Lối sống sai lầm khiến bạn không tiết kiệm được đồng nào

16/12/2021 11:00
Lối sống sai lầm khiến bạn không tiết kiệm được đồng nào

Có 5 bí quyết để bạn có thể tăng khả năng tiết kiệm của mình, xây dựng một khả năng tài chính ổn định hơn.

Một sự thật luôn đúng đó là khi có tiền dư dả, cuộc sống của chúng ta sẽ thoải mái hơn, đầu óc cũng nhẹ nhàng hơn một chút. Bạn có thể làm những việc mình muốn và tiết kiệm nhiều hơn nhưng nếu không biết quản lí chi tiêu , sống mà chạy theo các khuyến mãi hấp dẫn từ các cửa hàng, chỉ lao vào mua sắm, bạn sẽ khó có được khoản tiền dư dả mỗi tháng, có khi là kiệt quệ tài chính.

Nếu bạn nhận thấy mình có thói quen khó bỏ này, có thể bạn đang sống trong tình trạng lạm phát lối sống (lifestyle creep). Tình trạng này xảy ra khi mức sống của một người được cải thiện do thu nhập tăng lên và những thứ trước đây được coi là xa xỉ lại trở thành nhu cầu thiết yếu của họ.

James Andrews, biên tập viên tài chính cá nhân cấp cao tại money.co.uk, giải thích rằng thu nhập tăng có thể mang lại cảm giác thích thú vì mình có thể đạt được những thứ tốt đẹp hơn trong cuộc sống, tuy nhiên nó làm tăng chi phí mỗi tháng của một người và khiến số tiền tiết kiệm hoặc tiền để thực hiện các kế hoạch khác bị ít dần đi.

Lối sống sai lầm khiến bạn làm cực như trâu mà vẫn không tiết kiệm được đồng nào, thay đổi nhanh còn kịp! - Ảnh 1.

Việc dễ dàng vay và sử dụng thẻ tín dụng cho phép mua hàng nhiều hơn đã góp phần vào hiện tượng lạm phát lối sống. Đó là khi mọi người không nhìn thấy ánh sáng rực rỡ của việc tăng lương - mà là sự thất vọng bởi những con số nợ trong tài khoản ngân hàng ngày một tăng cao.

Các ví dụ về hiện tượng lạm phát lối sống có thể kể đến như:

- Chi thêm tiền mỗi ngày để mua cà phê ở quán nổi tiếng hơn;

- Ăn ngoài thường xuyên và nhiều hơn;

- Mua quần áo đắt tiền;

- Thuê giúp việc dù không thật sự cần;

- Mua hoặc thuê nhiều nhà hơn nhu cầu;

5 mẹo để kiểm soát sự thay đổi lối sống chính là:

Lối sống sai lầm khiến bạn làm cực như trâu mà vẫn không tiết kiệm được đồng nào, thay đổi nhanh còn kịp! - Ảnh 2.

Tạo cho mình một động lực tài chính

Zainab Kwaw-Swanzy, một chuyên gia tài chính, tiết lộ một cách tốt để kiểm soát tài chính của bạn chính là: Hãy bắt đầu bằng cách sử dụng tính năng phân loại chi tiêu có sẵn trong ứng dụng của ngân hàng hoặc có thể in bảng sao kê từ ngân hàng, thống kê các hạng mục chi tiêu, hệ thống hoá chúng theo cách riêng của bạn (ví dụ như phân loại theo màu sắc).

Bằng cách này bạn sẽ hiểu rõ ràng hơn về hạng mục mà bạn đang vung tiền nhiều nhất, những thứ chi tiêu mà bạn có thể kiểm soát và hướng tới mục đích tiết kiệm để có sự vững vàng về tài chính. Đây cũng chính là động lực tài chính mà bạn nên hướng về.

Đối xử tốt với bản thân, nhưng không phải vung tay quá trán

James tiếp tục: "Không thể phủ nhận rằng những người đã làm việc chăm chỉ để có thu nhập cao hơn thì nên chi tiêu một chút để lo cho bản thân. Nhưng để tránh mắc nợ, bạn nên xem xét một việc nào đó trong cuộc sống mà bạn muốn nâng cấp hoặc cải thiện, hơn là thay đổi toàn bộ cuộc sống".

Bạn muốn có quần áo mới, du lịch và khám phá những địa điểm ăn uống đắt tiền mới, nhưng làm tất cả những thứ này vào cùng một lúc sẽ khiến bạn không thể tiết kiệm và thậm chí khiến tình hình tài chính của bạn trở nên tồi tệ hơn trước khi thu nhập của bạn được tăng lên.

Thay vào đó, bạn có thể lập danh sách một hoặc hai món đồ tự thưởng cho mình trong tháng, tính chúng vào thu nhập hàng tháng của bạn.

Lối sống sai lầm khiến bạn làm cực như trâu mà vẫn không tiết kiệm được đồng nào, thay đổi nhanh còn kịp! - Ảnh 3.

Tiết kiệm vẫn là ưu tiên hàng đầu

Bài học mà đại dịch đã dạy chúng ta chính là cuộc sống không có gì là bất biến và luôn phải có quỹ khẩn cấp trong trường hợp bạn không thể làm việc, giúp bạn cảm thấy an toàn hơn về mặt tài chính.

Vì vậy, điều quan trọng là vẫn tiếp tục tiết kiệm tiền, ngay cả khi bạn đang kiếm được nhiều tiền hơn và đặt cho mình những mục tiêu tiết kiệm mới có thể giúp bạn có được một quỹ tài chính ổn định.

Bạn có thể làm theo quy tắc 20-30-50 khi lập ngân sách và tiết kiệm:

- 50% thu nhập của bạn sẽ dùng để chi trả sinh hoạt phí mỗi tháng như tiền điện nước, internet, xăng, tiền cước điện thoại, tiền thuê nhà (nếu có). Số tiền này là cố định, mỗi tháng gần như là bằng nhau.

- 30% thu nhập sẽ dành cho mua sắm, du lịch, chăm sóc da… Thậm chí, tiền mừng cưới, tiền gửi bố mẹ cũng sẽ được tính vào đây.

- 20% còn lại sẽ được dùng để tiết kiệm. Mà với khoản tiền này, tốt nhất là bạn nên cài chế độ tự động trích tiền mỗi tháng vào tài khoản tiết kiệm, tránh tình trạng bạn lỡ xài thâm hụt.

Lối sống sai lầm khiến bạn làm cực như trâu mà vẫn không tiết kiệm được đồng nào, thay đổi nhanh còn kịp! - Ảnh 4.

Sử dụng tài khoản tiết kiệm riêng

Zainab cho biết, khi mức lương tăng lên đột ngột, việc vung tiền để "thưởng cho bản thân" sẽ diễn ra một cách thường xuyên và ngày càng hấp dẫn hơn. Vì vậy, thật tốt nếu bạn có thói quen chuyển một khoản tiền vào tài khoản tiết kiệm riêng mỗi khi bạn nhận lương. Sau đó, giữ phần còn lại để chi tiêu trong cả tháng.

Không bị ảnh hưởng bởi những gì người khác làm

Khả năng tài chính của mọi người là hoàn toàn khác nhau, vì vậy điều quan trọng là không nên so sánh chuyện chi tiêu, tiết kiệm của bạn với người khác.

James nói thêm: "Nếu bạn liên tục thấy mình so sánh tài chính và sự giàu có của chính mình với những gì người khác có thì bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc. Bất cứ thứ gì bạn mua bằng đồng tiền mà mình vất vả mới kiếm được thì nên mua vì niềm hạnh phúc cho bạn hoặc cho gia đình, chứ không phải để theo kịp người khác hoặc để khoe khoang trên mạng xã hội".

(Nguồn: Metro)

Pháp luật & Bạn đọc


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 11/10/2024