Có một người nông dân nọ sở hữu một cánh đồng ô liu tuyệt đẹp. Cánh đồng rậm rạp xanh tươi nhờ sự chăm bẵm vô cùng siêng năng của ông. Nhưng ông biết rằng ba đứa con trai ông sinh ra đều vô cùng xem thường cha của họ, bởi họ cảm thấy cha mình chỉ là một ông nông dân, cả đời làm nông. Họ ôm lấy suy nghĩ làm giàu theo cách mạo hiểm.
Người nông dân này đã có tuổi, khi cảm thấy cái chết đang cận kề, ông gọi ba đứa con trai tới và nó: "Các con à, cha có giấu một hũ vàng trong cánh đồng ô liu. Nếu các con muốn thì hãy đi đào lên."
Cả ba người con đều chờ đợi cha cố gắng nói ra vị trí ông giấu hũ vàng nhưng sức cùng lực kiệt, người cha chưa nói thêm câu nào đã rời xa nhân thế. Sau khi người nông dân qua đời, ba người con trai bắt đầu đào đất với mục đích tìm ra hũ vàng nọ.
Bởi vì họ không biết vàng được giấu dưới lớp đất chỗ nào, ba người nhất trí đồng ý xếp hành một hàng, cùng đào từ đầu bên này của cánh đồng tới đầu bên kia, nếu một người trong số họ đào được vàng thì sẽ chia đều làm ba phần cho ba người. Đào hết từ đầu bên này của cánh đồng tới đầu bên kia cũng chẳng tìm thấy, họ lại đào ngược trở lại. Dù đã đào hết mọi ngóc ngách của cách đồng, họ vẫn chẳng tìm được hũ vàng mà cha nói.
"Xem ra chắc chắn đã có người lấy hũ vàng kia đi rồi, nếu không tại sao cha có thể nói vàng ở dưới đất chứ? Nếu không thì là cha đã nghĩ lung tung." Ba người con trai cảm thấy vô cùng thất vọng.
Tới mùa thu hoạch ô liu năm sau, những cây ô liu trên cánh đồng cho ra nhiều quả hơn những năm trước nhờ được đào xới qua.
Ảnh minh họa.
Sau khi bán ô liu, ba người con trai kiếm được nhiều hơn cả một hũ vàng. Có được nhiều tiền như vậy từ cánh đồng ô liu rồi, họ mới chợt ngộ ra hàm ý trong của câu nói của cha trước khi qua đời: "Trong cánh đồng có giấu vàng, nếu muốn thì các con hãy đi đào".
Và cứ thế làm theo lời cha, cả ba người con ngày càng trở nên giàu có nhờ sự cố gắng siêng năng làm việc của mình.
Lời bình
Câu chuyện muốn nói cho chúng ta rằng: Trong trái tìm của con người đều có lòng từ bi và lương thiện, muốn đào ra được vàng trong tim ta, thì cần phải thật quý trọng nó.
"Đại đạo chí giản, thuần phác tự nhiên" trong triết học Đạo giáo của Trung Quốc là một loại khái niệm, đại ý là: Có đôi khi đạo lý lớn tuy chỉ có vài chữ, nhưng nó sẽ giúp bạn giác ngộ và tìm về bản chất đúng, giống như "Đừng làm mọi việc ác, hãy làm mọi việc thiện" mà chúng ta vẫn hay nói.
Hãy nghĩ mà xem, hàng ngày ta có bao nhiêu ý nghĩa xấu xa, đó chính là điều ác; mỗi một ngày có bao nhiêu thời gian muốn giúp đỡ người khác, đó chính là điều thiện.
Một hai câu có thể nói rõ ràng, nhưng bắt tay vào làm lại không dễ dàng.
"Thứ chân thật thường rất đơn giản, thứ giả dối thường cần càng nhiều thứ hơn để che đậy". Đạo lý đơn giản này có thể ngộ ra Phật lý sâu xa, đó chính là "Đại đạo chí giản"
"Nhân nhất năng chi, kỷ bách chi, nhân thập năng chi, kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hĩ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cường".
Đây là câu nói được người xưa đúc kết và truyền lại cho muôn đời sau, nghĩa của nó là: Làm người, việc người khác làm được chỉ sau một lần, dù có phải trải qua hàng trăm lần chúng ta cũng phải làm được;
Việc người khác làm được sau mười lần, chúng ta mất hàng ngàn lần cũng phải làm được. Nếu như dùng cách này để làm việc, cho dù chúng ta rất vụng về thì cuối cùng, chúng ta cũng vẫn là những người thông minh; cho dù rất yếu đuối, cũng sẽ trở nên vô cùng kiên cường.
Theo cách nói ngày nay, thông điệp này chính là: "Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền", chỉ cần có đủ sự cố gắng, kiên trì, không dễ dàng bỏ cuộc, chúng ta sẽ gặt hái được thành quả trong cuộc đời này.
Pháp luật & Bạn đọc