Ký ức về hòa bình

NICOLAS CORNET - TTCN30/04/2025 10:00
Ký ức về hòa bình

Nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Cornet đã có gần 40 năm gắn bó với Việt Nam trên mọi nẻo đường. Ông nhớ lại và suy ngẫm về những ký ức của chiến tranh và hòa bình nhân nửa thế kỷ Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các con đường TP.HCM - nơi tôi đặt chân đến cách đây hai tháng - đang tràn ngập bầu không khí náo nhiệt. Từ bến Bạch Đằng đến đại lộ Lê Duẩn, những sự chuẩn bị quy mô lớn cho hàng loạt sự kiện đánh dấu 50 năm thống nhất đất nước đang khiến thành phố trở nên sôi động.

Bầu trời nhộn nhịp máy bay của các "nghệ sĩ không quân" với các vũ điệu không trung được thao diễn kỳ công cho các động tác và đường bay khó của màn trình diễn vũ điệu trên trời sẽ diễn ra trong cuộc diễu binh ngày 30-4. Lần đầu tiên sau 50 năm, lực lượng không quân và lục quân sẽ cùng nhau diễu hành quy mô lớn để mừng ngày hòa bình.

Ngày 30-4-1975, tôi mới 12 tuổi. Tôi nhớ rõ trang bìa một tạp chí Pháp, với hình ảnh người lính Việt Nam trẻ măng cầm súng. Tôi sững sờ trước bức ảnh đó, không thể hiểu nổi điều mình đang thấy. Trong các trang bên trong, tôi theo dõi hàng tuần như thể đọc một cuốn tiểu thuyết bằng hình ảnh về những tin tức từ chiến trường.

Một thế hệ phóng viên ảnh đã gửi về cho chúng tôi những bức hình mạnh mẽ và gây sốc nhất về cuộc chiến. Cũng từ đó, tôi đã khám phá ra thể loại phóng sự ảnh - điều sau này trở thành đam mê, lối sống, và cách để tôi đi, sống và cảm nhận về thế giới.

18 tuổi, tôi đã bị thu hút bởi những nơi có xung đột. Tôi đến Ba Lan với một chiếc ba lô và một chiếc máy ảnh, bắt đầu chuyến đi làm phóng sự đầu tiên. Hòa mình vào dòng người địa phương luôn sẵn lòng giúp đỡ, tôi có mặt tại Gdansk khi xe tăng tiến vào gần xưởng đóng tàu hồi năm 1981. 

Tôi cảm nhận được sự nguy hiểm, nỗi lo của người dân Ba Lan, vẻ hoảng sợ hiện rõ trong từng cuộc trò chuyện. Lần đầu tiên, tôi thấu hiểu thực tế của những bất định mà chiến tranh có thể áp đặt lên từng cá nhân và gia đình - không thể hành động tự do, không thể hình dung tương lai. 

Những người sống giữa chiến tranh khép mình lại, chuyển sang chế độ sinh tồn, dần rời xa hy vọng, quên đi mưu cầu hạnh phúc. Đó là lần đầu tiên tôi thật sự cảm nhận được cái giá của tự do và hòa bình.

Tối thinh lặng trên đường Đồng Khởi

Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là năm 1987. Khi đó, kiến thức lịch sử và chính trị của tôi còn hạn hẹp, chưa đủ để hiểu biết về đất nước này. 

Vì thế, tôi dựa vào cảm giác, vào óc tò mò, và dù còn dè dặt, tôi vẫn khao khát tiếp thu những điều mới mẻ, nhất là những câu chuyện về chiến tranh do các cựu binh kể lại. Khía cạnh lịch sử được nhìn qua lăng kính của người dân, của các gia đình, luôn là điều khiến tôi say mê.

Trong làn gió hậu chiến, Sài Gòn 1987 là một thành phố đang hồi phục, nhưng trầm lắng. Nếu có một lương y thăm khám cho thành phố, người ấy hẳn sẽ khó mà đặt ngón tay nhạy cảm lên cổ tay Sài Gòn để tìm được một nhịp mạch rộn ràng. Không có khách du lịch. 

Chỉ khoảng chục nhà hàng mở cửa, chủ yếu trong các khách sạn lớn. Hoạt động kinh tế khiêm tốn đến mức tối thiểu; thành phố sống chậm lại, đường Đồng Khởi lặng lẽ trong ánh hoàng hôn, chìm vào thinh lặng. Người ta ngủ trên mui ô tô, trên xích lô.

Gần khách sạn, tôi rất ấn tượng với hình ảnh những đứa trẻ hay người lớn tật nguyền và những đứa trẻ lai Mỹ lang thang. Một số em cố gắng nói tiếng Anh với giọng pha lẫn âm sắc Mỹ, học được từ một góc hẻm nào đó. 

Các em không biết tuổi tôi, không nói chuyện trực tiếp với tôi, mà với hình ảnh một chàng trai phương Tây. Tôi không hiểu những câu nói ám chỉ mà các em thốt ra: "Number One!", "Ok Salem!" - các em hét lên như thế. 

12 năm sau khi chiến tranh kết thúc, hòa bình đã hiện hữu, nhưng với tôi, nó mang một gương mặt còn khó hiểu, những ký hiệu, những quy tắc của nó vẫn chất chứa nỗi buồn.

Cái giá cho hòa bình

Ở miền Bắc, những chuyến đi bằng ô tô qua vùng nông thôn luôn mang đến nhiều điều bất ngờ. Trên con đường từ Hà Nội đi Hạ Long, vô số hố bom rải rác như dấu hiệu báo trước sự xuất hiện của những cây cầu, những ngã ba quan trọng, hay nơi đường sắt giao cắt. 

Trong sự im lặng ấy, vùng quê đang dần chữa lành những vết thương - đã khép miệng, nhưng vẫn hiện diện khắp nơi, quá nhiều để quên. 

Cảnh vật dường như chưa kịp tiêu hóa hết những sang chấn, như thể thiên nhiên cũng không thể vượt qua tang thương, không thể hồi sinh hoàn toàn, không thể trải lại tấm thảm xanh của sự thứ tha lên vùng đất đã tổn thương quá nặng nề.

s - Ảnh 2.

Những chiếc thuyền làm từ mảnh nhôm máy bay Mỹ tái chế ở Huế, năm 1989. Ảnh: Nicholas Cornet

Việc chụp ảnh lúc đó rất khó khăn. Gần các cảng, nhà máy hay trên cầu - chỉ để chụp một tấm ảnh những con thuyền trôi trên sông - rất thường xuyên, một người lính hoặc dân quân từ làng gần đó sẽ từ chòi gác bước ra, chạy lại chỗ tôi, khẩu AK47 nảy lên sau lưng và hét lớn: "Bí mật quân sự! Bí mật quân sự!". Trong những tâm trí cứng nhắc và đầy hoài nghi, chiến tranh vẫn để lại vết thương âm ỉ như những quả bom hẹn giờ.

Trên tường làng, tường các nhà máy ở miền Bắc, những khẩu hiệu cũ vẫn còn đó. Là một người tự học, tôi cố gắng đọc và học tiếng Việt. Khẩu hiệu đầu tiên tôi đọc được là: "Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa!". 

Câu này dài và rất khó nhớ. Tôi vô cùng tự hào khi có thể thuộc lòng. Ở các khu chợ tại Hà Nội (cho đến gần đây, vẫn còn ở chợ Hàng Da), các cô bán hàng trìu mến gọi tôi là "đồng chí" hoặc "Liên Xô".

Tại các thành phố và làng quê, mỗi cuộc gặp gỡ mới đều bắt đầu bằng việc giới thiệu liên quan đến chiến tranh. Trước khi là một con người cụ thể, người ta thường giới thiệu mình là cựu chiến binh của đơn vị nào, đóng quân ở tỉnh nào, vào thời điểm nào. 

Với những người từng tham gia kháng chiến, họ không dùng tên thật mà giới thiệu bằng bí danh trong chiến đấu. Trong các bữa cơm sau giờ làm, các câu chuyện về chiến tranh, về cuộc sống thường ngày dưới bom đạn, trong rừng sâu hay trong tù, thậm chí cả những trận đòn tra tấn - thường được kể lại.

Ngày qua ngày, tôi chắp nối từng mảnh, từng mảnh một của bức tranh lịch sử đồ sộ, vinh quang, nhưng cũng nhiều đau khổ: từ những người lính trẻ, những người kháng chiến, cho đến các nhà lãnh đạo mà tôi đã có dịp gặp gỡ trong các chuyến viết phóng sự. Mỗi câu chuyện nghe được đều giúp tôi hiểu rõ hơn về cái giá cho hòa bình.

Ở miền Trung, chúng tôi băng ngang cây cầu bắc qua sông Bến Hải trong im lặng thiêng liêng. Tôi cố gắng từ từ hiểu quy mô của các chiến dịch trong quá khứ. Từ những gì còn sót lại của vùng phi quân sự (DMZ) ở Quảng Trị đến đèo Hải Vân, ven quốc lộ 1 trải dài những đống kim loại - tàn tích của chiến tranh. 

Lưới chống lầy, xác xe đủ loại, đạn dược, thiết bị quân sự bị phá hỏng - tất cả giờ là những đống sắt vụn cao vút. Tôi vẫn nhớ những nơi còn sót lại xe bọc thép và xe tăng - những quái vật khổng lồ bằng kim loại cuối cùng bị bỏ lại như trong một nghĩa địa voi.

Ở Huế, những chiếc ghe nhỏ của người dân chở chúng tôi qua sông Hương làm bằng nhôm tái chế từ máy bay và trực thăng Mỹ. Kẻng trường học là vỏ đạn pháo rỗng. Một mảnh đạn rocket được dùng để đánh dấu mép đường. 

Người dân dường như không còn để ý rằng dấu vết chiến tranh vẫn ở đó, hiện diện khắp nơi trong cuộc sống thường nhật, và tất nhiên vẫn còn dai dẳng trong tâm trí.

Đổi mới, bước ngoặt và làn gió hy vọng

Những năm 1990, với chính sách Đổi mới, đất nước dần mở cửa; hoạt động kinh tế thị trường được cho phép trở lại. Như một đội quân kiến, những chiếc ghế nhựa nhỏ bắt đầu "bò ra khỏi nhà" để chiếm chỗ từng mét một trên vỉa hè cả thành phố lẫn làng mạc. 

Luồng sinh khí mới thổi bừng sức sống cho con người. Những sáng kiến kinh doanh nhỏ lẻ lan đi như lửa gặp rơm. Các cửa hàng mở ra, quán ăn vỉa hè nở rộ, tất cả còn mong manh, nhưng dần dần cảm giác thật rõ ràng là một trang sử đang được lật sang.

Với thế hệ sinh ra những năm 1990, hy vọng đã trở lại. Họ không còn nghe tiếng bom rơi, không chứng kiến các trận chiến. Những đứa con của hòa bình mang trong mình nguồn năng lượng mới, ánh mắt hướng về tương lai.

Suốt 20 năm qua, họ là trung tâm của sự phát triển kinh tế tại Việt Nam - điều đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Họ gắn bó với châu Á, học các ngôn ngữ trong khu vực. Một phần văn hóa của họ được thu thập từ Internet, biến họ thành những con người đương đại, có ý thức về nhiều thực tại khác trên thế giới.

Gần đây, tôi xem lại tranh ảnh và minh họa trên những số báo thời chiến của Văn nghệ quân đội

Dĩ nhiên, đó là góc nhìn về chiến tranh từ miền Bắc và trực tiếp từ tiền tuyến, nhưng nhờ khoảng lùi nhất định, ta dần khám phá được mức độ sâu rộng của cuộc chiến - cả về thời gian lẫn chiều sâu. Những câu chuyện trong đời sống gia đình nơi hậu phương, những người lính ngoài mặt trận, suốt nhiều năm, xã hội chỉ xoay quanh chiến tranh, vì bắt buộc. 

Một chuyển động không ngừng. Một con lắc (như con lắc của Foucault) treo lơ lửng giữa trời, cho phép từ đứa trẻ đến cụ già cảm nhận - không phải là sự quay của trái đất - mà là sự trở đi trở lại không thể tránh khỏi của đề tài chiến tranh.

Vài chục năm qua, các bác sĩ, nhà tâm lý học và nhà nghiên cứu đã bắt đầu xem xét di chứng vô hình của những năm tháng gian khổ đấy. Trong lĩnh vực này, cũng như nhiều lĩnh vực khác, không có loại thuốc thần kỳ nào, và liệu pháp duy nhất là qua hành trình của lời nói: nhắc lại lịch sử chung, diễn đạt nỗi đau, thừa nhận tổn thương.

Trên những luống cày hòa bình, mỗi người được tự do gieo những hạt giống sẽ mang lại giá trị cho ngày mai. Ngày 30-4, những khẩu pháo bên bờ sông Sài Gòn sẽ vang lên như hồi chuông tưởng niệm. Trong sự im lặng tiếp theo sau, ta có thể nghĩ đến 50 năm sắp tới.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.
2

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.
3

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.
4

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.
5

Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

Nghịch lý: Tại sao bạn bè ngày nhỏ rất thân, lớn lên lại tỏ ra không quen biết?

Tình bạn cũng giống như một cái cây. Nếu không được chăm sóc, tưới nước thường xuyên, nó sẽ dần khô héo.

Dấu hiệu nhận biết quý nhân bên cạnh bạn: Đó là những người có tầm nhìn dài hạn

Những người thực sự tuyệt vời là những người có tầm nhìn dài hạn.

Từ năm 2025 trở đi, điều thực sự khiến bạn thất nghiệp chính là ‘tâm lý DeepSeek, tâm lý Chat GPT’

Tâm lý DeepSeek, tâm lý Chat GPT khiến bạn mất đi 2 điều quý giá nhất đối với con người trong quá trình học tập và làm việc: Thói quen suy nghĩ độc lập và kiên trì học tập suốt đời. Cứ thế, AI sẽ ‘đá bay’ bạn ra khỏi chốn công sở.

Giữa làn sóng AI, thứ giết chết con người không phải Chat GPT, DeepSeek,... mà là lối tư duy này

DeepSeek giống như cần sa, nó có tác dụng giảm đau. Nhưng một khi bạn bị nghiện, nó sẽ chỉ gây tổn hại đến não và khiến bạn hoàn toàn mất khả năng suy nghĩ.

Học hỏi 14 thói quen của những người sáng tạo để trở nên sáng tạo hơn

Nếu bạn đang mắc kẹt trong bài tập hoặc dường như không thể hoàn thành một tác phẩm nghệ thuật, hãy tập trung xây dựng những thói quen sau đây của những người sáng tạo. Theo thời gian, bạn sẽ học được cách sáng tạo nhanh hơn, dễ dàng hơn và lâu dài hơn.

Sau tuổi 40, nhìn vào 4 điểm này là biết nửa đời sau sung sướng hay bất hạnh

Đây đều là thói quen sống cấp cao mà ít người làm được!

Nghiên cứu ĐH Harvard: Hoàn cảnh gia đình không quyết định 100% số phận con người

Những người tin rằng họ có thể thay đổi vận mệnh của mình, bất kể nguồn gốc của họ, sẽ tiến xa hơn những người hay bỏ cuộc.

Tránh xa loại người này, bạn sẽ không rơi vào nghèo khó

Con người chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các mối quan hệ xung quanh.

Tuyệt đỉnh Kungfu - "Làm người phải biết nhân nghĩa, bằng không giỏi đến mấy cũng chỉ là cặn bã"

Điện ảnh - Trương Lương - 26/07/2025 12:00
Cao thủ thực sự không cần đến danh tiếng..."

"Trí tuệ du lịch" của giới trẻ, họ giải quyết nhiều vấn đề khó khăn mà không tốn bất kỳ chi phí nào!

Kỹ năng - Nhật Anh - 26/07/2025 11:00
Khi đi du lịch, bạn phải theo kịp tốc độ của những người trẻ tuổi. Một số "trí tuệ du lịch" mà họ nghĩ ra thật tuyệt vời đến nỗi mọi người không thể không khen ngợi khi nhìn thấy chúng.

Kinh khủng hơn bất hiếu là kiểu con cái đang ăn mòn nhiều gia đình này

Suy ngẫm - Đông - CFB - 26/07/2025 10:00
Đáng sợ hơn, kiểu con cái này lại thường được ngụy trang dưới vẻ ngoài bận rộn.

‘Sức mạnh của người thấu cảm’ - Mở ra cánh cửa ‘siêu năng lực’ của người thấu cảm

Từ sách - Phim - FN - 26/07/2025 09:00
Sự thấu cảm như con dao hai lưỡi. Một mặt, nó là nền tảng của sự tử tế, lòng trắc ẩn và khả năng chữa lành, nhưng nếu không biết cách sử dụng, người thấu cảm có thể trở thành ‘thảm chùi chân’ của người khác đến mức đánh mất chính mình.

Muốn dữ liệu tạo ra giá trị, đừng bỏ qua 5 câu hỏi cốt lõi này

Từ sách - Phim - Quìn - 26/07/2025 08:00
Nhiều doanh nghiệp đổ tiền vào hệ thống, AI, phân tích... nhưng quên mất một điều: dữ liệu chỉ hữu ích khi phục vụ đúng mục tiêu.

Công nghiệp phần mềm ở Ấn Độ

Blog GS John VU - GS John Vu - 25/07/2025 13:00
Trong cuộc viếng thăm của tôi ở Ấn Độ, Ts. Prasad một giáo sư về kĩ nghệ phần mềm đã chia sẻ với tôi một cuộc điều tra ông ấy đã tiến hành tháng trước.

Con người nói chuyện ngày càng giống ChatGPT

Suy ngẫm - Nam Đoàn - 25/07/2025 12:00
Nghiên cứu mới đây tiết lộ một xu hướng đáng kinh ngạc: Thay vì AI học cách giao tiếp như con người, chính chúng ta lại đang dần "nói chuyện giống ChatGPT".

Người dùng Meta AI đang bị khai thác dữ liệu nhạy cảm mà không hề biết

Kỹ năng - Nam Đoàn - 25/07/2025 11:00
Hãy tưởng tượng một cảnh phim kinh dị thế kỷ 21: Lịch sử duyệt web cá nhân của bạn bị công khai mà bạn không biết, đây chính là cảm giác mà nhiều người dùng đang trải qua với ứng dụng Meta AI.

Xóa gấp bức ảnh ông cụ bán xôi ở vỉa hè sau 5 ngày vì quá nhiều tiền được gửi về tài khoản

Phong cách sống - Trần Hà - 25/07/2025 10:00
"Hóa ra chuyện này có thật ngoài đời ư?”, một netizen bình luận.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Cha mẹ độc hại ảnh hưởng ra sao đến sự trưởng thành của một đứa trẻ?

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 25/07/2025 09:00
Sẽ thế nào nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Xem 'Khi cuộc đời cho bạn quả quýt', tôi ngán ngẩm nhìn sang chồng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 25/07/2025 08:00
Tôi không nghĩ đến, có ngày mình rơi vào hoàn cảnh này.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 27/07/2025