Bận rộn là bí quyết của người đã thành danh
Fang Cheng là một nhà làm phim hoạt hình của Trung Quốc đã qua đời ở tuổi 100. Tuy nhiên, những năm cuối đời, thậm chí ở tuổi 93, ông vẫn tinh tường, minh mẫn. Ông vẫn còn có thể sáng tác truyện trên máy tính. Khi được hỏi về bí quyết sống thọ, ông đã làm cả một bài thơ để giải đáp thắc mắc. Trong bài thơ, ông diễn giải về những hoạt động thường ngày của mình như đạp xe, viết thư pháp, sáng tác truyện... Hóa ra, bí quyết của ông chỉ nằm trong 1 chữ "bận".
Không chỉ có Fang Cheng, kiến trúc sư nổi tiếng người Trung Quốc Ieoh Ming Pei - người thiết kế Kim tự tháp kính bảo tàng Louvre ở Paris thọ 102 tuổi, Xu Zhongyu - một nhà giáo dục nổi tiếng ở Trung Quốc thọ 104 tuổi hay Luo Hong - một nhà văn danh tiếng thọ 107 tuổi. Những con người tài năng này kể cả tới những năm tháng cuối đời vẫn nhiệt huyết, tận tâm cống hiến cho công việc.
Ở tuổi 90, Ieoh Ming Pei vẫn làm việc hơn 10 tiếng mỗi ngày và từ 4h sáng, đèn trong văn phòng làm việc của ông đã được bật sáng. Với ông, công việc chính là niềm vui mỗi ngày. Ông không ngừng "vắt óc" để sáng tạo để thiết kế Bảo tàng Tô Châu. Ông thường đùa rằng mình giống như một “con ong chăm chỉ”.
John Davison Rockefeller - ông vua dầu mỏ nước Mỹ - được biết đến là một người rất nhiệt huyết với sự nghiệp của mình. Ông từng chia sẻ: "Tôi sẽ không bao giờ quên công việc đầu tiên của mình, mặc dù trời chưa sáng đã phải đi làm, đèn ở phòng làm việc mờ mờ như ánh trăng, nhưng tôi chưa bao giờ nửa lời than vãn công việc đó. Tôi thậm chí đã ngất vì làm việc, bất kỳ điều gì cũng không thể cản trở tình yêu của tôi đối với công việc".
Ông ấy còn nói, "Tôi chưa bao giờ nếm thử cảm giác thất nghiệp, đó không phải là do tôi may mắn, mà là vì tôi luôn làm việc. Nếu xem công việc là niềm vui, cuộc đời sẽ giống như thiên đường; nếu xem công việc là nhiệm vụ thì cuộc đời giống như địa ngục".
Người bận vui nhiều, người nhàn lo nhiều
Có một sự thật không phải ai cũng biết, điều tồi tệ nhất đối với một người trưởng thành không phải là luôn bận rộn mà là ngày nào cũng rảnh rỗi, từng phút từng giờ cũng đề không có việc gì để làm. Thật nhàm chán phải không? Trong khi những người xung quanh đã tìm được đam mê và theo đuổi thì nhàn rỗi lại dễ dàng khiến một người biến thành "kẻ chắn đường" khó chịu.
Người bận rộn tận dụng thời gian để tập trung vào cuộc sống của mình, công việc của mình. Và đặc biệt hơn cả, họ chẳng có thời gian để ý đến những điều vô vị xung quanh đâu. Với mục tiêu đã đề ra, họ luôn chăm chú vào nó để hướng tới. Dù có khó khăn, thử thách cỡ nào, họ vẫn luôn tin tưởng vào một tương lai tốt đẹp đang chờ phía trước.
Với những ai còn nghèo, bận rộn chính là loại thuốc điều trị nỗi lo lắng tốt nhất. Đôi lúc, bận rộn khiến con người ta quay cuồng, mệt mỏi vì guồng quay cuộc sống nhưng phải có một góc nhìn khác, bận rộn đúng cách giúp cuộc sống phong phú và ý nghĩa hơn. Những người sống vốn quen với lối sống bận rộn thường không chấp nhận cuộc đời tầm thường.
Nếu không muốn hi sinh, đánh đổi, cuộc đời sẽ nhạt nhòa. Còn nếu muốn trở thành người nổi bật, thành công thì phải dùng mồ hôi, công sức để sự đánh đổi. Cái gì cũng sẽ có giá của nó, nỗ lực của bạn ngày hôm nay chắc chắn sẽ được đổi lại bằng kết quả ngọt ngào ngày mai. “Bận rộn sẽ cứu cánh cho mọi thứ”, sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần cũng vì thế mà tốt đẹp hơn.
Làm thế nào để bản thân luôn bận rộn?
Để bản thân luôn bận rộn, lối sống sẽ phải thay đổi nhiều. Nhưng đây là một lối sống tốt nên cần được khuyến khích theo đuổi. Nếu con người luôn nhàn rỗi, cuộc sống sẽ buồn bã biết bao. Vì thế, để bản thân bận rộn cũng là cách để bản thân trở nên năng động, linh hoạt hơn, cũng như tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Mỗi người chúng ta nên:
- Đừng ngủ nướng, hãy dậy sớm.
- Luôn chú ý tới ngoại hình.
- Luôn học tập, tiếp thu kiến thức
- Tập luyện thể dục thể thao.
- Giữ tâm hồn luôn trẻ.
Nguồn: Aboluowang.