Một xu hướng video TikTok về lịch sử do AI tạo ra tưởng vô hại nhưng hệ quả phía sau thế nào?

Phong Lam05/03/2025 11:00
Một xu hướng video TikTok về lịch sử do AI tạo ra tưởng vô hại nhưng hệ quả phía sau thế nào?

Những video lịch sử do AI tạo ra đang bùng nổ trên mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem.

Một xu hướng video TikTok do AI tạo ra đang bùng nổ: Tưởng chừng vô hại nhưng hệ quả phía sau thế nào?- Ảnh 1.

Hãy tưởng tượng bạn thức dậy ở Rome cách đây 2.000 năm, trên dòng sông Nile thời Ai Cập cổ đại hoặc trên những con phố Luân Đôn thời kỳ Cái chết Đen vào thế kỷ 14 - với đầy đủ những cảnh tượng, âm thanh và khó khăn thường nhật chân thực nhất.

Gần đây, những video do AI tạo ra, mô phỏng góc nhìn của một người sống trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, đã trở thành xu hướng trên TikTok.

Dan và Hogne là hai nhà sáng tạo đứng sau các tài khoản POV Lab và Time Traveller POV. Dan, sống tại Anh, chia sẻ với BBC rằng anh thực hiện các video này vì “ý tưởng nhìn về quá khứ qua góc nhìn thứ nhất là một cách độc đáo để làm sống lại lịch sử”. Trong khi đó, Hogne, một chàng trai 27 tuổi đến từ Na Uy, cho biết các video của anh giúp mọi người “khám phá những khía cạnh thú vị của lịch sử và học hỏi điều mới mẻ”.

Dù những video này đã mở ra một cánh cửa đưa hàng triệu người quay ngược thời gian, nhiều nhà sử học vẫn bày tỏ lo ngại về độ chính xác của nội dung. Liệu AI có thể thực sự tái hiện quá khứ, hay chỉ đang tạo ra một phiên bản lịch sử được trau chuốt, hiện đại hóa nhằm thu hút người xem?

Những con phố mờ sương, dân làng ho sặc sụa và tiếng chuông của bác sĩ dịch hạch vang vọng từ xa - tất cả đều xuất hiện trong video được xem nhiều nhất của Hogne, thu hút tới 53 triệu lượt xem.

Video này khơi gợi sự tò mò của nhiều người, nhưng nhà sử học, Tiến sĩ Amy Boyington, lại nhận xét rằng nó “thiếu chuyên môn” và mang tính “giật gân, gợi cảm xúc” hơn là tái hiện lịch sử một cách chính xác. “Nó trông giống như một cảnh trong trò chơi điện tử, một thế giới được tạo ra để trông có vẻ chân thực nhưng thực chất là giả tạo”.

Bà chỉ ra những điểm sai lệch, như hình ảnh các ngôi nhà có cửa sổ kính lớn hay đường ray tàu hỏa chạy xuyên qua thị trấn - những thứ không hề tồn tại vào thế kỷ 14.

Tiến sĩ Hannah Platts, một nhà sử học và khảo cổ học, cũng nhận thấy nhiều sai sót nghiêm trọng trong video mô phỏng vụ phun trào núi lửa Vesuvius tại Pompeii.

“Dựa trên ghi chép của Pliny the Younger - một nhân chứng trực tiếp - chúng ta biết rằng vụ phun trào không bắt đầu bằng dung nham phun trào khắp nơi. Việc không tận dụng nguồn tư liệu lịch sử dồi dào này khiến video trở nên hời hợt và cẩu thả”.

Một xu hướng video TikTok do AI tạo ra đang bùng nổ: Tưởng chừng vô hại nhưng hệ quả phía sau thế nào?- Ảnh 2.

Những video do AI tạo ra về dịch hạch đen và vụ phun trào núi lửa Vesuvius đang gây bão trên TikTok

“Làm sai lệch lịch sử”

Tuy nhiên, Tiến sĩ Boyington lo ngại về tác động của những diễn giải mang tính nghệ thuật này đối với cách lịch sử được ghi nhận. “Nó có thể trở nên nguy hiểm khi ai đó cố tình bóp méo lịch sử".

Dù phần lớn khán giả hiểu rằng những nội dung này không phản ánh chính xác lịch sử, vấn đề đáng lo ngại là “nhiều bạn trẻ có thể tiếp cận một giai đoạn lịch sử lần đầu tiên thông qua những video này”.

Dan bác bỏ những lo ngại trên và khẳng định rằng video của anh “không được tạo ra để xem như sự thật lịch sử tuyệt đối”: “Tôi luôn khuyến khích người xem tự nghiên cứu thêm về lịch sử nếu họ quan tâm. Tôi coi những video này như một cách khơi gợi sự tò mò về quá khứ, chứ không phải thay thế giáo dục lịch sử thực thụ”.

Hogne cũng cho biết anh cảm thấy “trách nhiệm” khi tạo ra các video này và đang cố gắng nâng cao độ chính xác, “đặc biệt là khi hàng triệu người đang theo dõi chúng”.

Tiến sĩ Platts lo ngại rằng thông tin sai lệch có thể lan truyền mà không được kiểm soát, nhất là khi nhiều khán giả trong phần bình luận dường như không nhận ra rằng các video này không dựa trên dữ kiện lịch sử thực tế. “Chúng ta thấy ngày càng nhiều học sinh sử dụng AI, và điều đáng lo ngại là khi chúng tiếp nhận những nội dung này, rồi sau đó phản ánh lại như thể đó là sự thật”.

Dan khẳng định rằng tất cả video của anh đều được dán nhãn là nội dung do AI tạo ra, trong khi Hogne nhấn mạnh rằng thông tin sai lệch đã tồn tại từ lâu trước khi AI xuất hiện, và “mọi người cần suy nghĩ phản biện về tất cả những gì họ xem”.

“Có thể mang lại lợi ích to lớn”

Tất cả các nhà sử học mà BBC phỏng vấn đều đồng ý rằng video của Dan và Hogne có những giá trị nhất định.

Tiến sĩ Boyington nhận xét rằng chúng có thể đóng vai trò như một “cánh cửa dẫn vào lịch sử, truyền cảm hứng để ai đó tự nghiên cứu thêm”. Trong khi đó, giáo sư Ai Cập học Elizabeth Frood cho rằng “nếu được thực hiện một cách chính xác và đáng tin cậy, những video này sẽ mang lại lợi ích to lớn cho công chúng bằng cách khơi gợi sự quan tâm và nhận thức về lịch sử”.

Giáo sư Barbara Keys, chuyên gia lịch sử Mỹ tại Đại học Durham, cũng đã xem qua một video do AI tạo ra mô phỏng cảnh một công nhân làm việc tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl vào ngày 6/4/1986 - chỉ vài tuần trước khi lò phản ứng phát nổ.

Dù nhìn thấy tiềm năng của những video này, Giáo sư Keys gọi đoạn clip về Chernobyl là một “hộp đen”, vì không có bất kỳ thông tin nguồn hay sự minh bạch nào về dữ liệu đầu vào mà AI đã sử dụng.

Bà chỉ ra một lỗi sai nghiêm trọng: hình ảnh lò phản ứng trong video được dựa trên những bức ảnh chụp sau thảm họa, thay vì trước đó. “Điều này khiến mọi người nghĩ rằng công nghệ Liên Xô thực sự tệ hại, trong khi trên thực tế, nó rất tinh vi.”

Bà cho rằng sức hút của những video này ít liên quan đến nội dung lịch sử, mà chủ yếu xuất phát từ sự tò mò của công chúng về khả năng của AI. “Video không có gì quá đặc sắc, cũng không cung cấp thông tin về vụ tai nạn hay những gì xảy ra sau đó, nên sự quan tâm có lẽ đến từ việc AI có thể làm được gì.”

Giáo sư Frood cũng bày tỏ lo ngại về tính chính xác và độ tin cậy của các video, nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực tái hiện lịch sử nào cũng cần dựa trên nghiên cứu chuyên sâu và các nguồn tài liệu có thể kiểm chứng. “Chúng ta cần tiếp cận một cách phản biện, vì chúng ta hoàn toàn không biết video này lấy dữ liệu từ đâu hay AI đã sử dụng những thông tin gì để tạo ra nó”.

Bình luận của bà đặc biệt nhắm đến một video mô phỏng cuộc sống của một đứa trẻ tại Ai Cập vào năm 1250 TCN. Điều đầu tiên khiến Giáo sư Frood chú ý là cách những video này có xu hướng “đồng nhất hóa các nền văn minh cổ đại vốn rất phức tạp”.

“Ai Cập kéo dài hàng nghìn năm, nhưng nhiều người có thể không nhận ra rằng video này chỉ là một lát cắt nhỏ trong lịch sử”, bà giải thích. Nhìn chung, bà nhận xét video có vẻ “nghiên cứu chưa kỹ lưỡng”, đồng thời chỉ ra một chi tiết sai lệch: trong một cảnh tại trường học, giáo viên đọc chữ tượng hình theo hướng ngược lại - đáng lẽ phải đọc từ phải sang trái.

Hogne, người tạo ra video, thừa nhận rằng có những sai sót lịch sử trong nội dung của mình, giải thích rằng “AI có thể mắc nhiều lỗi, nhưng trong tương lai, các công cụ này sẽ trở nên chính xác hơn”.

“Tôi cố gắng phát hiện lỗi khi có thể, nhưng tôi không phải là chuyên gia lịch sử nên không phải lúc nào cũng nhận ra, đặc biệt là những chi tiết nhỏ”, anh nói thêm.

Khi được hỏi về sự thiếu minh bạch trong nguồn tài liệu, Hogne cho biết anh có thể cân nhắc việc thêm liên kết đến các nguồn thông tin trong tương lai. “Sẽ rất tuyệt nếu có thể làm video chính xác hoàn toàn dựa trên nguồn đáng tin cậy, nhưng hiện tại tôi chỉ có một mình và mất khoảng tám giờ để tạo ra mỗi video”.

Làm thế nào để tạo ra những video này?

Hogne dựa vào Chat GPT để nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử, yêu cầu AI cung cấp thông tin về diện mạo con người và cảnh vật thời đó. Sau đó, anh tạo ra hình ảnh ban đầu của một nhân vật đang nhìn ra quang cảnh xung quanh và từ đó “phải chỉnh sửa qua lại rất nhiều để đạt được kết quả ưng ý”.

Dan cho biết mỗi video của anh mất khoảng 4 giờ để hoàn thành. Anh sử dụng nhiều công cụ AI khác nhau để tạo ra hình ảnh chất lượng cao, làm chúng chuyển động và xây dựng âm thanh sao cho chân thực nhất.

Trước khi bắt đầu làm video, anh xem các tài liệu và video về thời kỳ đó để đảm bảo nội dung có “một mức độ chính xác lịch sử nhất định”.

“Bạn phải cung cấp cho AI mọi chi tiết, từ ‘áo choàng truyền thống của người Ý’ đến ‘sàn lát đá cuội’, nếu không AI sẽ tự sáng tạo ra những thứ ngẫu nhiên mà bạn không muốn”.

Nguồn: BBC


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Những điều cần biết trên VNeID

VNeID sẽ cung cấp 5 dịch vụ mới, bao gồm chứng thư chữ ký số, dịch vụ ngân hàng, ví điện tử, mua vé máy bay và tra cứu thông tin sử dụng điện.
2

Top 5 AI tạo video đỉnh, VEO 3 có phải số 1?

VEO 3 được giới sành công nghệ ca ngợi là "phù thủy tạo video", nhưng nó có thực sự là số 1? Hãy cùng trải nghiệm ngay top 5 công cụ AI giúp tạo ra những clip viral cực chất dành cho giới trẻ và dân văn phòng.
3

Zalo với những tính năng nâng cấp trong tháng 7: Chuyển khoản ngân hàng, soạn tin nhắn bằng giọng nói

Là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với 77,8 triệu người dùng thường xuyên hằng tháng, Zalo luôn nỗ lực cải tiến để phục vụ người dùng tốt hơn.
4

Hướng dẫn dùng ChatGPT tạo ảnh căn cước

Bạn muốn chụp một bức ảnh căn cước trong trang phục văn phòng lịch sự để sử dụng khi nộp hồ sơ trực tuyến hoặc cho một mục đích nào đó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh như vậy bằng ChatGPT.
5

Giới marketing ngày càng phụ thuộc vào AI

Theo một nghiên cứu mới thực hiện bởi Hootsuite, hơn một nửa số chuyên gia marketing được khảo sát cho rằng họ không thể tưởng tượng làm việc nếu thiếu AI.

Hỏi: “Chuyên gia tâm lý có bị sa thải không?” - DeepSeek đưa ra câu trả lời cực thuyết phục!

Khi AI định hình lại ngành công nghiệp, các nhà tư vấn tâm lý cần chuyển đổi thành "kiến trúc sư công nghệ tâm lý".

Mất việc ở tuổi 40 phải làm gì? – DeepSeek đưa ra 5 bước giúp chuyển bại thành thắng

Hãy nhớ rằng, thất nghiệp không phải là kết thúc mà là "khoảng nghỉ giữa giờ" của cuộc sống.

Tranh cãi việc chatbot AI Grok 3 của Elon Musk không ngần ngại ‘nói chuyện người lớn’

Công ty xAI của tỷ phú Elon Musk đang thúc đẩy sự khác biệt trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo bằng cách cung cấp một trải nghiệm táo bạo và không ngại rủi ro hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Nạn nhân của DeepSeek: Phải cảnh giác, bởi ai cũng có thể dễ dàng “ăn quả lừa” tức tưởi!

Hãy cẩn thận! Nhóm người đầu tiên sử dụng DeepSeek đã bị lừa một cách tồi tệ!

'Áo giáp' cho tài xế công nghệ

Nhiều vụ việc xâm phạm sức khỏe, tính mạng và tài sản của shipper, tài xế công nghệ trong thời gian gần đây cho thấy dường như lái xe công nghệ cũng là “nghề nguy hiểm”, nhất là khi nữ giới cầm lái.

Xuất hiện chiêu lừa đảo "vạch mặt người thứ 3"

Đối tượng lừa đảo đánh vào tâm lý của người vợ/chồng, để gửi tin nhắn có nội dung một trong hai người đang có quan hệ ngoài luồng, kèm với đường link lưu trữ "bằng chứng" ngoại tình.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo từ các 'cuộc gọi mồi'

Thường được gọi là “cuộc gọi mồi” - những cuộc gọi trong tích tắc rồi tắt máy, để người dùng điện thoại thấy cuộc gọi nhỡ và gọi lại, kết quả sẽ tốn rất nhiều tiền trong vài giây ngắn ngủi mà không nghe đối phương nói gì.

Cảnh giác với ứng dụng AI thay đồ!

Bên cạnh sự tiện lợi và sáng tạo, những ứng dụng AI cũng đang đặt ra không ít lo ngại về tin giả, hình ảnh phản cảm và nguy cơ lạm dụng công nghệ.

Nghề phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/07/2025 13:00
Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:

Xem "Sex Education", tôi nghỉ chơi với bạn thân nhờ nhận ra tình bạn độc hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 12:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.

Những người lương cao chia sẻ: Thiếu kỹ năng mềm này sẽ kìm hãm bạn khỏi sự thăng tiến

Kỹ năng - Diệp Anh - 17/07/2025 11:00
Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 10:00
Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Từ sách - Phim - TĐ - 17/07/2025 09:00
Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 17/07/2025 08:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.

Xem Sex Education, mặt tôi đỏ như gấc, cứ ngỡ đang xem chuyện nhà mình

Điện ảnh - Thanh Hương - 16/07/2025 13:00
Tôi đã nhận ra những bài học cực đắt giá trong việc nuôi dạy con cái.

Hướng dẫn dùng ChatGPT tạo ảnh căn cước

Kỹ năng - Quang Huy - DT - 16/07/2025 12:00
Bạn muốn chụp một bức ảnh căn cước trong trang phục văn phòng lịch sự để sử dụng khi nộp hồ sơ trực tuyến hoặc cho một mục đích nào đó? Bài viết sau sẽ giúp bạn tạo ra hình ảnh như vậy bằng ChatGPT.

"Logo sống" đọc sách trên cao hút du khách: Công việc kỳ lạ, lương cao ngất ngưởng không ngờ

Thư giãn - Phạm Trang - 16/07/2025 11:00
Chỉ cần ngồi yên trên chiếc ghế cao cả mét, đọc sách giữa dòng người qua lại, chàng trai trẻ ở khu du lịch Vũ Nữ Châu đang khiến dân mạng Trung Quốc phát sốt với mức lương hơn 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng, kèm theo bao ăn ở.

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Suy ngẫm - Chi Chi - 16/07/2025 10:00
Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?

Đại địa chấn kinh tế - Giải mã khủng hoảng quá khứ, kiến tạo tương lai bền vững

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 16/07/2025 09:00
"Đại địa chấn kinh tế" của Linda Yueh là cuốn cẩm nang vô cùng quan trọng, mang tính định hướng. Nó cung cấp cái nhìn toàn diện về lịch sử khủng hoảng và những bài học thực tiễn để định hướng trong hiện tại, chuẩn bị cho tương lai.

6 bài học Na Tra dạy phụ huynh

Điện ảnh - Trang Vũ - 16/07/2025 08:00
Phim hoạt hình đôi khi không chỉ dành cho trẻ nhỏ.

Top 5 AI tạo video đỉnh, VEO 3 có phải số 1?

Kỹ năng - Lê Hà - 15/07/2025 13:00
VEO 3 được giới sành công nghệ ca ngợi là "phù thủy tạo video", nhưng nó có thực sự là số 1? Hãy cùng trải nghiệm ngay top 5 công cụ AI giúp tạo ra những clip viral cực chất dành cho giới trẻ và dân văn phòng.

"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" - Đây là cách mà phụ nữ thông minh thua trong thế thắng!

Điện ảnh - VV - 15/07/2025 12:00
Chủ nghĩa nữ quyền là một quá trình chứ không phải kết quả.

Canva Text-To-Image: Biến văn bản thành hình ảnh trong tích tắc

Kỹ năng - Bùi Tú - 15/07/2025 11:00
Bạn đã bao giờ mơ ước chỉ cần mô tả ý tưởng bằng lời nói và một hình ảnh sống động hiện ra ngay trước mắt? Với Canva Text-to-Image, điều đó hoàn toàn có thể!
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 17/07/2025