Miền Thượng mù sa​

20/10/2018 12:56
Miền Thượng mù sa​

Mưa thế này thì nỗi buồn cũng hóa lỏng. Vạn vật nín thinh, đón nhận, và chịu đựng. Nước rơi, cái gốc cây khô trên đồi hình như cũng cựa mình. Mới hôm nào những đồi trọc còn bề bộn, lem nhem đất, cuội, xác thảo mộc, cùng mùi khét thổ khí. Giờ thì mọi thứ sần sùi được tạo hóa giấu đi.

 Mặt đất đã thành mặt cỏ. Xanh bất cứ chỗ nào có đất.

Dưới chân đồi, những mạch đường đất của tha nhân hiền lương cần lao lẫn bao loại người bất hảo le lói trong muôn thảm xanh tự nhiên. Cỏ phủ ra hai bên, nên màu đỏ giữa lối đi cứ như khép lại, khép theo phương thẳng hình học. Nó cứ như muốn nuốt trọn những con đường. Một logic đã trỗi dậy trong đầu ta, là rằng khi thiên nhiên được tự do, và sự tự do đó được tiếp diễn, nghĩa là không có con người, thì hoang dã, thái hòa, đa dạng, nguồn nước, và tự nhiên sẽ trở về nơi mặt đất.

Đây không phải thảo nguyên phẳng tắp, mà là miền đất ký ức của những cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh khi đã hết kiếp rừng, bị lột sạch bản nguyên. Hết nguyên sinh, đại thụ thì cỏ dại trở thành chúa tể. Những ngọn đồi rặt một loài cỏ xanh. Lại vô vàn những ngọn đồi khác thì nhì nhằng đủ thứ thảo mộc bé dại khác. Lô nhô xanh, lô nhô mênh mông. Kẻ nào khỏe thì chiếm ngự được mặt đất. Loài cỏ này sinh trưởng theo kiểu giẫm đạp lên loài cỏ kia để sống. Cỏ cũng đấu tranh sinh tồn, trên dương gian này

Mưa núi là thứ mưa hoang vu, mang “gen” thâm u. Mưa chạm đến tầng cao trời, hoặc mặt đất và trời xanh không còn khoảng cách. Mưa dài đến đâu, nỗi nhớ nắng non dài đến đó, kéo rê cả sáu tháng. Hiếm hoi mới lòi ra được một ngày nắng ấm trong một đống ngày dằng dặc đó.

Chỉ có thể ở cao nguyên mới thấy trời mênh mông mưa. Mưa thu tôi nhỏ lại. Ta chỉ còn là cái chấm như đầu bút. Thấp thoáng những dáng ma bầy thú kéo nhau đi câm lặng trên sườn núi. Những đàn ma thú nổi trôi tìm về quê quán cũ. Nó phải đi trong rừng chứ sao đi trên đồi trọc vốn chỉ dành cho cỏ và lửa.

Ta nhìn mưa như nhìn vào quá vãng nào đó trong thiên nhiên. Là những lúc ta lạnh run vì nước đổ. Là những lúc ta thấy thân thể dịu mát vì nước từ trời cao. Là những khi ta đưa tay vuốt nước mưa trên mặt để bám sát cái nhìn vào những ngọn đồi và hy vọng những gì trên đó không biến mất trong khói nước. Lá cỏ va vào nhau tạo ra âm thanh rất nhỏ. Chắc bởi sức nặng của nước lặn trong thân. Chỉ có tiếng mưa trên lá là rộn vang.

Khứu giác ta phúc đáp về mùi ngây ngây của đất và mùi thơm tho của lá thở. Mùi cỏ cây khác mùi loài người lắm. Nó dịu dịu, man mát, khuếch tán, phảng phất, nồng thơm dương khí thay vì rặt chua khét của mùi người, mùi làng, mùi phố, mùi đời. M’hual (Tiếng M’Nông, Mạ nghĩa là hơi nước, sa mù, sương khói) đang là kẻ thống trị. Nhưng những ánh nắng hiếm hoi đâm thủng màn mây xám trắng vào những lúc ngưng mưa dọi qua làn cỏ lại óng ánh dã khúc hoan hỉ của diệp lục. Mùa mưa đồi núi cười, mùa khô đồi núi khóc.

* * *

Ta không thể ở lại một ngọn đồi nào cả, bởi cái bao la tuyệt cùng mới là quê hương của ta, và muôn ngọn đồi của cao nguyên đang phơi nhan ở đó. Những chỗ xa xôi, heo hút đã đầy ắp M’hual. Thì những ngã núi, cung đường dài ngắn cũng hun hút sa mù, từ cao nguyên M’Nông qua cao nguyên Đắk Lắk, vắt sang cao nguyên J’rai, chạm vào miền hạ Lào ở xứ Kon Tum. Ta như giọt mưa lăn. Phố thị nào cũng đã vô nghĩa. Núi đồi còn cô đơn trong mưa huống chi thị trấn, thành phố. Cả cao nguyên còn bé bỏng trước vần vũ, thì nói chi những đốm bê tông, hay những ý niệm hay ý chí tầm thường thế tục. Một cú sấm chớp là động vật thu mình, vào trong, không hang, hốc, nhà, thì cũng xó cây, chỏm lá, nhất là con người.

Trong mưa, ta luôn nhắc ta đây là thế giới mình đang sống.

Ta đang phù du từ bên trong lẫn bên ngoài thân thể. Cỏ không loay hoay như người, nó cũng không vô tình. Vũ trụ tàn nhẫn như một cỗ máy bao trùm. Còn ta loay hoay giữa vòng vô minh. Lòng tham vô độ và sự ảo tưởng về sức mạnh của con người làm ta vô minh. Chung sống với con người, loài nào cũng trở nên vô minh. Chung sống với con người, thực vật cũng không còn trong trẻo. Loài ta muốn thống soái. May ra chỉ khi mưa đổ như thế này, những lăn tăn đó mới tạm dừng dăm khắc, và sẽ khởi lại ngay khi mưa dứt. Chỗ nào còn cỏ hoang nguyên khởi, chỗ đó còn tín hiệu của an bình.

Thảo mộc là đứa con thừa tự của đất. Thảo mộc sinh ra trong nhân quả và chết đi cũng trong nhân quả. Hoa do nhân duyên mà thành trái, thành hạt; hạt do duyên mà thành cây; cây do duyên mà được sinh được tử, được trẻ được già, được ủ trong đất, được lăn lóc trên đồi, được trỗi lên khi có nước, được đau khổ và thăng hoa; được cao được thấp, được dày được mỏng, được biển chuyển, được quy hồi. Ý niệm nhân quả mà con người mượn từ thực vật để nói về những quy luật của tạo vật đã nói lên vai trò thâm sâu căn bản của cỏ cây. Ta cúi đầu ca tụng cho giống loài nào còn biết rưng rưng khi mưa gợi niềm chan chứa những giờ phút sống.

* * *

Có ngày mưa đủng đỉnh, có ngày mưa lê thê, có ngày mưa chơi vơi như nỗi buồn sơn nữ chửa hoang; có ngày mưa muốn sập núi, sập rừng, sập nương, sập rẫy, sập bon, sập plei, làng xưa, làng mới. Có những ngày mưa như thơ, có những giờ mưa như ma quỷ. Mưa thế mà thoáng chút ngưng mưa là nước biến đâu mất hút. Cao nguyên lại hiện ra bao la. M’hual trên trời lại muôn hình vạn dạng. Biến ảo như một cuộc chơi lớn có tổng bằng không. Là mưa núi chứ không phải mưa duyên hải, là mây núi chứ không phải mây đồng bằng. Cỏ à, mi có sức chịu đựng hơn con người. Mi không dễ gục ngã.

Tác giả bên một con suối trong rừng sâu. Ảnh: TLTG

Những ngọn đồi tự do là những ngọn đồi bỏ hoang. Những ngọn đồi không còn tự do là những ngọn đồi của thế nhân. Màu xanh bắp, đậu, khoai lang... ở những ngọn đồi hữu chủ góp những gam sắc đời thực nhắc nhớ tôi rằng mình đang cõi người. Cũng như, rằng dù mưa có sa, sương có phủ, bảng lảng có dậy lên trên đồi rẫy đầy hoa lợi khắp nơi thì cao nguyên cũng không phải thiên đường. Cả những trang trại cây trái, đồn điền cao su, cà phê, chăn nuôi đại gia súc của bọn doanh nhân phá rừng buôn núi, rửa tiền, tham nhũng, tư bản hoang dã từ xa tới cũng thơ mộng khi có mưa sa. Cây gì trong sương cũng mong manh, phong rêu, cổ kính, gầy guộc, thành mỹ nữ.

Chỏm đất nào còn hoang, người bản địa còn tìm được miếng ăn trong sạch yêu thích trên đó, với nấm nơi đất, măng nơi bụi, lá trong rừng, cá dưới đầm, ốc bên khe. Cỏ cứ xanh giữa bầu trời trắng đục. Thế nên ta vẫn lơ ngơ. Ta vứt xa hoa ra khỏi thân xác mình nhưng không thể trục xuất giấc mơ, mỹ cảm. M’hual có khả năng làm mờ lý trí lẫn sự thật. Hay M’hual nó có chứa phúc âm lẫn vật liệu từ bi vậy. Hay M’hual nó đưa ta về với thuở cao nguyên buổi bán khai, sơn nguyên.

* * *

Có lúc ta đội mưa lên đồi. Có lúc ta trú trong một chòi canh trên núi sâu ngó mưa. Có lúc ta ngồi trong những quán cóc xa lạ bên đường dõi ra màn nước. Có lúc ta mắc mưa nơi xa lộ thảm nhựa. Nhưng không miền mưa nào lưu dấu chân ta. Ta chỉ muốn là sa môn, hòa thượng, hành giả không chùa, không sư phụ, đệ tử, kinh kệ, cúng dường, phước sương. Ta chỉ muốn là linh mục không thánh giá, không giáo đường, kinh thánh, giáo lý, tín hữu, nước thánh, rước lễ. Tâm linh ta thuộc về thực tiễn phù du từ đất đai, phong sương, như vũ trụ giản dị vốn là. Trạng thái mưa của trời đất là một trú xứ của ta lúc này. Dưới vòm trời này, muôn loài bình đẳng, mà đại diện là cỏ dại.

Giờ là lúc loài người chờ dứt mùa mưa trên xứ sở này, như phụ nữ chờ được ly thân tay chồng vũ phu. Không thể ly hôn, bởi sức mạnh, sức sống miền Thượng nhờ tính khí vũ phu, giang hồ, cao bồi đó. Còn ta, mải miết, nối mùa. Tội lỗi của ta là không ghì giữ được một mảnh M’hual nào.

Mùa này, da của trời bên trên rất vắng màu xanh dương.

Ta nhắc ta, đây là thế giới có con người.

Nguyễn Hàng Tình/ Người Đô Thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Nếu có địa chỉ mail tôi đã trở thành công nhân vệ sinh

Mệt mỏi sau nhiều ngày lang thang tìm việc, người đàn ông thất nghiệp cảm thấy vô cùng chán nản và cùng quẫn. Thế rồi, vào một buổi chiều nọ, may mắn đã mỉm cười với ông khi ông vượt qua được cuộc phỏng vấn tuyển nhân viên cho một công ty vệ sinh lớn.

Quách Quỳ đã nướng quân chỉ vì thủy binh câu giờ

Vấn đề đặt ra là tại sao nhà Tống lại phải đem lực lượng ô hợp như vậy để nướng quân trên biển? Đơn giản vì Tống Thần Tông muốn nóng lòng đánh gấp để sau khi thắng là phải rút lại chủ lực về biên giới phía Bắc. Tống Thần Tông đặt quá nhiều kỳ vọng vào kỵ binh và bộ binh của Quách Quỳ - Triệu Tiết trong khi xem nhẹ năng lực thủy quân nhà Lý.

Việt Nam có thêm 6 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3609/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đợt 24.

Sai lầm của vua Tống khi để Quách Quỳ làm chánh tướng

Nếu Tiết xuất thân là tiến sĩ thì Quỳ là con trai thứ của Quách Bân, một danh tướng của Bắc Tống. Quỳ làm tướng giỏi và theo Tống sử thì rất giỏi binh thư, trận pháp. Vua Tống từng vời Quỳ vào hỏi cách bày binh bố trận và Quỳ trả lời rành rọt.

Lập Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 9

Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”, “Nghệ sĩ Ưu tú” lần thứ 9 đã được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ .

Di tích lầu Bảo Ðại đang bị 'băm nát'?

Ngày 26.9, tại phiên họp thường trực của UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Nguyễn Khắc Hà - Giám đốc Sở VH-TT thừa nhận: Khu biệt thự cổ lầu Bảo Ðại đến nay vẫn chưa được lập hồ sơ di tích, dù từ năm 1995, nơi đây đã được công nhận là “Danh lam thắng cảnh biệt thự Cầu Ðá” của tỉnh.

Thua ở đất Việt, Quách Quỳ bị người Trung Quốc chế giễu mang lợn đi đấu voi

Đau buồn nhất cho Quách Quỳ là sau khi thua trận trước quân dân Đại Việt thì bị người dân Trung Quốc giễu cợt về tài cầm quân. Điển hình là truyện "mưu lược của tướng quân Quách Quỳ" trong Cổ kim tiếu sử được nhà văn Phùng Mộng Long thời cuối nhà Minh chép lại.

Trương Vĩnh Ký Kỳ 5: Bi kịch một cuộc đời

“Nhờ có sách của người làm ra, diễn giải truyện tích chữ nho, chữ nôm cho nên tiếng Annam dấy ra chư quốc, đến cơn hấp hối, trí đà rối loạn, mà người còn mơ tưởng sự sách vở sẽ in ra cho thiên hạ thông dụng” - Trích điếu văn

'Đường vào thiền' của Osho giúp đưa thiền vào cuộc sống

'Đường vào thiền' tập hợp những bài giảng của Osho trong một khóa thiền do ông hướng dẫn, diễn ra trong ba ngày tại khu đồi Mahabaleshwar. Lật giở trang sách, độc giả cảm giác như Osho đang ngồi trước mặt và hướng dẫn ta từng bước đi vào thiền.

'Đường vào thiền' của Osho giúp đưa thiền vào cuộc sống

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 08/04/2025 08:00
'Đường vào thiền' tập hợp những bài giảng của Osho trong một khóa thiền do ông hướng dẫn, diễn ra trong ba ngày tại khu đồi Mahabaleshwar. Lật giở trang sách, độc giả cảm giác như Osho đang ngồi trước mặt và hướng dẫn ta từng bước đi vào thiền.

Người quản lý có kinh nghiệm

Blog GS John VU - GS John Vu - 07/04/2025 13:00
Một dự án điển hình thường yêu cầu các thành viên tổ có những kĩ năng kĩ thuật chuyên môn nhưng với người quản lí có kinh nghiệm, một mình kĩ năng kĩ thuật là KHÔNG đủ.

5 thứ này cho vào bình giữ nhiệt thì ngang "thuốc độc", ngấm ngầm hại cơ thể

Kỹ năng - Phác Thái Anh - 07/04/2025 12:00
Bình giữ nhiệt giữ ấm hiệu quả, nhưng không phải loại nước uống nào cũng phù hợp để đựng trong đó.

Vì sao Tiêu Phong truyền võ công cho kẻ thù là Hư Trúc mà bỏ qua Đoàn Dự?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 07/04/2025 11:00
Vì sao Tiêu Phong lại chọn Hư Trúc, người có ân oán với mình, thay vì Đoàn Dự, người anh em kết nghĩa, để kế thừa võ công Cái Bang?

Sự thật tin đồn bất hòa giữa Lý Tiểu Long và sư phụ Diệp Vấn

Phong cách sống - Minh Phương - 07/04/2025 10:00
Có nhiều tin đồn rằng Lý Tiểu Long và sư phụ Diệp Vấn không hòa thuận, thậm chí họ còn cắt đứt quan hệ thầy - trò, điều này có đúng?

Làm chủ cuộc đời - Đi tìm ánh sáng của từ bi và trí tuệ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 07/04/2025 09:00
Cuốn sách "Làm chủ cuộc đời" là tập hợp những bài giảng của Tiến sỹ Phật học Khangser Rinpoche, hướng dẫn bạn đọc tìm thấy một điểm tựa tinh thần cho cuộc đời của chính mình.

4 lý do vì sao 'Từ bỏ' đôi khi là lựa chọn khôn ngoan nhất

Từ sách - Phim - Quìn - 07/04/2025 08:00
Trong cuộc sống, chúng ta thường được dạy rằng kiên trì là chìa khóa của thành công. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta kiên trì với lựa chọn sai? Một con đường không còn phù hợp hay một mục tiêu không phản ánh đúng con người mà ta đang trở thành?

Kiểu "giả hiếu thảo mới" đang lan rộng, bà mẹ 68 tuổi ôm mặt khóc

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 06/04/2025 13:00
Chuyện này có xảy ra trong gia đình bạn không?

Giờ mới biết sử dụng 5 món đồ này, tôi trách IQ mình thấp "kịch đáy"

Kỹ năng - Thư Hân - 06/04/2025 12:00
Hóa ra từ trước đến giờ tôi đã trách oan cho 5 thiết kế này.

Hoàng Thường vô địch thiên hạ nhưng thua đau đớn trước Phương Lạp

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 06/04/2025 11:00
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến thất bại này của Hoàng Thường?

Chỉ nhìn tư thế đi, Diệp Vấn đã tiên đoán về cái chết của Lý Tiểu Long

Phong cách sống - Minh Phương - 06/04/2025 10:00
Diệp Vấn, sư phụ của Lý Tiểu Long, đã tiên đoán cậu đệ tử "nổi loạn" này sẽ đoản mệnh chỉ nhờ một ánh mắt.

Cô gái trong 'Sex Education' giỏi, đẹp 'hiếm có' nhưng cứ đẩy mọi người ra xa

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 06/04/2025 09:00
Đôi khi, điều dũng cảm nhất chúng ta có thể làm không phải là đứng một mình.

Từ bỏ - Kiên trì là cần thiết, nhưng buông bỏ đúng lúc lại là đỉnh cao của sự khôn ngoan

Từ sách - Phim - Quìn - 06/04/2025 08:00
Chúng ta thường được dạy rằng kiên trì là chìa khóa của thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa là bám chặt vào mọi thứ bằng mọi giá.

Bệnh nhân ghép thận 'mong được thắp nhang tri ân người hiến'

Truyền cảm hứng - Lê Phương - 05/04/2025 13:37
Ly, 36 tuổi, khỏe mạnh sau hơn một tháng ghép thận, mong được thắp nén nhang tri ân người đã hiến tạng, "hồi sinh" cuộc đời chị.

Chiến tranh máy tính

Blog GS John VU - GS John Vu - 05/04/2025 13:00
Theo một số nghiên cứu, chiến tranh tiếp đây trong thế kỉ 21 có thể không phải là làm chiến tranh theo qui mô đầy đủ với bom nguyên tử mà là “Chiến tranh máy tính” nơi các nước tấn công lẫn nhau bằng “vi rút và sâu máy tính” hay “Tấn công xi be.”
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 08/04/2025