Từ trước đến nay, có không ít chiến dịch quảng cáo đã thành công đến mức khiến nhiều người lầm tưởng sự thật hoặc thay đổi thói quen của mình:
Sự thật: Lượng vitamin C trong cam là 60mg/100g. Trong khi đó có rất nhiều loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C hơn như trong quả tầm xuân là 650mg/100g, trong ớt chuông đỏ là 250mg/100g. Đến súp lơ còn có vitamin C cao gấp đôi cam (120mg/100g).
Vì sao chúng ta bị lừa: Vào năm 1908, lượng tiêu thụ của trái cam tại Mỹ bị giảm đột ngột gây nên khó khăn cho người nông dân. Albert Lasker - một trong những "ông tổ" của ngành marketing hiện đại đã xây dựng chiến dịch quảng cáo với nội dung cam là nguồn vitamin C vô cùng bổ dưỡng, nên được bổ sung vào cơ thể mỗi ngày. Từ đó, loại quả này được "gắn liền" với vitamin C dù sự thật nó không nhiều vitamin C đến thế.
Sự thật: Trước năm 1947, đàn ông không nhất định phải trao nhẫn khi cầu hôn người phụ nữ của mình.
Vì sao chúng ta bị lừa: Năm 1947, một chiến dịch quảng cáo hoành tráng với thông điệp "Kim cương là vĩnh cửu" của một công ty đá quý đã thành công vang dội khiến mọi người dần có nhận định trao nhẫn kim cương là cách cầu hôn tuyệt vời. Thậm chí nó còn được in vào rất nhiều cuốn sách dạy marketing cho đến ngày nay. Cũng từ năm này, những quặng cacbon vốn đang thừa thãi trên thế giới bỗng trở nên giá trị hơn hẳn và được khai thác mạnh mẽ.
Sự thật: Trước đây mọi người vẫn chỉ gửi thiệp không mà chẳng cần món quà nào.
Vì sao chúng ta bị lừa: Cho đến đầu thế kỷ 20, các loại thiệp chúc mừng vẫn được gửi độc lập như thư từ thông thường qua bưu điện và tặng quà cũng không mấy khi phải kèm thiệp. Thế nhưng sau một chiến dịch quảng cáo của công ty làm thiệp Hallmark (Mỹ), chúng ta bắt đầu quen với việc tặng quà và thiệp cùng nhau. Những chiếc thiệp cũng được "nâng cấp" giá trị trở thành vật lưu niệm và thể hiện tình cảm, sự quan tâm trong các mối quan hệ.
Sự thật: Bạn không cần quẹt kem đánh răng phủ kín đầu bàn chải như trong quảng cáo.
Vì sao chúng ta bị lừa: "Cú lừa" này cũng khá dễ đoán. Các quảng cáo kem đánh răng bao giờ cũng có hình ảnh kem đánh răng phủ đầy chiếc bàn chải, thứ nhất là để tạo hiệu ứng đẹp về mặt hình ảnh, thứ hai là để tăng doanh số cho nhãn hàng. Khách hàng dùng kem đánh răng càng nhiều thì càng nhanh hết và phải mua mới thường xuyên hơn. Các nhà khoa học từ lâu đã chỉ ra rằng chúng ta chỉ cần lượng kem vừa đủ và quan trọng nhất vẫn là cách đánh răng như thế nào.
Sự thật: Ông già Noel là nhân vật được xây dựng dựa trên thánh St. Nicholas và người phác họa hình ảnh này đầu tiên là nghệ sĩ Thomas Naste vào cuối thế kỷ 19.
Vì sao chúng ta bị lừa: Tuy Coca-Cola không sáng tạo ra ông già Noel nhưng công ty này đã giúp nhân vật trở nên phủ sóng và biến thành biểu tượng của Lễ Giáng sinh. Năm 1931, hãng Coca-Cola thực hiện một chiến dịch quảng cáo cho mùa đông với hình tượng ông già Noel được thiết kế lại bởi Haddon Sandblom dựa trên bản gốc trước đó.
Sự thật: Dầu thực vật vốn từ đầu không chứa cholesterol, chỉ trừ sản phẩm dầu được làm từ bơ.
Vì sao chúng ta bị lừa: Trong các quảng cáo dầu ăn, dù là dầu thực vật, thường sẽ có nội dung "không chứa cholesterol" khiến người mua an tâm hơn. Đây thực chất chỉ là một chiêu trò đánh vào nỗi lo lắng của người tiêu dùng để quảng cáo ấn tượng hơn và tăng doanh thu mà thôi. Thực ra, vốn từ đầu dầu thực vật không thể chứa cholesterol, đây chỉ là câu quảng cáo thừa thãi về mặt nội dung.
Sự thật: Hầu hết những nước uống có cồn và đường còn gây khát hơn.
Vì sao chúng ta bị lừa: Rất nhiều người gọi bia, nước ngọt là nước giải khát vì chiêu trò quảng cáo của các hãng sản xuất. Không ít TVC quảng cáo chứa hình ảnh và nội dung chúng sẽ giúp người uống đập tan cơn khát vào ngày hè nóng bức. Tuy không giải khát trong thực tế mà đôi khi còn làm khát hơn, nhưng cảm giác mát lạnh của bia, nước ngọt vẫn khiến người uống thấy dễ chịu hơn. Còn đâu sự thật là chỉ nước lọc mới giúp bạn xóa tan cơn khát.
Nguồn: BrightSide