Mua trang thiết bị như phần cứng, máy phục vụ, mạng là dễ dàng nhưng có được người CNTT có kĩ năng để chắc nó được thực hiện đúng là khó hơn nhiều. Các nhà cung cấp công nghệ hăm hở bán cho bạn mọi trang thiết bị bạn cần, nhưng chừng nào bạn chưa có người CNTT có kĩ năng để làm cho nó làm việc, bạn sẽ không nhận được ích lợi mà công nghệ đó đem lại.
Sai lầm thông thường các công ti hay phạm phải là mua nhiều trang thiết bị CNTT trước khi họ thậm chí biết họ cần gì và làm sao các trang thiết bị này có thể được dùng. Có trang thiết bị công nghệ không đem tới bất kì ích lợi hay giá trị nào. Không như các tài sản như đất đai hay nhà cửa mà có thể tăng giá trị theo thời gian, giá trị của trang thiết bị công nghệ giảm đi nhanh chóng vì công nghệ thay đổi nhanh chóng. Điều quan trọng đối với công ti là biết rằng giá trị của CNTT không ở trong trang thiết bị mà ở trong việc thực hiện và sử dụng đúng.
Công ti có thể đạt tới ích lợi khi CNTT tạo khả năng cho mọi người làm mọi thứ khác đi và hiệu quả. Chẳng hạn, thay vì gửi công việc giấy tờ từ văn phòng này sang văn phòng khác, mọi người có thể gửi emails nhanh hơn và rẻ hơn. CNTT cho phép mọi người làm việc hiệu quả và ít lãng phí. Chẳng hạn, dùng phần mềm xử lí văn bản là tốt hơn dùng máy chữ vì nó có thể sửa được sai sót và thay đổi mọi thứ dễ dàng.
CNTT cho phép mọi người trao đổi hiệu quả và rẻ hơn. Chẳng hạn dùng công nghệ tiếng nói qua IP như Skype thay vì điện thoại, công ti có thể giảm được chi phí. CNTT tự động cách mọi người làm việc qua thiết kế lại các qui trình doanh nghiệp và xoá bỏ dư thừa. Chẳng hạn, thay vì cấu trúc công ti theo cấp bậc chức năng nơi từng đơn vị thực hiện một cách độc lập, cấu trúc có thể được thiết kế lại tương ứng với qui trình chuẩn nơi các biên giới được xoá bỏ, mọi người làm việc không vì đơn vị của họ mà vì viễn kiến chung và cam kết.
CNTT có thể cải tiến trao đổi giữa công ti và khách hàng. Chẳng hạn, thay vì gửi thông báo sản phẩm cho từng khách hàng qua thư, công ti có thể đăng thông báo sản phẩm lên website của nó. Khách hàng dùng sản phẩm có thể cung cấp phản hồi ngay lập tức qua điều tra của công ti. CNTT tạo điều kiện cho cộng tác nhiều hơn giữa công ti và nhà cung cấp. Chẳng hạn, thay vì để mọi người đặt hàng vật tư thô khi được cần, hệ thống CNTT có thể giám sát việc dùng trong cơ xưởng và khi chúng xuống dưới một mức nào đó, nó gửi đơn cho nhà cung cấp một cách tự động.
Hệ thống CNTT có thể hỗ trợ cho việc làm quyết định doanh nghiệp bằng việc cung cấp cho người chủ công ti với dữ liệu doanh nghiệp về vận hành của công ti cũng như thông tin thị trường qua ứng dụng trinh sát doanh nghiệp. Tuy nhiên tất cả những ích lợi này chỉ xảy ra với việc dùng đúng và có người quản lí CNTT có kĩ năng, người có tri thức và kĩ năng trong quản lí công nghệ thông tin.
Ngày nay phần lớn các công ti đều có Giám đốc thông tin (CIO) việc của người này là đảm bảo sử dụng đúng công nghệ cho công ti. CIO giám sát chiến lược CNTT, phát triển các chuẩn kĩ thuật, triển khai công nghệ, và giám sát công nhân giải quyết các vấn đề công nghệ thông tin hàng ngày của công ti. Khi một công nghệ mới đã được nhận diện, CIO xây dựng chiến lược thu nhận và thực hiện, bao gồm phân tích chi phí-ích lợi và thu hồi theo đầu tư, và trình bày những chiến lược đó cho người chủ công ti. Theo một báo cáo công nghiệp, 67% các CIO tốt nghiệp từ chương trình Quản lí hệ thông tin (ISM) và 24% từ chương trình MBA-IT.
Dưới vị trí CIO là giám đốc CNTT với công việc là quản lí các tài nguyên tính toán cho công ti. Những người này quản lí công việc của những người quản lí CNTT để đảm bảo tính sẵn có, tính liên tục, và tính an ninh của dữ liệu và dịch vụ công nghệ thông tin trong công ti. Trong năng lực này, họ giám sát đa dạng các nhóm kĩ thuật, đơn vị nghiệp vụ bằng việc phát triển và giám sát hiệu năng CNTT và thực hiện các dự án mới. Theo báo cáo công nghiệp, 86% những giám đốc CNTT tốt nghiệp từ chương trình Quản lí hệ thông tin và 12% từ chương trinh MBA-IT.
Người quản lí CNTT hỗ trợ cho doanh nghiệp bằng việc xây dựng các yêu cầu, ngân sách, và lịch biểu cho dự án CNTT của họ. Họ điều phối những dự án như thế từ việc phát triển cho tới thực hiện, làm việc với các công nhân CNTT, cũng như với khách hàng, nhà cung cấp, và nhà tư vấn. Những người quản lí này đang tham gia ngày càng nhiều vào các dự án nâng cấp an ninh hệ thông tin của tổ chức. Theo báo cáo công nghiệp, 72% những người quản lí CNTT tốt nghiệp từ chương trình Quản lí hệ thông tin và 22% từ chương trình Khoa học máy tính hay Kĩ nghệ phần mềm.