Chuyện nam công chức Huế mặc áo ngũ thân đi làm - NTK Chương Đặng: 'Tôi thấy ổn'

11/09/2020 21:30
Chuyện nam công chức Huế mặc áo ngũ thân đi làm -  NTK Chương Đặng: 'Tôi thấy ổn'

Mới đây, những hình ảnh nam công chức mặc áo ngũ thân đi làm Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Thừa Thiên - Huế thu hút sự quan tâm của dư luận.

Hình ảnh này cũng đánh dấu sự trở lại của áo dài truyền thống, đặc biệt là áo ngũ thân nhưng hình ảnh cũng gây nhiều tranh cãi trái chiều.

      Theo dự kiến, các công chức Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Thừa Thiên - Huế sẽ mặc áo dài thí điểm vào ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng - Ảnh: Internet  

Ngày 7.9, các cán bộ công chức khối văn phòng Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên Huế đã mặc áo truyền thống đến cơ quan làm việc. Trong đó, hình ảnh các nam công chức mặc áo dài ngũ thân truyền thống với áo màu xanh đậm, quần trắng gây chú ý trong dư luận.

Theo ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên Huế, trang phục sẽ được mặc thí điểm vào các ngày thứ Hai đầu tiên của mỗi tháng, góp phần bảo tồn và quảng bá về “Huế- Kinh đô Áo dài Việt Nam”.

Áo dài mà nam giới công chức Huế mặc là áo dài ngũ thân.

Theo các nghiên cứu về trang phục xưa, áo dài ngũ thân của nam giới đặc trưng có 5 thân và 5 nút, cổ áo đứng. Áo được phân thành nhiều loại khác nhau nhưng có 2 kiểu cơ bản là áo kiểu tay thụng và dài tay chẹt. 4 thân ở trước và sau tượng trưng cho "tứ thân phụ mẫu", thân trong tượng trưng cho người con. 5 nút áo tượng trưng cho ngũ thường của Nho giáo là Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Theo nhà thiết kế (NTK) áo dài Chương Đặng: “Tôi thấy âu phục cũng ổn, áo dài cũng rất ổn. Kết hợp cả hai lại càng ổn chứ không có vấn đề gì”.

Anh chia sẻ thêm dưới góc độ của một NTK áo dài:

- Hình ảnh nam giới với áo dài, khăn đống, quần trắng, mang guốc … và tất cả những biến tấu trên những chi tiết này, thay đổi qua những mốc thời gian khác nhau có thể gọi nôm na là trang phục truyền thống. Tức: trong một giai đoạn của quá khứ, phần lớn người ta mặc nó để phù hợp với kì vọng của đám đông về diện mạo của mình. (Trong lúc hoàng kim của quá khứ, lẽ dĩ nhiên vẫn có người chống lại; và họ có quyền đó cho cá nhân họ).

- Những thử nghiệm gọi nôm na là cách tân, như bỏ guốc thay bằng giầy, bỏ quần trắng thay bằng quần tây hay quần jeans, bỏ khăn đống, đeo kính, và sau cùng là tấn vào chiếc áo: từ lụa qua vải đến cả phi bóng, từ the đến vải đũi thêu tay vẽ tay hay in họa tiết … đủ thứ. Tất nhiên, so với áo dài nữ, áo dài nam còn đang trong đường hầm tăm tối chưa thấy le lói ánh sáng đèn pin!

Anh cho rằng "Trong thời trang, phản biện là vô cùng cần thiết, chịu nói về nó là tốt rồi; cách chúng ta tư duy về thời trang trả lời rất rất rất nhiều thứ về cuộc đời, sự nghiệp, thậm chí cả đường tình duyên, gia đạo luôn. Không tin, mọi người cứ tự ngẫm về những trường hợp quanh mình sẽ thấy ngay".

Chỉ cần người mặc tuyệt đối tuân thủ qui tắc vàng: Sự hài hòa

Mọi văn hóa, mọi quốc gia, mọi dân tộc người ta đều tôn trọng một người nam có phong thái đĩnh đạc; nói chuyện rõ ràng, giọng mạnh không chát quá lớn quá; di chuyển gãy gọn dứt khoát, phóng khoáng lịch duyệt, biết người biết ta.

Về trang phục áo dài, để nó hài hòa thì nó phải dễ hiểu: Chọn loại vải, màu vải trên những gam trầm cơ bản: trắng, đen, xám, xanh … và 50 sắc thái của chúng dựa trên thái độ nhưng không trộn chúng lại, áo dài nam mà có trên 3 màu thì bắt đầu … loạn. Những họa tiết càng nhỏ càng tốt, nhỏ mà có võ, nhỏ mà chắc, mà cứng … cáp! Kết hợp với một chiếc quần tây màu tối, thậm chí quần jeans cũng phù hợp, nhưng quan trọng là màu tối, phom ống quần vừa thẳng, độ dài vừa phải. Kết hợp với đôi giầy tây “ăn nói”; đôi giày tây “ăn nói” của đàn ông giống như giày cao gót đàn bà mang trong tiệc cưới của mình: phải thật êm chân, màu cơ bản là trắng, đen, nâu hoặc xanh navi; không bóng quá và không dính bụi; không có hình dạng kì lạ khiến người ta không đoán được size giầy của mình; đàn ông mặc cảm về kích cỡ e là khó ... mang giày đẹp, càng khó mặc áo dài đẹp".

Hình ảnh các công chức Huế mặc áo dài gây nhiều tranh cãi trái chiều - Ảnh: Internet

Một số ý kiến khác ủng hộ cho trang phục này như anh Trần Tuấn có ý kiến rằng “Cần thận trọng khi yêu cầu nam công chức, viên chức mặc áo dài khi đi làm và theo ý kiến cá nhân thì trang phục áo dài nam nên để cho những sự kiện quan trọng”.

Ông Nguyễn Đức Toàn cũng nhận xét rằng “1 tuần hay những ngày quy định trong tháng cũng nên mặc vài lần để quảng bá hình ảnh hay giữ gìn nét truyền thống”.

Anh Nguyễn Trung Thành bày tỏ quan điểm “Không những nên vui mà còn có tín hiệu đáng mừng, khi trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đưa vào đời sống công sở một “ Thứ áo” đặc trưng của nam giới xưa”.

Chị Trần Đan Vy đặt ra câu hỏi rằng "Tại sao nữ giới mặc áo dài được khen còn nam giới mặc áo dài lại phản đối? Họ mặc cũng hay mà. Các nguyên thủ, lãnh đạo trong các sự kiện quan trọng cũng thường mặc áo dài như một sự tự hào và quảng bá văn hóa Việt"

Một số ý kiến của các facebooker

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình, Trưởng nhóm Đình làng Việt cho rằng những ý kiến trái chiều về mặc áo dài nam nơi công sở sẽ bất tiện chỉ là võ đoán. Áo dài ngũ thân may theo đúng truyền thống rất gọn gàng, không bó chặt vào người hay lại rộng lùng thùng. Ngoài ra, việc mang giày Tây với áo ngũ thân cũng khá phù hợp. Vua Khải Định thời xưa cũng hay phối đồ theo cách này.

Trả lời trên Dân Trí, PGS.TS Bùi Hoài Sơn chia sẻ rằng “Nam cán bộ, công chức mặc áo dài ngũ thân truyền thống vào mỗi thứ Hai đầu tháng của Sở VH-TT Thừa Thiên Huế là một ý tưởng đột phá, cần được ủng hộ…”.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng việc mặc áo dài sẽ tôn vinh văn hoá dân tộc, giúp chúng ta ý thức hơn về cội nguồn, từ đó thêm tự hào về đất nước mình. Ông nói rằng “Trang phục là để phục vụ công việc chứ ít khi ngược lại, công việc để phục vụ trang phục. Chính vì thế, việc ăn mặc phải làm sao cho thuận tiện nhất cho công việc mình làm”. Và “việc tôn vinh áo dài ngũ thân truyền thống là một việc làm hợp lẽ đạo đức. Vấn đề của chúng ta là làm sao thiết kế áo dài này phù hợp hơn với bối cảnh xã hội hiện tại, cân nhắc kỹ hơn nữa việc mặc khi nào, ở đâu, với ai để việc mặc bộ quốc phục lên người thực sự tôn vinh và là niềm tự hào của người mặc và của văn hóa dân tộc”.

Ông cũng nói thêm rằng cũng cần phải “suy nghĩ một cách nghiêm túc về trang phục truyền thống của dân tộc, hướng tới hình thành một bộ quốc phục thể hiện niềm tự hào Việt Nam”.

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở VH-TT Thừa Thiên Huế cho biết trên truyền thông rằng Sở đang lắng nghe tất cả ý kiến từ phía dư luận. Việc nam cán bộ, công chức ngành văn hóa tiên phong mặc áo dài vào thứ hai tuần đầu mỗi tháng, các ngày lễ truyền thống của ngành, các lễ hội... là cần thiết nhằm khuyến khích cộng đồng phục hồi di sản này.

Nhật Hạ


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sách giả, sách lậu bán trên Shopee: Đâu chỉ mình First News điêu đứng

Thông tin Công ty First News chuẩn bị kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam vì bán sách giả, sách lậu đang nhận được sự chú ý của nhiều độc giả.
2

Hà Nội: Quán cà phê rộng 1.600m2 với 3 tấn sách đặt trên chiếc kệ khổng lồ

Quán cà phê mới mở nằm tại 348 Giải Phóng, quận Hoàng Mai, Hà Nội, thu hút phần lớn khách hàng trẻ tới chụp ảnh và trải nghiệm nhờ không gian giếng trời độc đáo có kệ sách khổng lồ chứa khoảng 3 tấn sách.

Những chuyện kỳ lạ xảy ra khi sao Việt đóng phim kinh dị

Nhã Phương - Tú Hảo - Nhật Kim Anh - Diễm My 9X - Đinh Y Nhung là những người từng sợ chết khiếp khi quay phim kinh dị.

Netflix liên tục bị tẩy chay khi quảng bá hình ảnh gợi cảm của trẻ vị thành niên

Trước đó, Cuties đã bị khán giả chỉ trích vì tình dục hoá hình ảnh các bé gái tuổi vị thành niên.

Thì thầm với gốm cùng họa sĩ Ngô Trọng Văn – Nguyễn Thị Dũng

Ngày 12.9 tới đây, tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM sẽ diễn ra triển lãm "Lời thì thầm" của hai vợ chồng họa sĩ Ngô Trọng Văn và Nguyễn Thị Dũng với hàng trăm tác phẩm làm từ gốm.

Chàng trai dòng dõi hoàng tộc Ấn Độ là biểu tượng thời trang thế giới

Sở hữu khối tài sản khổng lồ, chàng trai thuộc dòng dõi hoàng tộc Padmanabh Singh còn là biểu tượng thời trang khi liên tục xuất hiện trên tạp chí danh tiếng như Elle, Hello, GQ…

Oscar công bố tiêu chuẩn mới cho hạng mục Phim xuất sắc nhất

Nhằm hướng tới sự đa dạng trong cơ cấu xã hội và trong điện ảnh, Viện Hàn lâm Nghê thuật và Điện ảnh Mỹ đã đề ra một bộ tiêu chuẩn mới cho các phim tranh giải.

Cần xử lý nghiêm những video nấu ăn câu like phản cảm

Mới đây, video nấu cháo gà nguyên lông của Hưng Vlog, con trai bà Tân Vlog đã gây bức xúc dư luận và nhận về vô số sự chỉ trích. Hầu hết cộng đồng mạng cho rằng nội dung clip là tàn nhẫn, lãng phí thực phẩm và mất an toàn vệ sinh.

Vì sao con hẻm cổ xưa ở Sài Gòn cấm quay phim, chụp hình?

Chỉ vì người tới chụp hình, quay phim ngày một đông và khiến cuộc sống cư dân trong hẻm trăm tuổi ở khu vực Q.5, TP.HCM bị xáo trộn nên mới đây, một tấm biển cấm quay phim, chụp hình đã được dựng lên.

Đề nghị công nhận Địa đạo Củ Chi là Di sản thế giới của UNESCO

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Quốc phòng xin ý kiến chủ trương lập hồ sơ di tích lịch sử địa đạo Củ Chi trình Tổ chức giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) ghi vào danh mục di sản thế giới.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025