10 nét chấm phá tạo nên Nhật Bản sâu lắng

03/02/2019 17:37
10 nét chấm phá tạo nên Nhật Bản sâu lắng

Cái hay của người Nhật là có thể dựa trên văn hóa, kiến trúc, bộ chữ… của đất nước khác để tạo ra những nét riêng không lẫn đâu được của mình.

Suốt nhiều năm viễn du xứ hoa anh đào, tác giả Nguyễn Chí Linh mới cảm được đầy đủ cái tinh thần “dù không là duy nhất nhưng luôn đặc biệt” ấy của Nhật Bản, để rồi đưa độc giả đến với tập sách Bốn mùa trên xứ Phù Tang.

1. Hoa anh đào có mặt ở nhiều quốc gia như Hàn Quốc, Việt Nam…Nhưng vì sao những đóa anh đào Nhật Bản lại khiến người ta động lòng đến vậy?

“Nếu những cánh anh đào không tồn tại

Thế giới này sẽ im lặng đến nhường nào?”

Trong cuốn du ký Bốn mùa trên xứ Phù Tang, tác giả Nguyễn Chí Linh cho rằng từ khi vần thơ trên của Ariwana ra đời, hoa anh đào mới thực sự “sống” trong văn hóa Nhật Bản. Anh đào hòa mình vào kiến trúc, lắng đọng trong âm nhạc và bừng nở trong những bức vẽ của Hokusai. Sự hòa hợp giữa nét đẹp dịu dàng của hoa anh đào với tính cách của người Nhật đã làm tâm hồn du khách lay động khi thưởng thức loài hoa này.

2. Ngôi chùa Todai-ji là quần thể kiến trúc gỗ lớn nhất thế giới

Todai-ji được hoàn thành vào năm 743 và trở thành tổng hành dinh Phật giáo Nhật Bản. Ngôi chùa được nâng đỡ bởi 84 cây cột bằng gỗ tuyết tùng thân thẳng cao hơn 40 mét. Trong chánh điện có đại tượng Daibutsu cao 14,98 mét - một trong những tượng Phật cổ được đúc bằng hợp kim đồng - vàng lớn nhất Nhật Bản hiện nay. Sau hai trận cháy và một trận động đất kinh hoàng, những cột trụ trong chánh điện giờ đây đã được thay bằng gỗ thông đỏ to bằng vòng tay của hai người trưởng thành.

3. Quốc đạo của Nhật từng một thời là sự kết hợp Mật tông của người Hoa và Thần đạo sơ khởi.

Nếu Trần Huyền Trang là người đầu tiên đưa kinh điển Phật giáo từ Ấn Độ về Trung Hoa thì Đại sư Kukai (Không Hải) được xem là người đã khai sinh Phật giáo trên xứ Phù Tang. Năm 806, sư Không Hải đã sáng lập Henjo Kongo (Chân ngôn tông) kết hợp giữa Mật tông của người Trung Hoa và Thần đạo của người Phù Tang. Chân ngôn tông trở thành quốc giáo của Nhật Bản cho đến khi hoàng đế Meiji lên nắm quyền (1867).

4. Lưu cầu – Vương triều bị quên lãng

Đến nay, đảo Okinawa vẫn được xem là “tiểu lục địa đen” trong mắt các chuyên gia quân sự nước ngoài lẫn những nhà nghiên cứu Nhật Bản. Các sử gia cũng không biết nguồn gốc thật sự của người Lưu Cầu trên đảo. Nền văn hóa của họ vừa có nét giống Đài Loan vừa pha lẫn Trung Hoa lại thêm một ít Phù Tang. Họ cũng có ngôn ngữ riêng dù bộ chữ viết vẫn là vay mượn từ người Trung Hoa. Người Lưu Cầu xưa còn nổi danh với nghề làm gốm và môn võ cổ truyền Karate.

5. Dù Sushi là món quốc hồn quốc túy của người Nhật và có mặt khắp nơi nhưng không đâu ngon bằng ở Hokkaido

Do ảnh hưởng bởi dòng biển lạnh từ vịnh Alaska giao thoa với Thái Bình Dương nên thủy hải sản ở Hokkaido chứa rất nhiều chất bổ dưỡng, thịt mềm và ngọt. Từ nhà hàng lớn cho đến quán ăn bình dân trong chợ hải sản Donburi Yokocho đều phục vụ Sushi đúng theo cách những thổ dân Ainu đã sáng tạo ra: Lớp cơm trắng dẻo mềm nằm trong những chiếc bát sứ men xanh - trắng , phủ bên trên là những lát hải sản thái mỏng. “Gọi là tuyệt hảo bởi hải sản không tanh (kể cả cầu gai), có mùi vị thơm rất riêng cho từng loại, vô cùng mềm mại và cứ tan chảy như bánh đậu xanh đã được đánh mịn trên đầu lưỡi.” – Tác giả Nguyễn Chí Linh viết.

6. Khách sạn “tình yêu” ở Sapporo

Kinh doanh khách sạn “tình yêu” là nghề hợp pháp ở Nhật nhưng vì hấp thu văn hóa phương Đông nên người Nhật nghĩ ra cách quản lý khá hay. Phòng đại sảnh chỉ có những ô điện thoại giao dịch hay những ô chuồng cu kín cổng cao tường cùng một màn hình khoảng 20 inch hiển thị những phòng nghỉ trống với giá tiền tương ứng. Sau khi xác nhận giữ phòng và cân nhắc thời gian ở, khách sẽ gọi điện thoại để giao dịch. Cách làm việc theo kiểu “không biết mặt” này giúp người mua và người bán không phải khó xử.

7. Kiyomizu dera - ngôi chùa cầu duyên xứ Phù Tang

Trong lòng núi nơi ngôi chùa tựa đầu vào, một dòng suối trong veo chảy róc rách được người dân xem là “nước Phật” thiêng liêng. Du khách đến nơi này để uống vài giọt “nước Phật” ngát mùi hoa cỏ dại với hi vọng mình và người thân sẽ gặp những điều may mắn. Ngoài ra, chùa Kiyomizu còn có một cặp đá tình yêu được đặt cách nhau 18 mét. Người cầu nguyện sẽ chạm vào hòn đá ở đầu này, nhắm mắt lại và đi về phía hòn đá phía kia. Tương truyền, nếu thực hiện thành công thì trong năm đó, họ sẽ có duyên lành.

8. Geisha – một biểu tượng văn hóa đang dần bị thất truyền

Với người Phù Tang, Geisha là biểu tượng văn hóa truyền thống đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật “Karyukai” (Hoa Liễu Giới). Các Geisha đều được đào tạo bài bản về “công, dung, ngôn, hạnh, cầm, kỳ, thi, họa”. Nếu ở thế kỷ 18 - 19 có hơn 80.000 Geisha hoạt động trên xứ Phù Tang thì ngày nay chỉ còn lại khoảng 1.000 người. Thế nhưng, vài năm gần đây, giới trẻ Nhật có xu hướng mặc lại những bộ Kimono, dùng trâm cài tóc… mỗi khi năm mới đến như một cách trở về với văn hóa truyền thống.

9. Cả châu Âu phải kính nể nghệ thuật làm vườn của người Nhật Bản

Các khu vườn ở Nhật luôn được xây dựng dựa trên hai ý niệm: vườn đi dạo để thư thái và vườn để tĩnh tâm.

Những khu vườn “Thiền” được thiết kế chỉ có cát trắng, màu trắng đục của đá vôi và màu đen của đất để giúp con người tĩnh lặng tâm hồn. Theo tác giả cuốn sách Bốn mùa trên xứ Phù Tang, chúng được thiết kế tinh giản theo quan điểm của Thiền tông: “con người rồi cũng trở về với cát bụi, nên đừng để đánh mất nhân phẩm, tình yêu thương bằng sự đam mê vật chất và tham vọng quyền lực”.

10. Tìm thấy “Đạo” qua chén “Trà”

Đối với người Nhật, thưởng trà là cách chiêm nghiệm cuộc đời qua vị chát, nhẫn, ngọt của chén trà thơm và hấp thụ tinh chất của lá chè xanh. Đây còn là hình thức hòa mình với thiên nhiên, tu dưỡng tâm tính để đạt tới sự giác ngộ.

Người ta có thể khen có thể chê đất nước mình nhưng với người Nhật, họ tự hào về đất nước đến mức khiến người lữ khách như Nguyễn Chí Linh chỉ sợ cuốn du ký 500 trang của mình chưa đủ để gợi tả sự bí ẩn đầy cuốn hút của Nhật Bản.

Trí Việt


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
3

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.
4

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.
5

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.

Aung San Suu Kyi - Sợ hãi và tự do

Sách kể về cuộc đời của thủ lĩnh phong trào dân chủ Myanmar, người truyền cảm hứng cho Giấc mơ Dân chủ -Tự do và Hòa bình với quyết tâm “Biến dân chủ thành tín ngưỡng của người dân".

Hiểu về trái tim: Tình yêu đến từ sự hiểu biết

Ta còn quá yêu bản thân mình thì làm sao ta có thể yêu thêm người khác, dù có yêu người khác cũng chỉ để phục vụ cho bản thân mình mà thôi.

Chữa lành nỗi đau

Thời gian bất tận, thế giới vô cùng, nhưng suy nghĩ của chúng ta còn rộng lớn và mạnh mẽ hơn nhiều. Chúng ta có thể kiến tạo ra cuộc sống theo ý mình vì chúng ta sinh ra để trao quyền làm việc đó.

Những trích dẫn hay từ sách Hiểu về trái tim

Những bài viết của Minh Niệm giúp chúng ta tìm lại chính mình, nuôi dưỡng những hạt giống tốt trong tâm hồn như lòng bao dung, vị tha, lắng nghe, chia sẻ...

Hiểu về trái tim: Hạnh phúc hiểu thế nào cho đúng?

LTS: Hiểu về trái tim là cuốn sách đầu tiên thuộc chủ đề Hạt giống tâm hồn do một tác giả trong nước viết: thầy Minh Niệm, người sáng lập dòng Thiền hiểu biết. Tác phẩm giúp người đọc hiểu được cảm xúc của tâm hồn, để loại bỏ nỗi buồn, tổn thương và tìm được hạnh phúc trong cuộc sống.

Ngôi nhà với mái ngói đỏ và cánh cửa lùa của nước Nhật có khiến bạn xao xuyến?

Tuổi thơ của thế hệ 9X nằm gọn trong những tập truyện/bộ phim hoạt hình Thủy thủ Mặt trăng, Sakura, Doreamon, Conan, Shin – Cậu bé bút chì… Ngoài Việt Nam, Nhật Bản có lẽ là đất nước thứ hai cho ta bao thân thuộc.

Tác giả '50 sắc thái' sắp ra mắt tiểu thuyết mới: Hấp dẫn, nóng bỏng, gợi tình không kém

Nữ tác giả E L James chuẩn bị ra mắt quyển tiểu thuyết mới mang tên The Mister vào tháng 4 tới. Nội dung quyển sách này cũng hứa hẹn nhiều tình tiết nóng bỏng và gây cấn.

Cuốn sách dạy cách ăn tốt cho sức khỏe ai cũng nên đọc

Bằng cách sử dụng hình ảnh minh họa sinh động, chia sẻ súc tích, hấp dẫn, bộ sách Healing Foods - Dinh Dưỡng Chữa Bệnh sẽ cung cấp cho bạn đọc về thông tin bổ ích về các loại thực phẩm thông dụng.

Những câu chuyện đầy xúc động trong tiệm sách cũ

Giải trí - AN VI - QUỲNH QUỲNH - TTO - 24/07/2025 13:00
Kính tặng, thương tặng, gửi người không bao giờ tôi gặp lại… - bút tích trên trang sách nhuốm màu thời gian trong các cửa hàng sách cũ chứa đựng bao câu chuyện đầy xúc động.

Cùng con trai xem “Sex Education”, tôi khéo léo dạy con tính khiêm tốn mà chẳng cần nặng lời!

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 24/07/2025 12:00
Giống như một hạt giống cần đất để nảy mầm, tôi đã tìm ra cách gieo vào con trai mình giá trị của sự khiêm nhường.

Giáo sư khuyên: Mỗi ngày nói 6 câu này, bạn sẽ không còn quát mắng con nữa

Kỹ năng - Hiểu Đan - 24/07/2025 11:00
Con cái sẽ không nhớ bạn đã quát gì, nhưng sẽ mãi mãi khắc ghi ánh mắt, gương mặt bạn khi quát mắng.

Thế hệ cợt nhả tiêu tiền “ngược đời” không giống ai

Phong cách sống - Ngọc Linh - CFB - 24/07/2025 10:00
Tiêu dùng ngược trong mắt người khác cũng chẳng sao, chỉ cần bản thân thấy “xuôi” là được rồi vì tiền là của mình cơ mà.

Trở về từ cõi chết

Tủ sách - FN - 24/07/2025 09:00
Trở về từ cõi chết là quyển tự truyện sâu sắc của tác giả Anita Moorjani, kể về hành trình phi thường của cô từ cõi chết trở về và những bài học quý giá mà cô đã học được từ trải nghiệm cận tử.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 4: Bài học từ cuộc đại khủng hoảng Covid-19

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 24/07/2025 08:00
Bất chấp tình hình kinh tế cuối năm u ám, thị trường chứng khoán vẫn đạt được các đỉnh mới nhờ căng thẳng địa-chính trị được cải thiện và quan trọng nhất là nhờ những loại vắc-xin Covid-19 đầu tiên được chấp thuận.

Thái độ xấu

Blog GS John VU - GS John Vu - 23/07/2025 13:00
Ớ Ấn Độ, nhiều người lập trình đi làm với thái độ xấu bởi vì họ biết rằng họ có thể dễ dàng kiếm được việc làm với các công ti khác vì tình trạng thiếu hụt công nhân phần mềm.

Hỏi DeepSeek 6 điều ‘đau đầu’ nhất về cách dạy con: Câu trả lời khiến tôi bừng tỉnh

Kỹ năng - Diệu Đan - CFB - 23/07/2025 11:00
Trước những băn khoăn, tôi tìm đến DeepSeek, và câu trả lời của DeepSeek khiến tôi bừng tỉnh. Hoá ra bấy lâu nay, tôi đã dạy con sai cách!

Tình người Nhật Bản trong thiên tai: Siêu thị bán hàng miễn phí, tiệm quần áo giữ sáng đèn trong đêm đen

Suy ngẫm - Băng Băng - 23/07/2025 10:00
Mỗi khi thiên tai diễn ra thì tình người của một quốc gia, một dân tộc lại được thử thách.

Đại địa chấn kinh tế Kỳ 3: Mở cửa phục hồi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 23/07/2025 09:00
Ngày 04/5/2020 Ý đã mở cửa lại các cơ sở sản xuất và các nước châu Âu khác cũng bắt đầu nới lỏng một số biện pháp hạn chế.

7 chiến lược để sống sung túc và hạnh phúc - Triết lý sống giúp hàng triệu người vươn lên từ con số 0

Từ sách - Phim - Quìn - 23/07/2025 08:00
Không ai sinh ra đã hoàn hảo. Thậm chí người từng bị gắn mác "vô dụng" vẫn có thể bắt đầu đọc một cuốn sách hay, làm điều gì đó mới mẻ và thay đổi cuộc đời họ bắt đầu từ hôm nay.

Quản lý dự án

Blog GS John VU - GS John Vu - 22/07/2025 13:00
Quản lí dự án phần mềm là khó bởi vì yêu cầu và công nghệ bao giờ cũng thay đổi và phần lớn những người quản lí không được đào tạo chính thức nào về cách quản lí dự án phần mềm.

Gen Z tiêu tiền thế nào, hiểu để marketing cho đúng

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/07/2025 11:00
Được săn đón nhất nhưng cũng “khó chiều” nhất, gen Z khiến mọi công thức marketing lỗi thời trở nên vô dụng. Muốn chạm được họ, thương hiệu phải sống thật và nhanh như xu hướng TikTok.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 25/07/2025