Khảo sát 1.420 người 100 tuổi, nhận ra sống thọ không phải tập thể dục ăn kiêng, mà là ...

01/07/2021 08:00
Khảo sát 1.420 người 100 tuổi, nhận ra sống thọ không phải tập thể dục ăn kiêng, mà là ...

Thành phố Thành Đô của tỉnh Tức Xuyên, Trung Quốc từng làm một điều tra với hơn 720 cụ già, những người tròn hoặc hơn 100 tuổi; các nhà nghiên cứu của Mỹ cũng từng nghiên cứu 700 cụ già trăm tuổi, cả hai nghiên cứu đều cho kết luận giống nhau...

Cách đây không lâu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc công bố danh sách những người cao tuổi tròn hoặc trên 100 tuổi, đây là lần công bố danh sách thứ 4 trong chuỗi hoạt động thống kê những người sống tới 100 tuổi của tỉnh này. Theo đó, chế độ ăn uống, thói quen sống, phương pháp dưỡng sinh của mỗi cụ là khác nhau, nhưng, ở tất cả họ có một điểm chung, bạn có biết đó là gì hay không?

Thành phố Thành Đô của tỉnh Tức Xuyên, Trung Quốc từng làm một điều tra với hơn 720 cụ già, những người tròn hoặc hơn 100 tuổi; các nhà nghiên cứu của Mỹ cũng từng theo đuổi một nghiên cứu kéo dài suốt 3 năm với 700 cụ già trăm tuổi, trùng hợp đó là, cả hai nghiên cứu này đều cho ra một kết luận giống nhau: những người sống lâu trăm tuổi đều có một đặc điểm chung.

Đặc điểm chung duy nhất đó chính là sự LẠC QUAN.

Theo kết quả của nghiên cứu hơn 720 cụ già ở Thành Đô, có tới 89,17% các cụ là người theo chủ nghĩa lạc quan, tâm thái tốt là đặc điểm chung duy nhất của họ.

Nghiên cứu hơn 700 cụ già trong 3 năm của Mỹ cũng phát hiện ra rằng, bí quyết sống lâu sống thọ của các cụ chính là: tính cách hào sảng, cởi mở, rất ít khi buồn bực, về cơ bản là không tức giận, phần lớn thời gian đều duy trì một thái độ rất hòa nhã, điềm tĩnh.

Cùng xem xem một vài trường hợp cụ thể.

Trong danh sách những người cao tuổi tròn hoặc trên 100 tuổi lần thứ 4 ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, cụ Trương Tồn Hợp đứng thứ hai danh sách với 115 tuổi. Rất nhiều người đều tò mò, cụ Hợp rốt cuộc sở hữu pháp bảo gì mà có thể sống thọ tới như vậy?

Khi được hỏi về bí quyết sống lâu sống thọ của cụ Hợp, con gái cụ, Trương Ái Nghệ nói: "Ba tôi có một tâm thái rất tốt, luôn rất điềm tĩnh, khoan dung."

Cụ Hợp là một người được đánh giá là lạc quan, vui vẻ, hòa đồng, dù đã hơn trăm tuổi, những đầu óc vẫn khá minh mẫn, tư duy rõ ràng, trông cụ như người mới chỉ 70 thôi vậy.

Cụ Trần Đồng Thọ, 101 tuổi cũng chia sẻ rằng bản thân mình ít khi tức giận, người đọc sách, chẳng có gì mà không cho qua được cả. Sự lạc quan của cụ Thọ đều là nhờ sách mang lại, "Sách gì tôi cũng đọc, tôi thường nhờ các vãn bối giới thiệu sách cho mình."

Theo cụ Thọ, người sống lạc quan, ngủ cũng rất ngon, nghĩ ít thì sẽ không mất ngủ, "mỗi tối trước khi đi ngủ tôi đều sẽ đi tắm, rồi đọc sách để thư giãn, rồi sau đó cứ từ từ đi vào giấc ngủ."

Một cuộc khảo sát với 1.420 người 100 tuổi! Chỉ có một điểm chung, không phải là tập thể dục ăn kiêng, mà là ... - Ảnh 1.

Người xởi lởi thường sống lâu hơn

Theo khảo sát của Hiệp hội Lão khoa Trung Quốc, trong những nhân tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của người trăm tuổi, gen di truyền chiếm 15%, yếu tố xã hội chiếm 10%, điều kiện y tế chiếm 8%, điều kiện khí hậu chiếm 7%, và 60% còn lại phụ thuộc vào chính bản thân những người cao tuổi. Một trong những nhân tố hàng đầu chính là tâm thái.

"Đối với con người hiện đại bây giờ mà nói, phiền não là vì nghĩ nhiều, tức giận là vì so sánh nhiều, vội vội vàng vàng là vì mưu cầu nhiều, bệnh là vì ăn uống linh tinh nhiều. Một cụ già, dù đã 94 tuổi, nhưng trông vẫn rất nhanh nhẹn, cảm giác như mới chỉ 60 tuổi, khi được hỏi cụ ăn gì, vận động như nào mà sống lâu sống khỏe được như vậy, cụ cười tươi nói: "Đơn giản thôi, nói nhiều cười nhiều, xởi lởi mà sống."

"Xởi lởi" ở đây ý muốn ý nghĩ thoáng ra, đừng tính toán chấp vặt linh tinh, quên được thì quên, "nói nhiều cười nhiều" chỉ sự lạc quan vui vẻ, có chuyện gì đừng nén ở trong lòng. Phương Tây có một câu ngạn ngữ rằng, "Không phiền não, không tức giận, không cần máy đo huyết áp". Có thể thấy, hay chấp vặt, hay tức giận, nóng nảy, chính là một trở ngại tâm lý rất lớn của việc sống thọ. Vậy mới nói, làm người thỉnh thoảng cũng nên hồ đồ một chút, tiêu diêu một chút, rộng lượng một chút.

Người "nói nhiều cười nhiều, xởi lởi" là những người biết hài lòng với thực tại, biết thỏa mãn, biết đủ, nhu cầu có cái độ, không có sự đả kích trong tâm lý, người như vậy, tỷ lệ sống lâu sống thọ là cao nhất.

Một cuộc khảo sát với 1.420 người 100 tuổi! Chỉ có một điểm chung, không phải là tập thể dục ăn kiêng, mà là ... - Ảnh 2.

Vì sao bạn không thể đứng vào hàng ngũ những người lạc quan?

Các chuyên gia tâm lý nói, sự thay đổi trong đãi ngộ và địa vị xã hội khiến một bộ phận người mất cân bằng tâm lý.

Rất nhiều người già sợ nhất là bệnh tật, hơi đau đầu một chút thôi là sợ mình mắc phải bệnh gì đó lớn, nghe nói ông lão hàng xóm qua đời là cảm thấy lo lắng sợ hãi. Nghe thấy cholesterol cao là lập tức "phong sát" trứng gà, nhắc tới cao huyết áp tiểu đường là cự tuyệt tất cả các đồ ăn ngọt hay hoa quả.

Nhưng, rất nhiều người già sống lâu trăm tuổi đều không kiêng kỵ cái gì quá khắt khe, điềm tĩnh với chuyện sống chết. Tâm thái lạc qua thực sự rất có sich trong chống lại bệnh tật, kể cả bệnh ung thư. Cụ Tôn Đoan Anh, tròn 100 tuổi vào năm 2020. Ít ai biết được rằng vào năm 50 tuổi, cụ được chẩn đoán bị ung thư giai đoạn cuối, năm 95 tuổi, cụ một lần nữa làm một cuộc phẫu thuật lớn… Trải qua hai lần thập tử nhất sinh, cụ chưa bao giờ đặt nặng tâm tư vào bệnh tật, sáng nào cũng vẫn uống trà sáng, đi chơi chợ hoa chợ chim, ra công viên tán gẫu với bạn bè.

Một cuộc khảo sát với 1.420 người 100 tuổi! Chỉ có một điểm chung, không phải là tập thể dục ăn kiêng, mà là ... - Ảnh 3.

Sự lạc quan hoàn toàn có thể trở thành thói quen

Chuyên gia cho rằng, lạc quan là một nhân tố giúp sống lâu sống thọ quan trọng, và bạn hoàn toàn có thể có được tâm thái lạc quan. "Ở cùng với người cười nhiều nói nhiều, sự tích cực lạc quan có thể được lan tỏa". Ngoài ra thì vận động cũng có thể khiến con người ta trở nên hoạt bát cởi mở, tăng thêm các mối quan hệ xã giao. Nếu lười biếng, hãy nhắc nhở bản thân bằng cách đặt một đôi giày thể thao ở trước cửa.

Đối với những trường hợp tiêu cực vì bệnh tật, gợi ý người nhà có thể làm như này để họ trở nên lạc quan hơn:

1. Đưa cho họ những ví dụ về trường hợp cũng bị bệnh như vậy nhưng đã chữa khỏi thành công, đưa họ đi giao lưu với những người bệnh tích cực khác để chữa lành tâm lý.

2. Định kì đưa họ đi khám sức khỏe, tránh những suy nghĩ linh tinh về bệnh tật.

3. Để họ chia sẻ nhiều hơn về những thay đổi và cảm nhận về cơ thể mình.

4. Để bệnh nhân làm cho mình một vài việc mà họ có thể làm được.

"Chữa thuốc không bằng chữa thực (ăn uống), chữa thực không bằng chữa tâm". Đứng từ một mức độ nhất định mà nói, thuốc có tốt tới đâu cũng không bằng một chế độ ăn hợp lý, một chế độ ăn hợp lý tới đâu cũng không bằng một tâm thái lạc quan, tích cực.

Mỗi một cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày đều sẽ dẫn tới biến đổi bên trong cơ thể chúng ta. Chẳng hạn, khi tức giận, bạn sẽ có các triệu chứng như mạch, tim đập nhanh, thở gấp; khi buồn sẽ làm giảm tiết dịch tiêu hóa do tuyến tiêu hóa tiết ra, giảm cảm giác thèm ăn; sợ hãi hay nói dối sẽ làm căng thẳng hệ thống thần kinh trung ương và tăng huyết áp bất cứ lúc nào.

Một cuộc khảo sát với 1.420 người 100 tuổi! Chỉ có một điểm chung, không phải là tập thể dục ăn kiêng, mà là ... - Ảnh 4.

Hãy giữ cho mình một tâm thái tốt và tham khảo bài thuốc "Chữa tâm" do chuyên gia kê đơn này, sẽ rất bổ ích với bạn!

1. Tiếng cười là một chất dinh dưỡng

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, tiếng cười có thể làm giảm huyết áp; cười trong 1 phút có thể có tác dụng như chèo thuyền trong 10 phút; tiếng cười cũng có thể giải phóng căng thẳng và giảm trầm cảm; tiếng cười có thể kích thích cơ thể tiết ra dopamine và làm cho con người cảm thấy hưng phấn. Người trung niên và cao tuổi nên tiếp xúc nhiều hơn với những người có khiếu hài hước, xem nhiều phim hài, đọc truyện hài...

2. "Liệu pháp nói chuyện" là một loại thuốc đặc biệt

Bác sĩ sức khỏe ở Nhà Trắng từng kê cho Tổng thống Bush một bí quyết sức khỏe: trò chuyện trị liệu, giao tiếp với các thành viên trong gia đình ít nhất 15 giờ một tuần; và nói chuyện với vợ ít nhất hai giờ mỗi ngày, bao gồm việc có bữa tối hoặc bữa trưa cùng nhau.

3. Bạn bè là "thuốc bất lão"

Việc người cao tuổi ở một mình lâu dài sẽ gây ra áp lực tâm lý xã hội rất lớn, thậm chí có thể gây rối loạn nội tiết, giảm chức năng miễn dịch. Các nhà nghiên cứu Úc đã phát hiện ra rằng những người có nhiều bạn bè sống lâu hơn trung bình 7 năm.

Vì vậy, ngay cả những người cao tuổi đã nghỉ hưu cũng không nên suốt ngày ở nhà, hãy cố gắng mở rộng cuộc sống của mình, tụ tập với những người bạn cũ nhiều hơn và thử chào hỏi những người hàng xóm chưa từng gặp bao giờ.

4. Khoan dung là chiếc van điều chỉnh

Trong giao tiếp xã hội, chịu thiệt, bị hiểu lầm, chịu ấm ức… đây là những chuyện không thể tránh khỏi. Khi đối mặt với những điều này, lựa chọn thông minh nhất là học cách khoan dung. Một người không biết khoan dung, mà chỉ biết đòi hỏi người khác, rất dễ dẫn đến hưng phấn thần kinh, co mạch, huyết áp, khiến tinh thần và thể chất rơi vào vòng luẩn quẩn. Học cách khoan dung tương đương với việc đặt một van điều tiết vào tâm lý của chính mình.

5. Thờ ơ là một tác nhân tạo ra miễn dịch

Hãy cố gắng sống kiểu việc nhỏ thì cho qua, việc lớn thì rõ ràng. Cả ngày lo lắng về những chuyện vụn vặt, trái tim sẽ rất mệt mỏi. Gặp khó khăn, chi bằng cứ thờ ơ, bớt drama hóa lại, đồng thời duy trì tâm trạng lạc quan, điều này có lợi cho việc kéo dài tuổi thọ của bạn.

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 10/12/2024