Nhà Triệu từ mất 'sổ đỏ' đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay

15/07/2019 11:52
Nhà Triệu từ mất 'sổ đỏ' đến 3 lần bị bêu tội trên SGK dạy sử hiện nay

Sau khi đất nước thống nhất, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử và cho đến nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách.

Triệu Đà, cách nhìn qua các thời kỳ: Nỏ thần trao tay giặc?Ngàn năm đô hộ giặc Tàu: Góc nhìn về Triệu Đà, lịch sử cũng... chia phe

Triệu Đà và cuộc bút chiến giữa hai học giả Phan Khôi-Trần Trọng Kim

Quan điểm đa chiều về Triệu Đà tại miền Nam trước 1975

Vai trò của Triệu Đà trong quan niệm 'lịch sử duy vật' của Đào Duy Anh

'Tứ trụ sử học' Việt Nam đồng nhất quan điểm về Triệu Đà

Trọng Thủy con Triệu Đà: Bên trọng bên khinh và câu thơ 'chốt hạ' của Tố Hữu

Nhà Triệu từng 'hùng cứ một phương' trong Bình Ngô đại cáo rồi bị 'trục xuất'

Trong phần trước, chúng tôi có trích dẫn thông tin từ GS Nguyễn Xuân Kính (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa, thuộc Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) về chuyện năm 1972, GS Vũ Khiêu đã đưa ra một văn bản rất khác lạ, thay nhà Triệu bằng nhà Đinh:

Từ Đinh, Lê, Lý, Trần, xây dựng nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, hùng cứ một phương.

Đồng thời, trong bài viết Sức sống của một tư tưởng và tinh thần khoa học của GS Bùi Văn Nguyên, Giáo sư Nguyễn Xuân Kính cũng còn kể một chi tiết thú vị đáng quan tâm: “Ở sách giáo khoa phổ thông, thời gian đầu, trong bài Bình Ngô đại cáo, người soạn sách bỏ từ “Triệu”. Thời gian sau, tình hình cởi mở hơn, từ “Triệu” được khôi phục và được chú thích là Triệu Đà. Oái oăm thay, trong sách giáo khoa văn học lớp 10, ở cùng năm học, học sinh được/bị học cả bài về Mỵ Châu Trọng Thủy lẫn bài Bình Ngô đại cáo. Ở bài trước, sách giáo khoa giảng rằng Triệu Đà và Trọng Thủy là những nhân vật phản diện; còn ở bài sau thì phải chú thích “Triệu” là Triệu Đà. Trong cuốn sách dành cho giáo viên, người ta đã phải có đoạn: Đề phòng nếu học đến đây mà học sinh thắc mắc thì sẽ giải thích thế này, thế này…”.

Và sau 1975, khi nhà Triệu có được “số đỏ” trong Bình Ngô đại cáo dạy học sinh thì triều đại này vẫn bị tranh cãi lý lịch. Cụ thể sách Văn học lớp 10 năm 1976 ghi chú ở trang 44 giải thích về chữ Triệu khá thoáng: “Triệu đây là Triệu Đà. Một số sách xưa đã coi Triệu Đà có công dựng nước vì Triệu Đà về sau có công chống nhà Hán”. Cách giải thích này chỉ đưa thông tin mà không bình luận nên các nhà soạn sách sau tiếp tục sửa.

Đến sách Văn học lớp 9 năm 1989 thì giải thích chữ Triệu như sau: Triệu đây là Triệu Đà (chứ không phải Triệu Quang Phục trong nhà Tiền Lý). Một số sử sách xưa đã coi nhầm Triệu Đà có công xây dựng nước ta.

Đến sách Văn học lớp 9 năm 2000 thì giải thích chữ Triệu ngắn gọn nhưng có bình luận: “Triệu đây là Triệu Đà. Một số sách xưa đã nhầm Triệu Đà là triều đại nước ta”.

Còn Bình Ngô đại cáo trong sách Ngữ văn lớp 10 hiện hành thì bỏ trống, không ghi chú nhà Triệu

Chẳng trách mà vừa qua có một độc giả có lẽ không hiểu được trong Bình Ngô đại cáo Triệu là triều đại của Triệu Đà, Lý là triều đại của Lý Công Uẩn, nên trách với lời lẽ gay gắt xin dẫn nguyên văn: “Trong bài Bình Ngô đại cáo thì Triệu ở đây là Triệu Bôn, Lý Bí chứ không phải Triệu Đà nhé. Làm sử ngu như bò”.

Nhân việc giải thích Triệu ở đây phải là Triệu Đà chứ không thể là Triệu Việt Vương hay không thể đưa nhà Đinh lên vị trí dẫn đầu, chúng tôi xin trích ý kiến của cố Giáo sư Bùi Văn Nguyên (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Văn học dân gian và văn học cổ Việt Nam trong nhiều năm, nguyên Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam..., được Nhà nước phong chức danh Giáo sư năm 1984): “Các sử gia nước ta thời Trần, Lê, Nguyễn nhận xét Triệu Đà trong bối cảnh lịch sử như vậy, mới coi Triệu Đà, tuy là quan lại của nhà Hán, nhưng đã đứng về phía Bách Việt mà chống Hán (…). Cũng với tinh thần đó, Nguyễn Trãi mới dùng hình tượng bốn triều đại: “Triệu, Đinh, Lý, Trần” để đối lập với bốn triều đại phương Bắc là “Hán, Đường, Tống, Nguyên” theo thể văn tứ lục sóng nhau chan chát: Triệu thì đồng thời và ngang với Hán, cũng như Đinh thì đồng thời, và ngang với Đường, v.v.. Văn chương chân chính như ánh sao Khuê, đâu có phải là trò chơi vu khoát. Ấy thế mà có kẻ, chẳng hiểu gì văn, gì sử, lại chỉnh lý văn Nguyễn Trãi, dám bỏ Triệu, mà thay Tiền Lê vào, làm cho câu văn trở nên vô nghĩa và khấp khểnh cả về nội dung lẫn kỹ thuật. Phải Triệu mới ngang với Hán, Đinh mới ngang với Đường chứ? Và mới có sự sóng đôi trong văn tứ lục”.

Dù sao thì “số đỏ” của nhà Triệu trong Bình Ngô đại cáo trên SGK tuy long đong vất vả nhưng vẫn được giữ, vẫn còn có đất để tranh cãi. Còn trên SGK lịch sử thì số phận nhà Triệu đã được tuyên án mà tuyên không chỉ một lần.

Trong vài số trước, chúng tôi đã có bài nói về việc SGK dạy sử của miền Nam trước 1975, nhà Triệu được xếp làm triều đại chính thống. Tuy nhiên, trong SGK ở miền Bắc trước 1975 thì nhà Triệu bị coi quân xâm lược. Trong cuốn sách giáo khoa lịch sử lớp 5 năm 1967 (hệ giáo dục phổ thông 10 năm miền Bắc khi đó, lớp 5 là lớp đầu tiên của cấp 2) thì đã ghi rõ ngay tiêu đề bài 8 là: Nước Âu Lạc bị nhà Triệu xâm lược và thống trị. Bài này trong chương 4, phần: Đất nước Âu Lạc buổi đầu thời Bắc thuộc.

Sau 1975, nhà Triệu tiếp tục trở thành giặc trên SGK dạy sử ở nước ta và cho đến ngày nay cũng vậy. Trong chương trình dạy sử phổ thông hiện giờ, nhà Triệu 3 lần bị bêu tội trên sách. Lần thứ nhất là trong sử lớp 4. Ở cuốn Lịch sử và Địa lý 4, ngay bài 2 về Âu Lạc (trang 16) ghi rõ: Năm 179 TCN, Triệu Đà lại đem quân sang đánh Âu Lạc, An Dương vương thua trận phải nhảy xuống biển tự vẫn. Từ đó, nước Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của triều đại phong kiến phương Bắc.

Lần thứ 2 là trong sử lớp 6, bài 15 về nước Âu Lạc (trang 45) có viết: “Đất nước Âu Lạc yên ổn chưa được bao lâu thì xảy ra cuộc xâm lược của Triệu Đà” hay “Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. Triệu Đà biết không thể đánh bại được quân ta bèn vờ xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta”, “Năm 179 TCN, sau khi đã chia rẽ được nội bộ nhà nước Âu Lạc, khiến các tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê, Triệu Đà lại sai quân đánh Âu Lạc. An Dương Vương do không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu”. Đồng thời sách đặt câu hỏi cho học sinh: “Dựa vào tư liệu lịch sử và truyền thuyết, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà”.

Lần thứ 3 là trong lịch sử lớp 10. Ngay sapo của bài 15 Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (trang 80) đã ghi rõ: Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm. Từ đó đến đầu thế kỷ X, các triều đại phong kiến phương bắc từ Triệu đến Đường thay nhau đô hộ nước ta.

Nếu lên đại học thì nhà Triệu thêm một lần nữa bị lên án trong cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập 1. Trong phần dựng nước (phần hai) thì chương VI đã ghi luôn tên chương là Cuộc xâm lược của nhà Triệu, đồng thời ghi rõ: "Nước Nam Việt của Triệu Đà thực chất là nhà nước cát cứ của một tập đoàn tướng lĩnh, quan lại Hán tộc không phải là nhà nước của người Việt". Mở đầu phần ba (thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc), nhà Triệu cũng bị bêu tội: "Nhà Triệu thi hành chính sách dung dưỡng ‘lấy người Di trị người Di’ nhằm biến các lạc tướng, quý tộc bản địa (người Việt) thành chỗ dựa cho chính quyền đô hộ".

(còn tiếp)

Anh Tú


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Ngành xuất bản chuyển mình thế nào trong kỷ nguyên số?

Trước những thay đổi nhanh chóng của ngành xuất bản toàn cầu dưới tác động của công nghệ số và AI, Việt Nam đang đứng trước nhu cầu cấp thiết phải đổi mới để thích ứng với hành vi tiêu dùng nội dung hiện đại.

Chuyện bút chuyện mực

Cụ Phương Đình Nguyễn Văn Siêu năm 1865 cho dựng tháp bút đài nghiên ở bên hồ Gươm, vừa để tôn vinh nho học, tôn vinh kẻ sĩ, vừa tạo một danh thắng nghìn năm cho chốn kinh thành.

Phá dỡ nhà thờ Bùi Chu: Báo cáo kiểm định mới chưa đủ tin cậy

Đã hơn hai tháng trôi qua kể từ ngày những người yêu di sản khắp nơi trong và ngoài nước cùng lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nhà thờ Chính tòa Bùi Chu 134 năm tuổi trước nguy cơ bị phá dỡ hoàn toàn.

Gặp người viết thư tình xuyên thế kỷ ở Bưu điện Sài Gòn

8 giờ sáng, ông Ngộ đạp xe từ nhà đến bưu điện ngồi viết thư tay cho khách. Chiều 3 giờ 30 phút ông đạp xe về.

Vườn rau thuốc Nam nội trồng

Trong ánh nắng chan hòa, tôi thực sự ngỡ ngàng trước cái “cựa mình” trỗi dậy của cỏ cây hoa lá sau những ngày đông lê thê rét mướt.

Nhà Triệu từng 'hùng cứ một phương' trong Bình Ngô đại cáo rồi bị 'trục xuất'

Khi nhìn thấy đền thờ Triệu Đà, Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng đã nhớ đến việc sửa câu văn trong Bình Ngô đại cáo: “Tự Triệu Đinh Lý Trần tạo ngã quốc”, ông bèn nói có ý chê một vài tác giả của sử học có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau – bắt buộc hay tự nguyện đã tự ý bỏ đi chữ Triệu, làm sai lạc quy tắc văn bản học.

Di tích lò gốm 300 năm ở Sài Gòn bị san phẳng như thế nào?

Di tích Lò gốm cổ Hưng Lợi thuộc phường 16 (quận 8, TP.HCM), không nằm trong phạm vi khu vực trung tâm nhưng nằm trong khung niên đại hình thành đô thị Sài Gòn. Đây là di tích khảo cổ học duy nhất trong nội thành TP.HCM được khai quật.

Một từ phòng the trần trụi trở thành cao quý lãng mạn trong tiếng Việt

Không chỉ chúng ta mà ngay cả bậc thầy ngôn ngữ là thi hào Nguyễn Du cũng quên luôn chuyện này khi viết câu thơ tả Thúy Kiều trong đoạn Mã Giám sinh đi dạm hỏi: “Mặn nồng một vẻ một ưa/Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”.

Viện Bảo tồn di tích đề xuất hai phương án tu sửa nhà thờ Bùi Chu

Trùng tu cục bộ hoặc hạ giải toàn bộ nhà thờ là hai phương án được Viện Bảo tồn di tích đề xuất sau khi khảo sát hiện trạng di tích.

Xem 'Sex Education', tôi nhận ra sai lầm khiến bản thân thành ‘kẻ thù’ trong mắt con

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 29/06/2025 13:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận thức được sai lầm của mình và quyết định thay đổi vì con.

Thủ đoạn thao túng tâm lý người trẻ để bắt cóc online, tống tiền qua mạng

Kỹ năng - An Huy - 29/06/2025 11:00
Kẻ gian không dùng súng hay dao, mà dùng tâm lý để khiến nạn nhân tự mở két”, Thượng tá Đào Trung Hiếu cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo mới, khi nạn nhân bị thao túng tâm lý như bị “bắt cóc tinh thần”.

Cô gái Việt làm trợ lý đạo diễn phim người lớn tại Nhật, tiết lộ quá trình thực hiện mỗi set quay

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 29/06/2025 10:00
"Nếu bạn thấy trải nghiệm tình dục của mình khác xa porn, thì đó là vì chúng tôi đã rất cố”, nữ trợ lý đạo diễn khẳng định về tính dàn dựng trong mỗi bộ phim không hề giống ngoài đời.

Ánh sáng trong ta - Chúng ta là ai trong chính ngôi nhà của chính mình?

Từ sách - Phim - Quỳnh - 29/06/2025 09:00
Ai trong chúng ta cũng từng mơ về một gia đình lý tưởng, nơi luôn đầy ắp tiếng cười và những buổi cơm đầy ắp yêu thương. Nhưng khi bước vào đời sống hôn nhân, không ít người bàng hoàng nhận ra rằng, những điều đẹp đẽ ấy không tự nhiên mà có.

Chiến lược dữ liệu - Khai phá “mỏ vàng” dữ liệu trong thời đại AI

Từ sách - Phim - Quìn - 29/06/2025 08:00
Trong thế giới ngày nay, dữ liệu đã vượt xa khái niệm những con số khô khan. Nó chính là “nhiên liệu” nuôi dưỡng những bước tiến vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI).

Xem phim Sex Education, tôi nhận ra sai lầm, giúp mối quan hệ với con cái từ "thù hẳn" trở nên vui vẻ

Điện ảnh - Thanh Hương - 28/06/2025 13:00
Sau khi tôi thay đổi, cả gia đình đều hạnh phúc!

Một tính năng cực hữu ích trên VNeID mà người dùng không nên bỏ qua

Kỹ năng - Nhật Hạ - 28/06/2025 12:00
Hành khách bay nội địa hiện nay có thể hoàn tất toàn bộ thủ tục từ mua vé, check-in, qua cửa an ninh đến lên máy bay mà không cần xuất trình giấy tờ tùy thân, nhờ ứng dụng nhận diện khuôn mặt qua VNeID.

Trương Vô Kỵ, Dương Quá và Quách Tĩnh giao chiến, cao thủ nào giỏi nhất?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 28/06/2025 11:00
Trương Vô Kỵ, Dương Quá và Quách Tĩnh, ai mới thực sự là người mạnh nhất?

Làm MC, viết tự truyện bán 2 triệu bản, nhưng nữ diễn viên Ai Iijima vẫn không thoát khỏi tấn bi kịch từ quá khứ

Phong cách sống - Nguyễn Phượng - 28/06/2025 10:00
Ai Iijima là ngôi sao phim cấp 3 hiếm hoi được khán giả yêu thích. Đến khi qua đời, cô vẫn làm chuyện có ý nghĩa khiến ai cũng thương xót và tiếc nuối.

Học cách giữ gìn ngọn lửa yêu thương qua những cuốn sách viết về gia đình

Tủ sách - Đan Thanh - 28/06/2025 09:00
Nhân Ngày Gia đình Việt Nam, những cuốn sách viết về gia đình không chỉ nhắc nhở người đọc trân trọng tình thân, mà còn gợi mở những phương pháp gìn giữ mái ấm giữa dòng đời biến động.

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Từ sách - Phim - Quìn - 28/06/2025 08:00
Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

AI có thực sự sáng tạo?

Suy ngẫm - Thạc sĩ Võ Thị Mỹ Duyên - 27/06/2025 13:00
Câu hỏi “Liệu AI có thể thật sự sáng tạo?” không chỉ là một thắc mắc về công nghệ, mà còn là lời mời gọi suy ngẫm về giới hạn của trí tuệ con người, vai trò của cảm xúc và định nghĩa thực sự của sáng tạo trong thời đại mới.

Địa chỉ, điện thoại bộ phận một cửa ở 168 phường, xã, đặc khu của TP.HCM

Kỹ năng - PV - 27/06/2025 12:10
UBND TP.HCM vừa có thông báo về địa điểm, số điện thoại đường dây nóng của bộ phận một cửa tại các phường, xã, đặc khu của TPHCM (mới).

Xem 'Sex Education' tôi nhận ra lỗi lầm của cha mẹ khiến con tổn thương nặng nề

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 27/06/2025 12:00
Tôi cứ nghĩ rằng con sẽ tuân theo quyết định của mình. Nhưng không, con đã làm ngược lại.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 30/06/2025