Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Hiểu Đan19/07/2025 10:00
Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.

Nhà xuất bản Đại học Oxford (Anh) từng công bố "từ khóa của năm 2024": "Brain Rot – Não mục" hay "thối não". Đây là cụm từ chỉ việc tiếp xúc quá nhiều với những nội dung có chất lượng thấp, thiếu giá trị trên mạng xã hội, khiến trạng thái tâm lý hoặc trí tuệ của một người xuống cấp, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần.

Thật ra, cụm từ này đã được nhắc đến từ hơn 200 năm trước trong tác phẩm "Walden" (tạm dịch: Hồ Walden) của Henry David Thoreau – nhà văn, nhà tư tưởng Mỹ – như một lời chỉ trích hiện tượng con người ngày càng ưa chuộng những suy nghĩ đơn giản, nông cạn. Giờ đây, điều ấy đã trở thành hiện thực phổ biến.

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Trẻ em đang đối diện với
Ảnh minh hoạ

Đọc quá nhiều nội dung rác, não thật sự "hỏng" đi

Chúng tôi từng nhiều lần cảnh báo: mạng xã hội và video ngắn đang âm thầm tàn phá cấu trúc não bộ, cũng như trạng thái tinh thần của trẻ em. Một bài viết hồi đầu năm mang tiêu đề "Video ngắn sẽ ăn mòn não bộ trẻ em?" đã thu hút hơn 500.000 lượt đọc chỉ trong thời gian ngắn – dù sau đó bị buộc phải gỡ bỏ, nhưng mối nguy hiểm thì không thể xóa đi.

Không chỉ là lý thuyết. Chính phủ Úc đã có động thái quyết liệt: Thượng viện liên bang nước này thông qua một dự luật nghiêm ngặt, cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Nếu vi phạm, các nền tảng có thể bị phạt đến 49,5 triệu AUD (tương đương hơn 2.300 tỷ đồng).

Đồng thời, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Nature Human Behaviour đã khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi bàng hoàng. Kết hợp với thống kê từ Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho thấy: Thanh thiếu niên sử dụng mạng xã hội quá 3 giờ mỗi ngày có nguy cơ trầm cảm cao hơn trung bình đến 35%.

Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.

Nội dung kém chất lượng đang ăn mòn sức khỏe tâm thần

Để đánh giá ảnh hưởng của nội dung trên mạng xã hội đến tâm lý và hệ giá trị của thanh thiếu niên, nhóm nghiên cứu đã tiến hành hai thí nghiệm:

Thí nghiệm 1: 287 người tham gia duyệt web 20 phút/ngày, liên tục 5 ngày. Họ phải gửi lại lịch sử duyệt web, điền bảng đánh giá tâm lý và tự báo cáo cảm xúc trước/sau khi lướt mạng mỗi ngày.

Thí nghiệm 2: 447 người duyệt web 30 phút/ngày trong 1 ngày. Cũng gửi lịch sử truy cập, đánh giá cảm xúc và điền bảng khảo sát.

Sau đó, các nhà nghiên cứu dùng thuật toán đặc biệt để phân tích văn bản từ các trang web đã truy cập, nhằm xác định:

Nội dung đó tạo cảm xúc tích cực hay tiêu cực?

Gây ra mức độ bao nhiêu của cảm xúc: tức giận, sợ hãi, kỳ vọng, tin tưởng, ngạc nhiên, buồn bã, vui vẻ, chán ghét?

Trang web có bao nhiêu yếu tố cảm xúc?

Kết quả: Những người truy cập nội dung tiêu cực nhiều hơn thường có trạng thái tâm lý tệ hơn rõ rệt.

Một số người hoài nghi: "Liệu tâm trạng họ vốn đã tệ sẵn?". Để loại trừ yếu tố này, nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích sâu trên ba tiêu chí: lo âu/trầm cảm, rút lui xã hội, và suy nghĩ ám ảnh/cưỡng chế – và phát hiện kết luận vẫn giữ nguyên: Dù là người có tinh thần tích cực, nếu tiếp xúc nhiều với nội dung tiêu cực, cũng sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt.

Điều này lý giải vì sao chỉ cần xem tin tức đau buồn, tai nạn, thiên tai, tang thương trên mạng, chúng ta cũng có thể cảm thấy như vừa trải qua nỗi đau ấy – dù chỉ là người ngoài cuộc.

Những thiếu niên bị "thuật toán săn đuổi"

Trong thí nghiệm thứ ba, nhóm nghiên cứu cho 102 người đọc các bài viết tiêu cực hoặc trung tính rồi đánh giá cảm xúc trước và sau khi đọc. Kết quả: những người có tâm lý vốn bất ổn sẽ càng bị ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt khi đọc nội dung u ám.

Nói cách khác, thanh thiếu niên bị trầm cảm hoặc lo âu có nguy cơ nghiện nội dung tiêu cực cao hơn, và càng bị thuật toán coi là "con mồi" để liên tục bị gợi ý những nội dung tương tự.

Trước đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mạng xã hội khai thác yếu điểm tâm lý người dùng, đẩy mạnh nội dung gây tranh cãi, tiêu cực để tăng thời gian truy cập. Theo tạp chí PNAS (Mỹ), đây gọi là hiện tượng "buồng vọng" (echo chamber) – khi người dùng bị bó hẹp trong luồng nội dung một chiều, dẫn đến tư duy cực đoan, xung đột, chia rẽ và lệch lạc nhận thức.

Mạng xã hội cũng đang gieo áp lực độc hại

Theo Trung tâm nghiên cứu Pew (Mỹ), nhiều thanh thiếu niên cho biết họ phải gồng mình duy trì hình ảnh hoàn hảo trên mạng, từ đó sinh ra lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống.

Nhiều video "vlog học giỏi", "cuộc sống tự kỷ luật", "du học sinh thành công"… sau này bị vạch trần là dàn dựng, nhưng với trẻ em chưa đủ khả năng nhận định, đó vẫn là hình mẫu khiến các em tự ti, ganh tị, hoang mang vì "sao mình không được như thế?".

Trẻ lo âu sẽ tìm đến nội dung tiêu cực; thuật toán lại càng đẩy nhiều nội dung đó đến trước mắt – vòng luẩn quẩn này có thể nuốt chửng cả tâm lý lẫn lòng tự tin của trẻ.

"Bạn là những gì bạn đọc" – cách để thoát ra khỏi vòng vây nội dung tiêu cực

Trong nghiên cứu thứ tư, nhóm tác giả thử nghiệm việc dán nhãn cảm xúc cho mỗi trang web trước khi người dùng nhấp vào.

Nhóm được cảnh báo trước ("trang này gây cảm xúc tiêu cực") có xu hướng tránh truy cập.

Nhóm không được nhắc trước thì truy cập vào nội dung tiêu cực nhiều hơn.

Sau quá trình theo dõi, nhóm tránh nội dung tiêu cực cho biết tâm trạng của họ cải thiện rõ rệt.

Điều đó cho thấy: khi nhận diện sớm tác động cảm xúc, người dùng có thể chủ động chọn lọc thông tin lành mạnh.

Bài học cho phụ huynh trong thời đại số

Tác giả cuốn "Thế hệ lo âu" – giáo sư Jonathan Haidt của Đại học New York – từng nhận định: "Việc cấp smartphone đại trà cho thanh thiếu niên là một thí nghiệm xã hội quy mô lớn chưa từng có, và nó đang thất bại thảm hại."

Thay vì chỉ lo "dạy con học giỏi", các bậc cha mẹ hiện đại cần học cách giúp con chọn lọc nội dung lành mạnh, định hướng cách tiêu thụ thông tin, trang bị kỹ năng tự vệ tinh thần.

Bởi lẽ, chúng ta không thể bịt mắt con khỏi internet, nhưng có thể dạy con nhìn đúng vào nó.

Mỗi lượt lướt mạng, mỗi dòng tin đọc qua, đều đang âm thầm định hình não bộ và tâm lý của trẻ.

Hôm nay, bạn và con đã đọc những gì?

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!
2

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.
3

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.
4

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.
5

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Người lớn không hiểu được đâu: Tralalero Tralala, Tung Tung Tung Sahur hot đến thế là vì lý do này!

Vì sao Brainrot - xu hướng 3 tỷ view đang xâm chiếm “khối nghỉ hè” toàn cầu?

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!

7 nguyên tắc của Einstein để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Einstein cũng là người thoải mái trong việc đưa ra lời khuyên về cuộc sống cho bạn bè, người quen và những người cùng thời với ông. Những lời khuyên thông thái và giàu lòng trắc ẩn ấy vẫn còn phù hợp với cuộc sống ngày nay.

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 19/07/2025 10:00
Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - EMDR: Liệu pháp giúp viết lại ký ức và chữa lành tổn thương

Từ sách - Phim - TĐ - 19/07/2025 09:00
Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.

Ánh sáng trong ta - Lời khuyên của Michelle Obama dành cho bạn trẻ đang lạc lối

Từ sách - Phim - Quìn - 19/07/2025 08:00
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.

Xem "Sex Education" tôi rút ra bài học để thay đổi cậu con trai hư hỏng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 18/07/2025 13:00
Tại sao tôi lại không xem bộ phim "Sex Education" sớm hơn. Như vậy thì gia đình đã không phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi.

Hành trình giông bão của người mẹ đơn thân nuôi con bại não thành Thạc sĩ Harvard

Truyền cảm hứng - Ứng Hà Chi - 18/07/2025 12:00
Từ cậu bé bại não, cậu bé ấy trở thành Thạc sĩ Harvard nhờ nghị lực và tình yêu bền bỉ của mẹ.

Trước khi có internet và Wi-Fi, những đứa trẻ của thập niên 1980 download game bằng cách nghe Radio

Kỹ năng - Nguyễn Hải - 18/07/2025 11:00
Đây cũng là hình thức đầu tiên của việc truyền dữ liệu không dây đến cho mọi người khi chưa có internet và Wifi.

Vũ trụ "thối não": Coi mấy thứ dị dạng này bảo sao học kém, phụ huynh EQ cao không nói câu này

Suy ngẫm - S.A - CFB - 18/07/2025 10:00
Thái độ của cha mẹ quyết định rất nhiều đến tính cách của con cái.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Hành trình viết lại cuộc đời bằng yêu thương

Từ sách - Phim - Đoàn Huy - 18/07/2025 09:00
Không phải ngẫu nhiên mà tình yêu thương luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi giá trị sống, vượt qua mọi thời đại và nền văn hóa. Bởi trong thế giới nhiều bất an này, yêu thương không chỉ giúp con người tồn tại, mà còn là thứ duy nhất có thể cứu rỗi họ.

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Từ sách - Phim - Quìn - 18/07/2025 08:00
Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.

Nghề phần mềm

Blog GS John VU - GS John Vu - 17/07/2025 13:00
Nhiều sinh viên đã hỏi tôi họ có thể làm gì sau khi làm việc như người phát triển phần mềm trong nhiều năm. Có nhiều con đường nghề nghiệp mà người phát triển có kinh nghiệm có thể lựa chọn. Sau đây là một số con đường:

Xem "Sex Education", tôi nghỉ chơi với bạn thân nhờ nhận ra tình bạn độc hại

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 12:00
Nhờ bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn là "cái bóng" của bạn thân, chưa thực sự sống là chính mình.

Những người lương cao chia sẻ: Thiếu kỹ năng mềm này sẽ kìm hãm bạn khỏi sự thăng tiến

Kỹ năng - Diệp Anh - 17/07/2025 11:00
Bạn có tham vọng thăng tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao hay muốn tăng lương tới mức hấp dẫn? Khả năng phán đoán chính là kỹ năng mềm quan trọng nhất quyết định thành công của bạn.

Tâm lý học: Đây là trạng thái năng lượng tiêu cực khiến cuộc đời tụt dốc không phanh

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 17/07/2025 10:00
Những người hay bồn chồn lo lắng thường dễ dàng bị đánh bại bởi chính mình.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - Điểm ACE: Chỉ số ám ảnh hay chìa khóa để chữa lành sang chấn tuổi thơ?

Từ sách - Phim - TĐ - 17/07/2025 09:00
Bài viết được trích lược từ cuốn "Nơi vết thương ánh sáng rọi vào" (What My Bones Know: A Memoir of Healing from Complex Trauma) - Hành trình chữa lành sang chấn phức tạp của tác giả Stephane Foo.

'Khai mở cảm xúc' và 'Khai mở hạnh phúc' - 5 gợi ý giúp bạn đưa ra quyết định đúng với chính mình

Từ sách - Phim - Quìn - 17/07/2025 08:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại có quá nhiều lựa chọn, và chính điều đó khiến không ít người rơi vào cảm giác mất phương hướng. Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản “Mình nên chọn điều gì?”, lại trở thành nỗi trăn trở thường trực.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 19/07/2025