Giấc mơ – hiện tượng tâm lý bí ẩn luôn là chủ đề được các nhà khoa học nghiên cứu. Trong số nhiều nghiên cứu về giấc mơ, liệu giấc mơ có liên quan đến chỉ số IQ không luôn là câu hỏi được đặc biệt quan tâm.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Harvard, các nhà khoa học phát hiện ra những người dành thời gian hơn cho giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) có xu hướng sở hữu chỉ số IQ cao hơn.
Giấc ngủ REM được coi là giai đoạn tích cực nhất của giấc mơ. Các nhà nghiên cứu cho rằng, giấc ngủ này có thể liên quan đến sức mạnh kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não và chỉ số IQ.
Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học College London, các nhà khoa học đã khám phá mối quan hệ giữa nội dung giấc mơ và khả năng nhận thức của cá nhân.
Họ phát hiện những người thường xuyên mơ về những âm mưu phức tạp và sự tương tác có nhận thức cao hơn. Điều này cho thấy việc mơ quá nhiều có thể là kết quả của hoạt động nhận thức cao và suy nghĩ sâu sắc.
Trong một nghiên cứu của Viện Max Planck (Đức), các nhà khoa học phát hiện một số phần của não, đặc biệt là những phần liên quan đến cảm xúc và trí nhớ, có liên quan trực tiếp đến tần suất và nội dung của những giấc mơ.
Họ còn phát hiện thêm, cấu trúc não ở những khu vực này cũng liên quan đến chỉ số IQ. Điều này có nghĩa là những người mơ nhiều hơn có thể có cấu trúc não đặc biệt liên quan đến chỉ số IQ cao hơn.
Thường xuyên mơ có thể liên quan đến kỹ năng giải quuyết vấn đề nâng cao. Trong một nghiên cứu ở Canada, các nhà khoa học phát hiện người thường xuyên nằm mơ đang gặp các vấn đề trong cuộc sống. Và tìm kiếm giải pháp trong những giấc mơ cũng có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt hơn ở trạng thái thức. Điều này càng củng cố thêm mối liên hệ giữa giấc mơ và chỉ số IQ.
Tuy nhiên, mặc dù những nghiên cứu này cung cấp những hiểu biết thú vị nhưng vẫn cần xem xét trên nhiều yếu tố khác. Ngoài ra, chỉ số IQ cũng là khái niệm phức tạp, liên quan tới nhiều điều, chứ không chỉ riêng giấc mơ. Giấc mơ là cách để thỏa mãn những mong muốn bị đè nén trong trạng thái tỉnh táo.
Nhà khoa học Freud chỉ ra, giấc mơ không chỉ là hoạt động ngẫu nhiên hay vô nghĩa của sóng não. Chúng là sự phản ánh của những suy nghĩ tiềm thức, có thể khó phát hiện khi tỉnh táo. Tiềm thức chứa đựng khao khát, nỗi sợ hãi, trải nghiệm và kiến thức được thể hiện và giải phóng trong giấc mơ.
Chỉ số IQ không chỉ liên quan đến kỹ năng logic và phân tích mà còn liên quan đến tính sáng tạo, hiểu biết sâu sắc và cách giải quyết vấn đề, hoạt động trí tuệ. Ngoài ra, các yếu tố, câu chuyện trong giấc mơ có thể liên quan đến việc học tập và xử lý kiến thức hàng ngày. Mơ nhiều có thể phản ánh người đó tích cực, biết cách xử lý thông tin tốt.
1. Giấc mơ giải quyết vấn đề: Người thông minh thường mơ thấy giải quyết việc khó khăn, thách thức. Điều này là do bộ não của họ đã quen với việc phân tích và suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày và thói quen này vẫn tiếp tục trong những giấc mơ.
2. Giấc mơ sáng tạo và cảm hứng: Nhiều nhà khoa học và nghệ sĩ đã khẳng định rằng khả năng sáng tạo và nguồn cảm hứng của họ đến từ những giấc mơ. Điều này có thể do những người thông minh có nhiều khả năng kết nối những ý tưởng và khái niệm khác nhau trong giấc mơ và tạo ra nhiều điều thú vị.
3. Những giấc mơ phản ánh trải nghiệm hàng ngày: Những người thông minh có nhiều khả năng nhớ lại và suy ngẫm về trải nghiệm hàng ngày. Điều này có thể do họ quen với việc học hỏi từ cuộc sống cũng như tích hợp, xử lý thông tin trong giấc mơ của mình.
Tóm lại, mặc dù hiện tại chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn cho thấy giấc mơ có liên quan trực tiếp đến chỉ số IQ. Nhưng lý thuyết của Freud cung cấp cho chúng ta thông tin để suy nghĩ về mối quan hệ giữa giấc mơ và trí thông minh. Giấc mơ là cửa sổ đi vào tiềm thức, phản ánh quá trình tư duy, học tập và sáng tạo.