Phong Tử Khải từng nói: "Đừng để lòng rối loạn, đừng để cảm xúc vây khốn, đừng sợ hãi tương lai, đừng nghĩ về quá khứ. Như vậy, mọi thứ đều sẽ ổn!"
Nhưng tuổi trẻ ấy à, người ta thường phải trải nghiệm, thường chịu đau lòng, thì khi lớn tuổi mới có thể nhận ra điều này.
Tại sao càng về già, nhiều người lại càng thích sống trầm lặng?
Vì năm tháng đã giúp họ đúc kết ra được rất nhiều chân lý sống, một trong số đó chính là: Bớt nói, bớt tranh cãi, bớt tham gia vào đám đông!
(01)
Ông nội tôi năm nay đã ngoài 90 tuổi. Khi còn trẻ, ông từng tham gia rất nhiều hoạt động và đi rất nhiều nơi.
Nhưng đến khi già rồi, ông chỉ thích ở nhà, chơi cùng cháu ngoại. Ngay cả khi có bạn đến cửa, ông cũng ngại ra ngoài đi dạo cùng.
Mẹ tôi từng nói với ông:
"Sao bố không ra ngoài nhiều hơn. Cả đời người hiếm lắm mới tìm được những người bạn tri kỉ, bố nên đi chơi với họ nhiều hơn mới phải..."
Ông tôi nghe xong chỉ cười đáp: "Không hòa đồng mới là cách tốt nhất để trường thọ đấy con. Bố muốn sống đến 100 tuổi!"
Nietzsche từng nói: "Một người biết mình sống vì điều gì, có thể chịu đựng bất kì loại cuộc sống nào."
Đến một độ tuổi nhất định, bạn sẽ nhận ra, sống cho chính mình là điều quan trọng nhất, nỗi cô đơn là thứ mà ai cũng phải trải qua.
(02)
Có lần, tôi đến nhà một cụ già làm khách. Ông cụ thấy đông vui nên mới kể cho chúng tôi nghe chuyện riêng của mình.
Ông bảo: "Càng cao tuổi, tụi con sẽ càng nhận ra, cố gắng chấp nhận cô đơn còn khó hơn việc từ bỏ người mình thích.
Đa số rất nhiều người già có thể sống lâu hơn vì họ không tham gia vào bất cứ đoàn thể, hội nhóm nào. Như vậy, họ không cần tốn thời gian tranh luận, thậm chí là đau lòng, khổ sở, họ sẽ rất tốt nếu ở một mình, vì không có ai có thể tác động đến tâm trạng của họ."
Chúng ta không thể làm hài lòng được tất cả mọi người, vậy thì hãy cứ sống sao cho bản thân cảm thấy thoải mái nhất.
Ở mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta lại có những ước muốn bất đồng. Khi về già, giữ một tâm trạng vui vẻ là điều vô cùng quan trọng. Dù không ra ngoài cũng tốt, chỉ cần bản thân học được cách tự vui một mình!
(03)
Haruki Murakami từng nói: "Đâu có ai thích cô độc, nhưng bởi vì họ không muốn thất vọng, nên phải học cách chấp nhận nỗi cô đơn."
Khi chúng ta giữ được trạng thái "tâm bình khí hòa" với mọi việc, không tổn thương hay thất vọng vì bất cứ ai, vậy chúng ta sẽ sống nhiệt huyết với thế giới mỗi ngày.
Lúc nhỏ, hàng xóm cạnh nhà tôi là một người từng làm trong quân đội. Bác ấy từng là một nhân vật lớn, có tiếng tăm trong ngành.
Khi đó, bác ấy rất năng động và nhiệt huyết với cuộc sống.
Nhưng đến khi tôi lớn, đi làm vài năm về thăm quê, đã không còn gặp bác ấy nữa. Hỏi ra mới biết bác ấy không thích ra ngoài.
"Ở một mình là cách tốt nhất để dưỡng lão đấy." Bác ấy nói với tôi như vậy, thế nên sau này tôi cũng không dám làm phiền bác ấy nữa.
Những người từng trải đều hiểu rằng, thật ra cuộc sống một mình không tồi tệ như những gì bạn nghĩ, mà đó là cuộc sống hoàn hảo nhất!
Người già muốn sống lâu phải học cách dưỡng tâm, nhiều bác sĩ còn căn dặn bệnh nhân không nên đến những chỗ ồn ào, đông người.
Tam Mao từng có câu nói thế này: "Khi còn trẻ, chưa kịp hiểu nhiều đạo lí. Để đến khi già rồi, dù hiểu ra cũng chỉ có thể giữ im lặng mà già đi."
Ai cũng phải bước qua những nỗi đau để trưởng thành, và khi nhiều người nhận ra cuộc sống có quá nhiều điều bất đắc dĩ. Họ lựa chọn sống trầm lặng để giữ cho đầu óc mình được thanh thản. Đó không phải một loại bệnh, mà là một sự thấu hiểu và từng trải mà thôi!
Bạn nghĩ sao về cách sống của 3 cụ ông này?
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị