Con người có nhất thiết phải ăn nhiều thịt để đứng đầu muôn loài?

Anh Tú11/12/2023 12:00
Con người có nhất thiết phải ăn nhiều thịt để đứng đầu muôn loài?

Các nhà cổ nhân chủng học cho biết việc ăn thịt không hẳn giúp loài người tiến hóa từ loài vượn.

phong-sinh.jpg
Con người nắm sinh mạng của muôn loài - Ảnh: Zing

Con người được ước tính đã tồn tại khoảng 2,5 triệu năm trên Trái đất. Trong đó, có khoảng thời gian, ít nhất là 2,4 triệu năm, con người đã ăn thịt động vật. Thực tế này được chứng minh bằng các dấu vết cắt trên xương động vật hóa thạch, các công cụ bằng đá còn sót lại và các phân tích về răng của tổ tiên chúng ta.

Trong khi các chi người đã tuyệt chủng như Homo habilis (người khéo léo) và Homo rudolfensis… có lẽ chỉ bắt một con thằn lằn hay ăn thừa những phần thịt còn sót lại do những loài săn mồi khác để lại, thì tổ tiên chúng ta - Homo erectus (người đứng thẳng) đích thị là những thợ săn lão luyện.

Ngày nay, theo một số thống kê, trung bình một người Mỹ ăn khoảng 7.000 con vật trong đời, bao gồm 4.500 con cá, 2.400 con gà, 80 con gà tây, 30 con cừu, 27 con lợn và 11 con bò. Con số này nghe có vẻ cao một cách vô lý, đồng thời nó đặt ra một câu hỏi: Điều này có thực sự cần thiết không?

Theo một lý thuyết nổi tiếng, việc tiêu thụ thịt giúp Homo erectus tiến hóa trở thành người tinh khôn. Ngay từ giữa những năm 1950, nhà cổ nhân loại học Raymond Dart đã đưa ra ý tưởng rằng tổ tiên đầu tiên của con người đã săn bắt động vật để sinh tồn trên thảo nguyên châu Phi cằn cỗi.

Cuối cùng, vào những năm 1990, Leslie Aiello và Peter Wheeler đã đưa ra giả thuyết về “mô tốn kém” (expensive tissue hypothesis). Theo đó, các mô khác phải dần biến mất khi não người tiến hóa để nhường chỗ cho những mô giá trị nhưng rất tốn năng lượng. Nó giống hệt như các chip máy tính hiện giờ khi các chip sau này càng hiện đại thì càng hại điện, càng đòi hỏi nhiều điện năng hơn.

Bằng lý thuyết đó, các nhà cổ nhân học đã đưa ra đáp án trả lời cho câu hỏi người vượn nhân hình đầu tiên lấy năng lượng từ đâu để nuôi não bộ ngày càng phát triển. Trong khi thể tích não của Homo rudolfensis vẫn chỉ khoảng 750cm3 thì Homo erectus đã tăng tới 1.250cm3. Ngày nay, Homo sapiens (người tinh khôn, hậu duệ của người đứng thẳng) có thể tích não còn lớn hơn, từ 1.100 đến 1.800cm3.

Bộ não con người là một cơ quan ngốn năng lượng vô cùng lớn. Mặc dù chỉ chiếm một vài phần trăm tổng khối lượng cơ thể nhưng nó tiêu thụ tới 1/5 tổng năng lượng chúng ta thu nạp. So với rễ, lá và nhiều bộ phận khác của cây thì thịt (đặc biệt là các bộ phận nội tạng như gan, tim hoặc lưỡi) có mật độ dinh dưỡng khá cao với nhiều protein và hơn hết là chất béo. Nếu cắt nhỏ phần thịt ra bằng công cụ dù là đồ đá thì cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian nhai, đồng nghĩa với việc thức ăn giàu năng lượng có thể được ăn vào mà tiêu tốn ít năng lượng. Theo lập luận của họ, bất kỳ khoản dư năng lượng nào sau đó cũng có thể được dùng cho sự phát triển và hoạt động của não.

Nhiều người ngày nay biện minh cho việc tiêu thụ quá nhiều thịt của mình với bản thân và người khác bằng những lập luận này. Họ lập luận rằng con người hiện đại bẩm sinh đã ăn thịt khi nhìn vào  lịch sử loài người. Hơn nữa, việc phát minh ra cách tạo lửa, sự phát triển của ngôn ngữ, nguồn gốc của sự phân công lao động, sự khởi đầu của hệ thống phân cấp xã hội và thậm chí sự xuất hiện của văn hóa đều có thể liên quan đến việc săn bắn và ăn thịt.

Từ đó, họ cho rằng việc tiêu thụ thịt là nhu cầu tự nhiên của con người trong khi việc ăn chay là phản tự nhiên, thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe. Nhưng các chuyên gia từ các lĩnh vực đa dạng như cổ nhân loại học và dinh dưỡng đang đặt câu hỏi về những ý tưởng này.

Sự tiến hóa của loài người không hề bị khóa chặt theo đường ray mà thay vào đó là phát triển không ngừng. Những gì đúng với tổ tiên của chúng ta không nhất thiết vẫn đúng cho đến ngày nay. Ví dụ, hiệu quả khai thác, thành phần và cách chế biến thực phẩm đã thay đổi rất nhiều kể từ khi con người sơ khai biết ăn thịt. Chúng ta không còn phải mất nửa ngày để rình rập một con mồi nữa, tức là chúng ta không còn tốn nhiều năng lượng cho một bữa ăn nữa. Các phương pháp nhân giống hiện đại đã làm tăng đáng kể hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn có nguồn gốc thực vật. Và theo thời gian, chúng ta đã học cách nấu thức ăn sao cho dễ tiêu hóa hơn và dễ tiếp cận chất dinh dưỡng hơn.

Ngày nay, thịt cũng không còn là sản phẩm xa xỉ nữa. Ngược lại, một miếng cốt lết đôi khi còn rẻ hơn một bao khoai tây. Tuy nhiên, việc sản xuất thịt tiêu tốn nhiều tài nguyên hơn khoai tây nhiều lần. Khoảng 77% đất trồng trọt trên thế giới được sử dụng để sản xuất thịt và sữa, mặc dù các sản phẩm từ động vật chỉ cung cấp khoảng 18% nhu cầu calo của thế giới. Ngay cả khi có mối liên hệ sinh học giữa việc tiêu thụ thịt và việc tiến hóa trở thành người tinh khôn đi chăng nữa, thì ngày nay chúng ta vẫn có thể giải phóng bản thân khỏi mối liên hệ đó.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu về cổ nhân loại học sau này đã nghi ngờ hoặc bác bỏ thuyết "thịt làm nên con người". Ví dụ, một nhóm do bà Ana Navarrete thuộc Đại học Zurich dẫn đầu không tìm thấy thêm bằng chứng nào trong thế giới động vật cho giả thuyết “mô tốn kém” trong các phân tích có tính tổng quát và chuyên sâu hơn.

Trên tạp chí Nature vào năm 2011, nhóm nghiên cứu đã viết: Chắc chắn rằng ý tưởng mang tính trực quan cao này (thuyết "thịt làm nên con người") đã được chấp nhận rộng rãi trong cổ nhân loại học và nhiều lĩnh vực khác, đồng thời thúc đẩy các thảo luận công khai về chế độ ăn uống tối ưu của con người. Tuy nhiên, trái ngược với những dự đoán của giả thuyết về “mô tốn kém”, chúng tôi không tìm thấy mối tương quan nào giữa kích thước tương đối của não và bộ phận tiêu hóa cũng như những cơ quan khác ở các loài động vật có vú hoặc ngay trong các loài linh trưởng khác (trừ con người). Do vậy, thật đáng ngạc nhiên nếu nguyên tắc này chỉ áp dụng cho quá trình tiến hóa của loài người".


Gửi bình luận
(0) Bình luận
3

Bí ẩn về cuốn sách chỉ vỏn vẹn 10 trang mà không ai có thể đọc xong trong đời!

Trong tiếng Anh, tiêu đề Cent mille milliards de poèmes được dịch là One hundred thousand billion poems, hoặc One hundred million million poems, hoặc One hundred trillion poems.
5

Làm sao để nhốt 10 con trâu vào 9 cái chuồng?

Một trong những câu hỏi dành cho trẻ con nhưng khiến cả người lớn cũng phải “vò đầu bứt tai”.

Khi các nhà khoa học đóng vai Chúa Trời: Họ đã tạo ra những sinh vật chưa từng tồn tại trên Trái Đất

Khoảng 10 năm trở lại đây, các nhà khoa học đang tạo ra những thực thể sống hoàn toàn mới lạ. Chúng không thể được phân loại trong bất kỳ danh mục sự sống nào, ngay cả đối với các nhà triết học.

Đố bạn biết: Cơ thể người có bao nhiêu cơ quan nội tạng tất cả?

Bạn có thể sống với chỉ 5 nội tạng sau: não, tim, gan, một bên thận và một lá phổi.

Độc đáo loài cá ‘leo cây’ ở mũi Cà Mau

Cá thòi lòi (còn có tên cá leo cây) là loài cá kỳ lạ, sống nhiều ở vùng rừng ngập mặn mũi Cà Mau.

Đi theo Google Maps, người đi bộ đường dài bị mắc kẹt ở nơi nguy hiểm từng có người chết

Người đi bộ đường dài ở Canada đã được giải cứu sau khi mắc kẹt trên rìa vách đá ở một khu vực rất dốc và nguy hiểm. Lực lượng cứu hộ cho biết nạn nhân đi vào một con đường không tồn tại được liệt kê trên Google Maps.

Tìm ra lời giải cho bài toán 'khách mời dự tiệc' thách thức cả thế kỷ với các nhà toán học

Hai nhà toán học đã tìm ra cách mới để áp đặt trật tự cho sự hỗn loạn dưới dạng bài toán khách mời dự tiệc khiến họ bối rối trong gần một thế kỷ – được gọi là bài toán Ramsey, còn được viết là r(4,t).

Cao thủ đen đủi trong Thiên long bát bộ: Võ công sánh ngang Mộ Dung Phục, chết thảm dưới tay một phụ nữ

Cao thủ này từng được Kiều Phong (Tiêu Phong) nhận xét có nội lực ghê gớm.

Người ký họa các phiên tòa tại Mỹ

Trang Business Insider giới thiệu họa sĩ Jane Rosenberg – người có thâm niên hơn 40 năm vẽ tranh các phiên tòa tại Mỹ.

Các nhà khoa học mách cách vượt qua nỗi sợ loài nhện

Trong bài trước, ta đã biết số lượng nhện đang suy giảm đáng báo động mà loài người không hay. Lâu nay, chính chứng sợ nhện đã khiến con người bàng quan với động vật rất hữu ích này.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025