽ càng đau khổ hơn.

Vượt lên nghịch cảnh – Chiến thắng con quỷ bên trong chính mình

Trong cuốn sách "Chiến thắng con Quỷ bên trong" (Outwitting the Devil: The Secret to Freedom and Success), Napoleon Hill không chỉ vạch trần những nỗi sợ hãi vô hình mà còn chỉ ra một sự thật sâu sắc: nghịch cảnh không phải là kẻ thù, mà là người thầy vĩ đại nhất.

Tôi đọc người đọc mỗi ngày - Làm báo chân chính là cần đối thoại với người đọc mỗi ngày

"Tôi đọc người đọc mỗi ngày" là một câu chuyện nghề nghiệp, tinh lọc từ sổ tay biên tập của nhà báo Huỳnh Sơn Phước, sau 40 năm hành nghề tại báo Tuổi Trẻ.

Giáo dục đích thực của 'Hạnh phúc tuổi trẻ'

Theo triết gia J. Krishnamurti, việc so sánh bản thân với người khác, với con người mình nên là, với ai đó may mắn hơn sẽ làm giảm giá trị, sai lệch quan điểm, bản sắc của mỗi cá nhân.

Bạn đang chăm sóc bản thân thật sự hay... tiêu tiền cho bớt mệt?

"Chăm sóc bản thân" đang dần trở thành một lối sống thời thượng – với spa, shopping, và những trải nghiệm sang chảnh. Nhưng liệu tất cả những điều đó có thực sự giúp bạn chữa lành? Hay chỉ là cách để tạm thời làm dịu đi sự mệt mỏi từ bên trong?

Hạnh phúc tuổi trẻ - Tuổi trẻ cũng cần đến những khoảng lặng

Có bao giờ bạn dành thời gian chỉ để… ngồi yên? Không cầm điện thoại, không nghe nhạc, không tán gẫu cùng bạn bè? Trong thế giới luôn hối hả này, sự tĩnh lặng trở thành một thứ xa xỉ. Vì thế, ta ngày càng xa rời chính mình.

Giới marketing ngày càng phụ thuộc vào AI

Kỹ năng - Anh Tú - 14/07/2025 14:00
Theo một nghiên cứu mới thực hiện bởi Hootsuite, hơn một nửa số chuyên gia marketing được khảo sát cho rằng họ không thể tưởng tượng làm việc nếu thiếu AI.

AI tràn ngập dịch vụ số: Sáng tạo của con người đang bị thay thế?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 14/07/2025 13:00
Từ học ngôn ngữ đến nghe sách nói, trí tuệ nhân tạo (AI) đang len lỏi vào các dịch vụ kỹ thuật số phổ biến, thay thế ngày càng nhiều vai trò vốn thuộc về con người.

Xem Sex Education, càng nghĩ tôi càng lo tật xấu của con gái, không biết dạy thế nào để con tỉnh ngộ!

Điện ảnh - Thanh Hương - 14/07/2025 12:00
Tôi sợ con sẽ mất hết bạn bè vì tính xấu này!

Là tôi, con người đây mà

Thư giãn - TRÚC ANH - 14/07/2025 11:00
Cốc, cốc, cốc, ai gọi đó? - Tôi là người - Nếu là người, cho xem…?

Gen Alpha đang có cuộc "tiến hóa" ngôn ngữ lớn nhất lịch sử

Phong cách sống - Đông - 14/07/2025 10:00
Nếu phụ huynh Gen Alpha thỉnh thoảng nghe con nói những câu nghe kỳ quặc chả hiểu gì thì rất có thể bạn đang bị chúng sử dụng ngôn ngữ "thối não".

Hạnh phúc tuổi trẻ - Để thoát khỏi nỗi sợ hãi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 14/07/2025 09:00
Có lần, khi đang đi dạo ở California, đột nhiên tôi nghe thấy một âm thanh rin rít chói tai vang lên. Tôi nhìn về phía phát ra tiếng động và nhảy lùi lại vì trên đường, ngay trước mặt tôi, có một con rắn đuôi chuông lớn.

Tài chính cho mọi người - Bạn có đang dùng tiền để lấp đầy khoảng trống cảm xúc?

Từ sách - Phim - Quìn - 14/07/2025 08:00
Chúng ta tiêu tiền để cảm thấy nhẹ lòng, nhưng chính tiền lại trở thành nguyên nhân khiến ta mất ngủ mỗi đêm. Nếu bạn từng mơ hồ “mình không hiểu gì về tiền, nhưng lại đang bị nó điều khiển”, thì có lẽ đã đến lúc bạn cần nhìn lại mối quan hệ của mình với tài chính.

Loạt mẹo vặt giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn

Kỹ năng - Nhật Thùy - 13/07/2025 14:00
Chữa muỗi đốt bằng thìa nóng, làm sạch giày bằng nước tẩy trang... là 2 trong loạt mẹo vặt cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy mọi việc trở nên dễ dàng, đơn giản.

Zalo với những tính năng nâng cấp trong tháng 7: Chuyển khoản ngân hàng, soạn tin nhắn bằng giọng nói

Kỹ năng - Hạ Vĩ - 13/07/2025 13:00
Là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với 77,8 triệu người dùng thường xuyên hằng tháng, Zalo luôn nỗ lực cải tiến để phục vụ người dùng tốt hơn.

Xem Sex Education, tôi bỗng bật khóc: Đừng để sếp, giáo viên áp đặt tương lai của bạn!

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 13/07/2025 12:00
Vì nếu Steve Jobs tin vào những người từng sa thải ông, sẽ không có Apple.

Dùng AI phục dựng chân dung 5 đại mỹ nhân trong truyện Kim Dung, nhan sắc người đẹp nhất gây tranh cãi

Thư giãn - Hạnh Phúc - 13/07/2025 11:00
Các bức chân dung được tái hiện dựa trên mô tả chi tiết từ nguyên tác, kết hợp với cảm nhận phổ biến từ người hâm mộ võ hiệp.

Sao nữ "phim người lớn" thành giảng viên đại học: Quá khứ không định nghĩa tương lai nếu thật sự muốn thay đổi

Phong cách sống - Bảo Tín - 13/07/2025 10:00
Sự trở lại của nữ diễn viên trong vai trò học thuật và xã hội khiến nhiều người sửng sốt.

Chăm sóc bản thân thật sự - Tại sao những gì bạn gọi là “self-care” lại khiến bạn thấy tệ hơn?

Từ sách - Phim - Quìn - 13/07/2025 09:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cụm từ “chăm sóc bản thân” tràn ngập mạng xã hội. Từ những bài tập yoga cho đến các kỳ nghỉ dưỡng được gắn thẻ #SelfCare. Nhưng giữa những hào nhoáng ấy, đã bao giờ bạn tự hỏi: chăm sóc bản thân thật sự là gì?

Xem Tây Du Ký: Người thường muốn trở thành Tôn Ngộ Không, người khôn ngoan sẽ chọn nhân vật khác

Điện ảnh - Ánh Lê - 13/07/2025 08:00
Nhiều người trải đời rồi mới hiểu ra rằng sống thong dong như Trư Bát Giới mới là lựa chọn khôn ngoan.

Xem "Sex Education", tôi hối hận tột cùng: Tương lai mờ mọt chỉ vì lỗi lầm ngớ ngẩn này

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 12/07/2025 13:00
Tôi cứ nhìn mình mãi trong gương, sau đó thì bật khóc nức nở vì hối hận. Bộ phim "Sex Education" đã khiến tôi nhận ra mình sống tệ hại thế nào?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 14/07/2025