Chuyện chưa biết về nữ sinh bại não được Hiệu trưởng dắt tay, trao bằng

Mỹ Hà27/06/2023 12:00
Chuyện chưa biết về nữ sinh bại não được Hiệu trưởng dắt tay, trao bằng

"Trong tiềm thức của tôi, những tưởng vị Hiệu trưởng oai phong, bệ vệ rất xa cách. Vậy mà thầy lại cầm tay dìu nữ sinh bại não ở lễ tốt nghiệp. Hành động khiến tôi xúc động, không kìm được nước mắt".

Đó là chia sẻ của chị Đinh Thị Thu Hảo, mẹ nữ sinh Nguyễn Mai Anh, cử nhân khóa 44 ngành Luật, Trường Đại học (ĐH) Luật Hà Nội.

Mai Anh là cô sinh viên bại não được thầy hiệu trưởng dắt tay lên sân khấu trong ngày ra trường gây "bùng nổ" bình luận trên các diễn đàn vừa qua.

Chuyện chưa biết về nữ sinh bại não được Hiệu trưởng dắt tay, trao bằng - 1

Nữ sinh Nguyễn Mai Anh, cử nhân khóa 44 ngành Luật (Ảnh: NVCC).

"Tôi không kìm được nước mắt"

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, chị Hảo cho hay, khi chứng kiến cảnh thầy hiệu trưởng dắt tay con gái mình đưa ra sân khấu, lòng người mẹ không kịp nghĩ gì nhiều, chỉ thắc thỏm lo con vấp vạt áo khoàng dài bởi vốn dĩ hàng ngày con đi lại đã rất khó khăn.

Chuyện chưa biết về nữ sinh bại não được Hiệu trưởng dắt tay, trao bằng - 2

Hình ảnh thầy hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội dắt tay nữ sinh bại não ngày lễ tốt nghiệp gây "bão" mạng (Ảnh: NVCC).

Sau lễ tốt nghiệp chớp nhoáng về nhà, xem lại hình ảnh được đăng tải, lan truyền trên khắp các mạng xã hội, chị không kìm được nước mắt.

"Trong tiềm thức của tôi, Hiệu trưởng là người oai phong, bệ vệ lắm, chưa nói đến việc đây lại là Hiệu trưởng trường đại học lớn như ĐH Luật, lại càng xa cách hơn.

Thế nhưng khi thấy thầy đón con, dắt lên rồi lại chờ đưa con rời sân khấu, tôi thực sự xúc động. Đấy là hình ảnh người thầy tinh tế, đầy trách nhiệm và tình yêu thương.

Nó khiến một nhà giáo như tôi phải giật mình và tự hỏi, mình có ứng xử được với học sinh như vậy"?, chị Hảo nói.

Chia sẻ với phóng viên Dân trí, đại diện Trường ĐH Luật cho biết, việc thầy Hiệu trưởng dắt tay em ở sân khấu diễn ra hoàn toàn tự nhiên.

Ban đầu gia đình định để Trúc Anh là em song sinh đưa nữ sinh lên sân khấu nhưng khi bước đến bục, có vẻ như Mai Anh muốn nỗ lực tự đi nên thầy hiệu trưởng vội vã chạy ra đỡ em, hoàn toàn không có sắp đặt trước.

Cũng theo đại diện nhà trường, trong suốt thời gian học, thấu hiểu hoàn cảnh và nỗ lực của em nên nhà trường tạo điều kiện để em ở ký túc xá ngay trong khuôn viên trường, hỗ trợ vay vốn để học tập.

Cũng theo mẹ Mai Anh, khi được thầy cầm tay lên sân khấu và hình ảnh đó được lan tỏa sau đó, nữ sinh vừa nhận tấm bằng cử nhân rất vui.

Hình ảnh thầy trò trường ĐH Luật thực sự truyền cảm hứng cho mọi người và ngược lại, sự quan tâm của mọi người tiếp thêm sức mạnh cho tân cử nhân. Đó là sự cộng hưởng nhiều chiều mà người làm giáo dục như chị Hảo tâm niệm phải học hỏi.

Được biết Mai Anh đã tốt nghiệp sớm vì hoàn thành các tín chỉ từ hồi tháng 2/2023. Lúc đầu Mai Anh không định tham gia lễ tốt nghiệp này bởi em đi lại vốn rất khó khăn, nhất là ở nơi đông người.

Tuy nhiên, khi đại diện nhà trường gọi điện động viên, gia đình Mai Anh quyết định xuống Hà Nội từ 6h.

"Con không đi được thang cuốn, chúng tôi dìu con từng bậc thang bộ, mệt bã để tới được phòng khánh tiết. Nỗ lực ấy được đền đáp khi chúng tôi chứng kiến trọn giây phút hạnh phúc của con trong lễ tốt nghiệp.

Khoảnh khắc dù ngắn ngủi nhưng ý nghĩa với Mai Anh và gia đình chúng tôi vô cùng.

Qua đó, tôi có thể soi lại mình, để lan tỏa những điều tốt đẹp không chỉ với học trò mà với bản thân nữa", mẹ Mai Anh xúc động nói.

Chuyện chưa biết về nữ sinh bại não được Hiệu trưởng dắt tay, trao bằng - 3

Hiệu trưởng nhà trường trao giấy khen cho Mai Anh (Ảnh: NVCC).

Hành trình của những điều kỳ diệu

Mai Anh sinh ra ở Phú Thọ. Cô gái có một người em sinh đôi, tên là Nguyễn Trúc Anh, là sinh viên Trường ĐH Dược Hà Nội.

Theo chị Hảo, Mai Anh và Trúc Anh sinh non ở tháng thứ 7 thai kỳ của người mẹ. Cả hai phải nằm lồng ấp ở Bệnh viện Nhi Trung ương 20 ngày.

Khi con được 18 tháng tuổi, gia đình cho Mai Anh đi khám, bác sĩ chẩn đoán con mắc hội chứng bại não thể co cứng.

"Nghe bác sĩ nói xong, tôi run lẩy bẩy và khóc nấc ở viện. Nhưng sau đó, tôi tự nhủ không được yếu đuối, than thân trách phận không thay đổi được gì, dù chỉ một tia hy vọng mong manh cũng không được bỏ cuộc.

Chuyện chưa biết về nữ sinh bại não được Hiệu trưởng dắt tay, trao bằng - 4

Mai Anh và Trúc Anh (Ảnh: NVCC).

Kể từ đó, cứ 3 tháng hè, hai mẹ con chị vượt hàng trăm cây số, từ quê tới bệnh viện Nhi Trung ương tập hồi phục chức năng cho Mai Anh, hết hè thì về nhà tự tập thêm.

Lương hai giáo viên của hai vợ chồng thời điểm đó thường xuyên không đủ lo thuốc men, bấm huyệt, chỉnh hình, chạy chữa cho con. Nhưng ai mách có thuốc nam ở đâu hay, chị đều tìm mua.

Năm lớp 2, Mai Anh được phẫu thuật để cải thiện khả năng đi lại nhưng mọi thứ diễn ra với cô bé vẫn rất khó khăn. Em phải đi chậm, khó cầm nắm vật dụng, chưa nói đến viết.

Bằng nỗ lực tuyệt vời, năm lớp 8, Mai Anh đoạt giải học sinh giỏi cấp thị xã môn lịch sử. Lớp 9, em đoạt giải nhì cuộc thi học sinh giỏi môn lịch sử cấp tỉnh và trong 8 học sinh ôn thi vào lớp 10 Trường THPT chuyên năm đó, Mai Anh là một trong 3 học sinh đỗ.

Mẹ em chia sẻ, với những đứa trẻ như Mai Anh, sự kỳ thị hay ánh mắt của mọi người thường khiến con chạnh lòng.

Thậm chí trước kỳ thi đại học, có người bảo người như Mai Anh thì thi cử làm gì mất công, thuê lấy cái cửa hàng bán đồ lưu niệm thì phù hợp. Nhưng cô bé vẫn quyết thi và đỗ ĐH Luật Hà Nội với số điểm 26,75.

Chuyện chưa biết về nữ sinh bại não được Hiệu trưởng dắt tay, trao bằng - 5

Chị Hảo và hai con gái (Ảnh: NVCC).

Hiện em thực tập tại Văn phòng Luật sư Trang Nguyễn và đi làm thêm ở Văn phòng Hội gia đình trẻ bại não Việt Nam để đồng hành và giúp đỡ những hoàn cảnh giống mình.

Dù gia đình mong muốn con gái chọn công việc gì đó nhẹ nhàng nhưng em vẫn đam mê và sẽ tiếp tục theo đuổi nghề luật sư.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Chàng trai khuyết tật vượt 300km đăng ký hiến tạng

Khi nghe mẹ giải thích và biết được ý nghĩa của việc hiến tạng, tôi đã quyết định làm một điều gì đó có ích cho xã hội”, anh Trần Văn Hà chia sẻ.

Tình yêu tạo ra cổ tích của chàng trai gốc Việt và người mẫu khuyết tật Mỹ

Bri Scalesse là một người mẫu khuyết tật nổi tiếng tại Mỹ. Vượt lên hoàn cảnh, cô còn được ngưỡng mộ bởi chuyện tình yêu với chàng trai gốc Việt. Câu chuyện của họ minh chứng cho câu nói: Không có cổ tích tình yêu, là tình yêu tạo ra cổ tích.

Những điều tốt quanh ta

Hè - cao điểm du lịch nên các công ty lữ hành xoay như chong chóng. Từ lính đến tướng đều phải “ra trận”, có khi phải nối tour. Không biết là do việc nhiều nên hay quên? Hay do tuổi không còn trẻ?

Á hậu Quản Hân đăng ký hiến tạng sau khi qua đời

Quản Trần Gia Hân – Á hậu 2 Miss Peace Việt Nam 2022 gây xúc động khi chia sẻ chiếc thẻ đăng ký hiến tạng ở Bệnh viện Chợ Rẫy sau khi qua đời.

Cuộc đời hữu hạn của những thiên tài và những phát minh vô hạn

Nếu không vì bệnh tật hay tuổi già, Da Vinci hay Einstein đã có những công trình vượt trội hơn những gì họ từng để lại cho nhân loại. Chính cái chết đã làm dang dở những công trình vĩ đại của họ - những nhà bác học đại tài.

Hành trình từ cô bé vô danh khu ổ chuột đến người mẫu của thương hiệu thời trang

Dù sống trong điều kiện kinh tế khó khăn, Maleesha vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ.

Cô thợ trang điểm bằng chân: "Chỉ cần biết đứng lên thì cơ hội khác sẽ đến"

Trải qua một lần thất bại trong tình yêu, Vy nguyện một mình nuôi con suốt đời. Cho đến khi cô gặp được mảnh ghép phù hợp, cô thợ trang điểm nổi tiếng cõi mạng mới nhận ra tình yêu thương chân thật.

Lớp học đặc biệt ở xứ Thanh, cô giáo không tay cầm bút bằng chân

Những tưởng tương lai của Thắm sẽ mịt mù khi sinh ra đã thiếu đôi tay, nhưng ý chí và nghị lực giúp cô gái trẻ "viết cuộc đời" trên chính đôi chân của mình.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025