Xã hội phát triển, đời sống của con người cũng không ngừng nâng cao. Ngày nay, cha mẹ đầu tư nhiều tâm sức và tiền bạc để con cái rèn luyện phẩm chất toàn diện, trở thành những tài năng có đóng góp cho cộng đồng.
Tuy nhiên Giáo sư Lý Mai Cẩn - chuyên gia trong lĩnh vực Tâm lý tội phạm và Nuôi dạy con cái, hiện công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra một khái niệm hoàn toàn mới: Đó là cho phép con hình thành thói quen "táo tợn" từ nhỏ, để sau này trẻ không phải sống quá mệt mỏi.
Theo nữ Giáo sư, thói quen này không chỉ là chìa khóa cho hạnh phúc tương lai của trẻ mà còn quyết định việc chúng có chỗ đứng trong xã hội hay không? "Táo tợn" là khái niệm chỉ sự táo bạo đến mức không biết sợ, không kiêng nể gì,... Nó thường mang nghĩa không mấy tích cực. Vậy thì tại sao Giáo sư Lý lại cho rằng trẻ em nên có thói quen này?
Về điều này, Giáo sư Lý Mai Cẩn cho biết, "táo tợn" ở đây có liên quan đến cách giáo dục trẻ đối mặt với những nỗi thất vọng trong cuộc sống. Từ "táo tợn" được chọn lựa bởi nó giúp chúng ta hình dung điều này dễ hơn.
Giáo sư Lý Mai Cẩn.
Tại sao lại để trẻ hình thành thói quen "táo tợn"?
So với thời trước, trẻ nhỏ ngày nay thường được bố mẹ bao bọc hơn rất nhiều. Một số trẻ được nuôi dạy chẳng khác gì bông hoa trong lồng kính. Vì quá trình trưởng thành quá suôn sẻ, nên khi ra xã hội, một chút tổn thương nhỏ cũng có thể "phá hủy" tâm hồn trẻ. Thế giới nội tâm của chúng vỡ từng mảnh và dần dần sụp đổ như một bức tường gạch.
Theo giáo sư Lý, hầu hết trẻ em bây giờ chỉ nhìn thấy những thứ đẹp đẽ mà không có khả năng chịu đựng các kích thích bên ngoài. Những cảm xúc này sẽ gieo mầm phiền muộn trong lòng trẻ, khiến chúng có những hành động gây tổn thương cho bản thân và người khác.
Những đứa trẻ chưa được giáo dục về sự thất vọng thường không biết ơn. Khi gặp chuyện bực bội, trẻ không tự phản tỉnh mà chỉ biết đổ lỗi cho người khác một cách mù quáng. Trẻ giữ thái độ này ngay với cả người thân và tất nhiên các mối quan hệ cá nhân ngoài xã hội cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi tính cách này.
- Cho con tiếp xúc với những đứa trẻ khác
Nhiều trẻ em trở nên rụt rè, yếu ớt vì tham gia ít các hoạt động xã hội. Nếu muốn tốt cho con, cha mẹ cần khuyến khích con giao tiếp với bạn bè. Quá trình tương tác với những đứa trẻ đồng trang lứa sẽ giúp ích cho việc nâng cao trí tuệ cảm xúc (EQ) ở trẻ.
- Khuyến khích lòng can đảm của con
Lên sân khấu, biểu diễn trước đám đông là một cách rèn luyện lòng can đảm cho trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể khuyến khích con tham dự các hoạt động văn nghệ ở sân khấu trường, rồi những cuộc thi với quy mô lớn hơn. Việc dám xuất hiện trước đám đông sẽ đẩy mạnh được sự can đảm, lòng dũng cảm của con.
- Chú ý đến những thay đổi bên trong của con
Trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ hãy tích cực hướng dẫn con đối mặt với những thất bại. Chúng ta cần học cách buông bỏ chứ không thể giúp con hoàn thành mọi việc. Chẳng hạn thấy con chưa làm xong bài tập, nhiều cha mẹ vội vàng xắn tay vào làm giúp. Điều này chỉ có hại, chứ không thể nào giúp con hiểu bài tập, cải thiện điểm số.
Khi trẻ còn nhỏ, chúng ta phải dạy con chấp nhận "những bước lùi", cổ vũ con đối mặt với chúng, thay vì ủ dột, xuống tinh thần.
Pháp luật & bạn đọc