Về sau, đến cả nhóm nhạc Beatles cũng cho rằng: “Tất cả những gì bạn cần là tình yêu”. Thế nhưng, với muôn kiểu lòng trung thành vô thức đang âm thầm hoạt động, có lẽ cách nói thích hợp hơn phải là: tình yêu – tình yêu vô thức được biểu lộ trong mỗi gia đình – có thể “chinh phục” khả năng duy trì mối quan hệ yêu thương giữa ta và bạn đời.
Chừng nào ta còn bị ràng buộc trong mạng lưới các khuôn mẫu sang chấn gia đình thì quan hệ lứa đôi của ta còn có thể gặp nhiều trắc trở. Tuy nhiên, khi học được cách tháo gỡ những vướng mắc vô hình trong lịch sử gia đình, ta có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chúng. Và hành trình này bắt đầu bằng việc giải mã được ngôn ngữ lõi của bản thân.
Khi đưa những gì vốn vô hình ra ánh sáng, ta sẽ có được nhiều tự do hơn trong việc cho đi và nhận lại tình yêu. Nhà thơ Rilke thấu hiểu việc duy trì một mối quan hệ là khó khăn đến nhường nào. Ông viết: “Để một người có thể yêu một người: đó có lẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất trong mọi nhiệm vụ mà chúng ta phải gánh vác, là nhiệm vụ tối hậu, là bài sát hạch và bằng chứng cuối cùng, là công trình mà mọi công trình khác đều là sự chuẩn bị”.
Dưới đây là hai mươi mốt động lực vô thức có ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tình cảm của chúng ta. Vài động lực trong số này thậm chí còn khiến chúng ta hoàn toàn không thể bước vào một quan hệ đôi lứa.
Những vấn đề chưa được hóa giải với mẹ có khả năng sẽ lặp lại trong mối quan hệ giữa bạn và bạn đời.
Những cảm xúc, đặc điểm và hành vi mà bạn chối bỏ ở cha/ mẹ nhiều khả năng vẫn sống bên trong bạn một cách vô thức. Bạn có thể phóng chiếu những lời than vãn về cha/mẹ lên bạn đời của mình. Bạn cũng có thể thu hút một người bạn đời có những đặc điểm giống với người cha/mẹ mà bạn chối bỏ. Khi chối bỏ cha/mẹ, bạn có thể sẽ vô thức cân bằng lại sự chối bỏ này bằng việc chật vật trong mối quan hệ lứa đôi của mình.
Bạn có thể bỏ rơi bạn đời hoặc bị bạn đời bỏ rơi. Các mối quan hệ tình cảm của bạn đều mang lại cảm giác trống rỗng, hoặc có thể bạn sẽ chọn sống đơn độc. Nếu bạn là nam và gắn bó nhiều hơn với cha, hoặc ngược lại – là nữ và gắn bó nhiều với mẹ, nhiều khả năng bạn sẽ gắn bó hơn với bạn đời của mình.
Nếu cha/ mẹ bạn có những cảm xúc tiêu cực với người còn lại, có thể bạn sẽ tiếp nối những cảm xúc này với bạn đời của mình. Cảm giác bất mãn với bạn đời có thể được duy trì liên thế hệ.
Với động lực này, nhiều khả năng là mỗi khi cố gắn bó với một người trong mối quan hệ yêu đương, bạn lại cảm thấy lo âu ở một mức độ nào đó. Thông thường, mối quan hệ càng trở nên sâu đậm, cảm giác lo âu của bạn càng mãnh liệt. Vì không nhận thức được rằng nỗi lo này bắt nguồn từ tình trạng mất kết nối với mẹ ngày còn nhỏ, bạn có thể bắt đầu đổ lỗi cho người yêu hoặc tạo ra những mâu thuẫn khác tạo điều kiện để bạn tránh gần gũi họ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cảm thấy lúc nào cũng thiếu thốn, bạn đeo bám đối phương quá mức, bạn ghen tuông hoặc bất an. Hoặc ngược lại, bạn sẽ tỏ vẻ độc lập và không đòi hỏi gì nhiều trong mối quan hệ. Cũng có khả năng bạn hoàn toàn né tránh các mối quan hệ yêu đương.
Trong trường hợp lý tưởng, cha mẹ sẽ là người cho đi và con cái sẽ là người đón nhận. Tuy nhiên, khi sống với một người cha/mẹ lúc nào cũng u buồn, trầm cảm, bồn chồn hoặc bất an, đứa trẻ có thể sẽ tập trung vào việc chăm sóc cha/mẹ nhiều hơn là đón nhận từ người đó. Trong tâm thế đó, đứa trẻ sẽ xem nhẹ nhu cầu của chính mình, và trải nghiệm tiếp cận cảm xúc cốt lõi của bản thân cũng sẽ bị lu mờ trước nỗi thôi thúc thường trực là phải trao đi thay vì nhận lại. Về sau, khi lớn lên, những đứa trẻ như thế có thể sẽ hy sinh quá nhiều cho bạn đời, khiến mối quan hệ giữa họ trở nên căng thẳng. Trường hợp ngược lại cũng có thể xảy ra – khi cảm thấy nhu cầu của bạn đời vượt quá sức mình hoặc quá nặng nề, người này có thể nảy sinh thái độ oán trách, hoặc càng lúc càng trơ ì về mặt cảm xúc khi mối quan hệ càng tiến triển.
Nếu cha mẹ bạn có cuộc sống hôn nhân không hòa hợp, có thể bạn sẽ không cho phép mình có được nhiều hơn những gì cha mẹ từng có. Lòng trung thành vô thức với cha mẹ sẽ ngăn bạn hạnh phúc hơn họ, kể cả khi bạn biết họ thật sự muốn bạn hạnh phúc. Trong một gia đình ít khi vui vẻ, con cái có thể cảm thấy tội lỗi hoặc không thoải mái khi được hạnh phúc.
Nếu cha mẹ bạn không còn ở bên nhau, có khả năng bạn cũng sẽ tự chấm dứt mối quan hệ của mình trong vô thức. Chuyện này có thể xảy ra lúc bạn đến độ tuổi khi cha mẹ bạn chia tay, hoặc khi con bạn đạt đến độ tuổi của bạn khi cha mẹ bạn xa nhau. Cũng có thể bạn vẫn duy trì mối quan hệ, nhưng về khía cạnh cảm xúc, bạn lại hoàn toàn xa cách đối phương.
Nếu cha hoặc ông của bạn từng phụ bạc vợ hoặc người yêu trong khi người ấy đinh ninh rằng hai người họ sẽ kết hôn, thì ở hiện tại, con gái hoặc cháu gái trong gia đình sẽ sám hối chuyện này thông qua lựa chọn không lấy chồng, sống đơn độc giống đi như người bị phụ tình. Bạn có thể cảm thấy bản thân “không đủ tốt”, giống như người kia đã “không đủ tốt” với cha hoặc ông của bạn.
Trong trường hợp này, bạn có thể vô thức dự phần vào nỗi đau đớn giày vò này của mẹ. Bạn có thể đánh mất mối tình đầu, sống với cảm giác bị thất tình của mẹ hoặc cảm thấy bản thân bất toàn, không đủ tốt (giống những gì mẹ từng cảm nhận). Bạn có thể cảm thấy mình sẽ chẳng bao giờ được ở bên người mà bạn mong muốn. Nếu là con trai, bạn có thể cố gắng tìm cách thế chỗ mối tình đầu và cư xử giống như một người bạn đời của mẹ.
Trong trường hợp này, bạn có thể vô thức cùng cha trải nghiệm nỗi đau giày vò này. Bạn cũng có thể đánh mất mối tình đầu, sống với cảm giác bị thất tình của cha hoặc cảm thấy mình bất toàn, không đủ tốt (giống những gì cha từng cảm nhận). Bạn có thể cảm thấy mình sẽ chẳng bao giờ được ở bên người mà bạn mong muốn. Nếu là con gái, bạn có thể cố gắng tìm cách thế chỗ mối tình đầu và cư xử giống như một người bạn đời của cha.
Nếu cha/mẹ hoặc ông/bà của bạn phải sống một mình sau khi bị bỏ rơi hoặc sau khi bạn đời của họ qua đời, có thể bạn cũng sẽ sống đơn độc như thế. Nếu đang ở trong một mối quan hệ, có thể bạn sẽ vô thức tạo ra những mâu thuẫn hoặc cố tình giữ khoảng cách để khiến bản thân cũng trải qua cảm giác cô độc. Trong phản ứng trung thành thầm lặng này, bạn đang vô thức tìm cách chia sẻ nỗi cô đơn với người thân của mình.
Chẳng hạn, nếu bà của bạn mắc kẹt trong một cuộc hôn nhân không có tình yêu, hay ông của bạn qua đời, nghiện rượu, cờ bạc hoặc bỏ đi, để bà ở lại một mình nuôi con, thì với tư cách cháu gái, bạn có thể sẽ vô thức xem những nỗi đau đó là một phần cố hữu của đời sống hôn nhân. Bạn có thể lặp lại những bi kịch này hoặc cự tuyệt việc kết hôn vì sợ chuyện tương tự sẽ xảy ra với mình.
Trong trường hợp này, bạn có thể lặp lại những gì cha/mẹ mình đã trải qua bằng cách chịu sự khinh rẻ của bạn đời.
Nếu cha/mẹ bạn qua đời khi bạn còn nhỏ, thì bạn có thể xa cách – về mặt thể xác hoặc tình cảm – với bạn đời của mình vào năm bạn đạt sẽ đến cùng độ tuổi khi cha/mẹ bạn mất, khi mối quan hệ của bạn kéo dài bằng với khoảng thời gian cha mẹ bạn chung sống hoặc khi con bạn đạt tới độ tuổi bằng với tuổi của bạn năm cha/mẹ bạn qua đời.
Trong trường hợp cha bạn ngược đãi mẹ bạn, nếu là con trai, bạn có thể sẽ cư xử tương tự như thế với bạn đời của mình, để không phải chỉ mỗi mình cha bạn là “kẻ xấu xa”. Còn nếu là con gái, có thể bạn sẽ tìm đến một người bạn đời ngược đãi hoặc xa cách với mình, để bạn không thể sống hạnh phúc hơn mẹ của bạn.
Nếu bạn từng khiến một người yêu cũ bị tổn thương sâu sắc, có thể bạn sẽ vô thức tìm cách cân bằng lại sự tổn thương này trong mối quan hệ mới của mình. Người yêu mới của bạn có thể vô thức nhận thức được rằng mình cũng có thể bị đối xử tương tự như vậy, từ đó có thể họ sẽ giữ khoảng cách với bạn.
Nếu từng hẹn hò với quá nhiều người, bạn có thể đã làm thui chột khả năng gắn bó khăng khít trong một mối quan hệ. Việc chia tay trở nên dễ dàng hơn và các mối quan hệ có thể không còn sâu sắc.
Trong cảm giác tội lỗi, ăn năn, hối tiếc, bạn có thể sẽ không cho phép bản thân tận hưởng hạnh phúc trong mối quan hệ lứa đôi.
Trong trường hợp là con trai, bạn từng cố đáp ứng những nhu cầu bị chối bỏ của mẹ và mang đến cho bà những gì bà cảm thấy mình không nhận được đủ từ cha bạn. Về sau, bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc toàn tâm toàn ý với một người phụ nữ. Bạn có thể trở nên khép kín về mặt cảm xúc hoặc thể xác, sợ rằng bạn đời của mình sẽ cần hoặc đòi hỏi quá nhiều ở bạn, giống như mẹ bạn ngày xưa. Một người đàn ông từng làm chỗ dựa cho mẹ thường không duy trì được những mối quan hệ lâu dài với phụ nữ. Anh ta thậm chí có thể trở thành một kẻ trăng hoa, liên tục tán tỉnh rồi bỏ rơi các cô gái. Cách chữa lành là anh phải gắn kết và thân thiết hơn với cha.
Những bé gái gần gũi cha hơn là mẹ về sau thường cảm thấy bất mãn với những người bạn đời mình chọn. Căn nguyên vấn đề không nằm ở người bạn đời mà nằm ở mối quan hệ xa cách giữa cô và mẹ. Tình trạng mối quan hệ giữa một phụ nữ với mẹ mình có thể giúp tiên đoán mối quan hệ của cô với bạn đời về sau có trọn vẹn hay không.
Bạn có thể tự đồng nhất mình với một người cha/mẹ, ông/bà, cô dì, chú bác hoặc anh chị chưa bao giờ kết hôn. Có thể thành viên này bị coi thường, chế nhạo hoặc bị xem là kém cỏi hơn những người khác trong gia đình. Khi bạn vô thức đồng nhất với người này, bạn có thể cũng lựa chọn không kết hôn.