Phong cách sống không tiền mặt "cashless" thất sủng ở Hàn Quốc vì nhu cầu "thắt lưng buộc bụng"

Minh Nhật04/01/2024 10:00
Phong cách sống không tiền mặt "cashless" thất sủng ở Hàn Quốc vì nhu cầu "thắt lưng buộc bụng"

Từng coi thẻ tín dụng là "vật bất ly thân", giới trẻ Hàn Quốc giờ đây lại phải nói lời chia tay.

Trong suốt lịch sử phát triển của loài người, mỗi phát minh mới hoặc tiến bộ công nghệ đều giúp người bớt phải mang đồ cồng kênh bên mình hơn.

Ví dụ, việc phát minh ra tiền xu đã giúp giảm bớt gánh nặng cho người dân mang theo hàng hóa mà họ muốn trao đổi.

Rồi đến sự ra đời của điện thoại thông minh - thiết bị nhỏ bé chỉ nặng có vài trăm gram mà như thể mang được cả thế giới bên mình.

Phong cách sống không tiền mặt

Ảnh minh họa.

Thiết bị nhỏ bé này đang mang đến những thay đổi chấn động cho mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Và ở Hàn Quốc, một trong những quốc gia có mạng lưới Internet lớn nhất trên thế giới, điện thoại thông minh chắc chắn cần thiết để xây dựng một xã hội "không dùng tiền mặt". Mua món đồ tạp hóa vài xu cũng có thể đưa điện thoại ra quét QR.

Từng là "trend" cực hot

Ngược dòng thời gian về khoảng 4 năm trước, năm 2019, tờ Korea Times đã có hẳn một bài viết nhận định về xu thế loại bỏ tiền mặt trong chi tiêu.

Tờ báo này bình luận: "Quả thực, ngoài thẻ tín dụng, điện thoại thông minh đang thúc đẩy xu hướng sống không tiền mặt ở nền kinh tế lớn thứ tư châu Á".

Korea Times một vài câu chuyện nhỏ cuộc sống hàng ngày của người Hàn Quốc có thể mang lại cái nhìn thoáng qua về cuộc sống của mọi người khi loại trừ tiền mặt ra khỏi ví.

Park Kyung-jun, một nhân viên văn phòng 35 tuổi, bắt đầu ngày mới bằng chuyến xe buýt đến nơi làm việc ở Bundang, ngay phía Nam Seoul và thanh toán bằng thẻ tín dụng có sẵn trên ứng dụng di động của mình.

Park nói: "Tôi thường không mang theo tiền mặt và không thể nhớ lần cuối cùng tôi rút tiền mặt từ nhân viên ngân hàng là khi nào".

Anh sử dụng cùng một thẻ ứng dụng di động không cần thẻ suốt cả ngày để thanh toán phần lớn chi tiêu của mình, bao gồm bữa trưa, cà phê và đôi khi là bữa tối. Ngay cả khi ở nhà, anh vẫn sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác để mua sắm, ăn tối và vui chơi.

Phong cách sống không tiền mặt

Ảnh minh họa.

Các cuộc khảo sát của Korea Times vào thời điểm đó cho thấy hầu hết mọi người vẫn mang theo một ít tiền mặt để đề phòng, nhưng số tiền họ mang theo đã giảm đáng kể qua các năm.

Theo một cuộc khảo sát do Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) thực hiện vào năm 2018, người Hàn Quốc có trung bình 78.000 won (1,4 triệu VNĐ) tiền mặt trong túi tại bất kỳ thời điểm nào, giảm 33% so với 116.000 won (2,1 triệu VNĐ) vào 3 năm trước đó.

Theo độ tuổi, những người ở độ tuổi 20 có trung bình 54.000 won (1 triệu VNĐ), so với 67.000 won (1,2 triệu VNĐ) đối với những người ở độ tuổi 30, 91.000 won (1,7 triệu VNĐ) đối với những người ở độ tuổi 40 và 105.000 won (1,9 triệu VNĐ) đối với những người ở độ tuổi 50.

Cũng trong năm 2018, tiền mặt chiếm 32,1% tổng chi tiêu hộ gia đình, giảm từ mức 38,8% vào năm 2015.

Mặt khác, tỷ lệ các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đã tăng lên 52% vào năm 2018, tăng từ mức 37,4% của 3 năm trước đó.

Một trong những lý do ngày càng nhiều người cố gắng tránh sử dụng tiền mặt là vì nó thường đồng nghĩa với việc mang theo một túi đầy những đồng xu nhỏ nhưng nặng.

"Sự khác biệt giữa thanh toán bằng tiền mặt và bằng thẻ tín dụng là khi tôi thanh toán bằng thẻ tín dụng, tôi không phải đi loanh quanh với một túi tiền lẻ cả ngày rồi bỏ vào một đống tiền xu lớn ở nhà", Kim Mi-ra, một bà nội trợ 42 tuổi, nói.

Thế mà giờ lại "quay lưng" với thẻ tín dụng

Hàn Quốc từng hướng tới xây dựng một xã hội phi tiền mặt là thế mà giờ đây, sau vài năm, giới trẻ nước này lại muốn đi ngược với xu thế vì lý do "thắt lưng buộc bụng" trong bối cảnh lạm phát.

Mới đây, tờ báo The Korea Herald đã có bài viết phản ánh tình hình một bộ phận giới trẻ xứ kim chi đang quay về dùng tiền mặt để dễ dàng quản lý chi tiêu vì "nợ ngập đầu ngập cổ".

Phong cách sống không tiền mặt

Ảnh minh họa.

Hồi giữa tháng 4 năm 2023, dữ liệu của Ngân hàng Hàn Quốc (BOK) cho biết số lượng thanh niên xứ kim chi (từ 20 đến dưới 40 tuổi) mắc nhiều khoản nợ đã tăng thêm 40.000 người.

Nhóm người vay nợ ở độ tuổi chưa đến 30 được ngân hàng trung ương Hàn Quốc phân loại vào nhóm "những người đi vay dễ bị tổn thương".

Họ bao gồm những người vay tiền từ 3 tổ chức tài chính trở lên và có xếp hạng tín dụng thấp hoặc thu nhập thấp. Giữa thời điểm lãi suất cao, khả năng trả nợ của những người trẻ là thấp khiến họ dễ rơi vào cảnh "vỡ nợ".

Chính vì rơi vào cảnh khủng hoảng tài chính như vậy, trong khi giá cả hàng hóa cứ leo thang chóng mặt, người trẻ Hàn Quốc không còn cách nào khác là phải "thắt lưng buộc bụng".

Mà thắt buộc bằng cách nào cho hiệu quả? Họ đã nghĩ ra chiêu quay về thời ông bà, dùng TIỀN MẶT.

Kim Ji-hye, một nhân viên văn phòng 32 tuổi, nói với The Korea Herald rằng: "Ngày trước, tôi chi khoảng 1 triệu won (18,7 triệu VNĐ) cho các ứng dụng giao đồ ăn, nhưng sau khi chuyển sang thanh toán bằng tiền mặt, khoản chi tiêu này đã giảm gần 70%".

Tương tự, Yang Eun-bi, một nhà thiết kế web chuyên nghiệp 33 tuổi, cho biết: "Trước đây, phần lớn thu nhập của tôi dùng để thanh toán hóa đơn mà tôi đã mua bằng thẻ tín dụng, nhưng kể từ khi bắt đầu sử dụng tiền mặt, số tiền tiết kiệm của tôi đã tăng từ 0 lên 1,2 triệu won mỗi tháng".

Hay Choi Su-ji, một YouTuber, thường xuyên chia sẻ kế hoạch lập ngân sách thông qua các video trên trang cá nhân của mình. Cô cho biết việc tiêu tiền mặt thực sự rất bất tiện, thế nhưng chính sự bất tiện này đã giúp cô hay những người bạn của cô có thể gạt bỏ những khoản chi tiêu không cần thiết.

Nhìn thấy gì từ câu chuyện này?

Hiện nay, ở Việt Nam và một số nước châu Á, việc dùng thẻ tín dụng hoặc các ứng dụng thanh toán trên điện thoại di động đang "bùng nổ" như một xu hướng biểu hiện cho sự hiện đại, năng động.

Đến nỗi mà, giờ đây, người ta đi ra ngoài chỉ cần mang theo thứ duy nhất là điện thoại di động mà vẫn có thể "mua cả thế giới". Bà bán rau vài nghìn đồng/mớ cũng có mã QR code cho khách "quét" tiện lợi biết bao.

Tuy nhiên, mọi thứ đều có 2 mặt. Câu chuyện của giới trẻ Hàn Quốc có chăng là bài học nhãn tiền cho chúng ta trong việc chi tiêu. Đồng ý rằng việc chi tiêu không dùng tiền mặt là thành tựu của sự phát triển vượt bậc về công nghệ và hướng đến cuộc sống tiện nghi, hiện đại hơn. Nhưng, nếu không dùng đúng cách, chi tiêu hợp lý, nó lại trở thành "cái bẫy" khiến chúng ta rơi vào cảnh nợ ngập đầu ngập cổ và sau cùng là sự bế bắc, vùng vẫy trong những khoản nợ không biết bao giờ mới hết.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Tiệm sách "ve chai" của cụ ông không nhà, không tiền, không gia đình

Từng là một người có gia đình êm ấm ở Đồng Nai, sau nhiều biến cố, ông Trần Minh Quang (94 tuổi, ngụ tại quận 7) trở thành một người đàn ông cô độc, ngày ngày lủi thủi bán sách để nuôi thân.

Giữa bối cảnh lạm phát, giới trẻ Hàn Quốc nghĩ ra cách tiết kiệm tiền hiệu quả

Bất chấp những tiến bộ của công nghệ thông tin và số lượng giao dịch trực tuyến gia tăng nhanh chóng, xu hướng tiêu dùng đáng chú ý đang nổi lên ở Hàn Quốc.

Những Gen Z đứng sau các dự án cộng đồng đầy ý nghĩa

Gen Z là một thế hệ được sinh ra ở thời điểm cơn bão công nghệ bùng nổ. Chính vì vậy, họ mang trong mình những suy nghĩ, cách thức khác biệt để tiếp cận thế giới.

2024 - Gen Y bắt đầu bước vào tuổi trung niên: Sống một cuộc sống khác xa dự đoán

Các Gen Y đời đầu đã bước sang tuổi 40, tuổi “trung niên” không hề giống như những gì họ từng được hứa hẹn.

Người trẻ ngày càng sợ nghe điện thoại, chỉ thích nhắn tin!

Nhiều bạn trẻ cảm thấy đầy khó khăn trong việc nghe hay gọi điện thoại. Với họ, nếu có thể nhắn tin thì sẽ không bao giờ nghe điện thoại.

Muốn hẹn hò và có mối quan hệ bình thường, cô gái khuyết tật tự tạo ứng dụng sau nhiều lần bị kỳ thị

Đây là bài viết được kể dựa trên cuộc trò chuyện giữa trang Insider với Jacqueline Child, người đồng sáng lập Dateability, ứng dụng hẹn hò dành cho người khuyết tật.

Video: Nghe chuyện lạ của MPK Phước 'khùng'

Nhà nhiếp ảnh MPK Phước “khùng” đã chia sẻ những câu chuyện rất lạ về hành trình làm nghệ thuật của mình.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025