'Vợ chồng A Phủ' và duyên nợ giữa nhà văn Tô Hoài – đạo diễn Mai Lộc

04/09/2019 16:01
'Vợ chồng A Phủ' và duyên nợ giữa nhà văn Tô Hoài – đạo diễn Mai Lộc

Truyện và phim "Vợ chồng A Phủ" đã trở thành tác phẩm kinh điển trong đời sống văn hoá tinh thần dân tộc hơn nửa thế kỷ qua, thể hiện bức tranh hiện thực sinh động của đồng bào vùng cao Tây Bắc từ bóng đêm nô lệ bước ra ánh sáng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đó là mối lương duyên đẹp và kỳ lạ giữa hai tâm hồn, tài năng lớn từ hai miền Bắc - Nam vừa mới hội ngộ là nhà văn Tô Hoài và đạo diễn Mai Lộc...

Chuyện người đẹp bí ẩn ở Trạm Tấu

Cách đây tròn 60 năm, vào một buổi chiều đẹp trời cuối năm 1959, bên nhà Thuỷ Tạ ven hồ Hoàn Kiếm, nhà văn Tô Hoài đã ký tặng tập "Truyện Tây Bắc" cho đạo diễn Mai Lộc. Đêm hôm đó, ông thức trắng để đọc và rất thích thú với truyện "Vợ chồng A Phủ". Có điều gì đó thức dậy trong lòng người từ phương Nam mới tập kết ra Bắc!

Đạo diễn Mai Lộc kể với chúng tôi rằng, khi trời vừa tờ mờ sáng, ông vội đến ngay nhà Tô Hoài và hỏi: "Có phải cô Mị trong truyện "Vợ chồng A Phủ" là người đàn bà Mông ở Trạm Tấu không?". Tô Hoài mỉm cười gật đầu với ánh mắt cảm động. Từ thẳm sâu ký ức của Mai Lộc hiện lên chuỗi hình ảnh về người đàn bà Mông ngồi trước bếp lửa mà ông tình cờ gặp khi đi quay bộ phim "Chiến thắng Tây Bắc". Trong cơn xúc động, Mai Lộc nói với Tô Hoài: "Tôi sẽ làm phim "Vợ chồng A Phủ" và đề nghị nhà văn chuyển thể kịch bản.

Ngược dòng thời gian, vào thu đông năm 1951 -1952, đạo diễn Mai Lộc vác máy quay phim theo chân bộ đội Sư đoàn 308 đi Chiến dịch Tây Bắc. Qua cánh đồng thung lũng Nghĩa Lộ, họ vượt hơn 30km nữa lên Trạm Tấu, một vùng rất cao của người Mông sinh sống nằm ở phía Tây tỉnh Yên Bái. Gặp lúc người Mông đang ăn Tết cổ truyền, họ chia vui cùng đồng bào. Hoa đào bản Mông rất đẹp. Mây trắng ngày đêm bao phủ núi đồi. Lạnh buốt. Mai Lộc được bố trí ở nhà ông Chủ tịch xã Trạm Tấu.

                
Cố nhà văn Tô Hoài và cố đạo diễn Mai Lộc.

Đêm đầu ở vùng cao lạ chỗ Mai Lộc không ngủ được. Đang trăn trở, ông chợt thấy một cô gái Mông còn rất trẻ ngồi ở cửa lò bếp sưởi. Ánh lửa hắt lên khuôn mặt hồng hào xinh đẹp của cô càng làm ông chú ý. Cô ngồi im lặng suốt đêm nhìn ánh lửa tí tách. Lửa tàn cô lại châm thêm củi. Đêm sau và đêm sau nữa cũng vậy. Cô gái Mông xinh đẹp vẫn ngồi thâu đêm bên ánh lửa. Mai Lộc vô cùng ngạc nhiên. Ông bèn hỏi khéo vị Chủ tịch xã Trạm Tấu và được biết cô gái đến… xin ly dị chồng!

Điều làm đạo diễn Mai Lộc bất ngờ nữa là nhà văn Tô Hoài cũng có mặt trong thời điểm ấy ở Trạm Tấu và chứng kiến sự việc ấy của cô gái trẻ người Mông. Theo tâm sự của Tô Hoài, bấy giờ ông đi thực tế viết cho Báo Cứu Quốc. Sau khi rời Trạm Tấu ông còn sang Phù Yên, nay là Bắc Yên thuộc tỉnh Sơn La, gặp vợ chồng người Mông đi ăn Tết cổ truyền.

Từ câu chuyện thực của họ phối hợp với những câu chuyện khác đã giúp nhà văn viết nên truyện "Vợ chồng A Phủ" đặc sắc vào năm 1952, trở thành một trong những tác phẩm văn học hay nhất viết về Tây Bắc và tiêu biểu cho đời văn Tô Hoài. Tất nhiên, khi viết truyện, nhà văn có hư cấu, sáng tạo thêm cho sinh động, hấp dẫn nhưng vẫn phù hợp với văn cảnh và đời sống đồng bào vùng cao với những thân phận khổ đau bị ràng buộc bởi hủ tục và sự áp bức của chế độ thực dân phong kiến, cùng khát vọng tự do thoát ra khỏi bóng tối vây phủ cuộc đời họ, có giá trị cao về nghệ thuật lẫn tư tưởng nhân văn!

Một bộ phim kinh điển của êkíp tài năng và tâm huyết

Vào cuối năm 1959, nhà văn Tô Hoài chuyển thể xong kịch bản phim "Vợ chồng A Phủ", lấy nguyên cốt truyện với đầy đủ nhân vật, chỉ lược bỏ một số chi tiết không phù hợp với điện ảnh. Sau khi kịch bản được lãnh đạo ngành văn hoá mà trực tiếp là nhà thơ Tố Hữu duyệt, đạo diễn Mai Lộc được quyền chọn thành phần chủ yếu cho tổ làm phim.

Người bạn thân Khương Mễ quay phim chính. Thiết kế mỹ thuật là hoạ sĩ Ngọc Linh. Âm nhạc là nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Chủ nhiệm phim là Trịnh Huệ. Đạo diễn Mai Lộc cũng chọn nữ diễn viên Đức Hoàn đóng vai chính là cô Mị, còn nghệ sĩ Trần Phương vào vai A Phủ.

Đạo diễn Mai Lộc và hoạ sĩ Ngọc Linh đi tiền trạm lên Tây Bắc để tìm cảnh và bổ sung kiến thức về phong tục tập quán người Mông. Đến tháng 1-1960, Mai Lộc lại lên Tây Bắc lần thứ hai, đưa các diễn viên đi thâm nhập thực tế. Tuy nhiên, khi quay phim "Vợ chồng A Phủ" thì bối cảnh thật không phải ở Tây Bắc mà dựng cảnh ở Ba Vì, Hà Tây. Đạo diễn Mai Lộc cho biết: "Hơn một tháng tham quan và nghiên cứu kịch bản, chúng tôi quyết định xây dựng ngoại cảnh tại mỏm 400 núi Ba Vì để tiện đi về Hà Nội. Khi xây dựng xong ngoại cảnh, nhà văn Nguyễn Tuân có lên chơi, tỏ vẻ rất thích thú. Anh nói rằng sẽ viết về cái bản Mông này"!

Bộ phim "Vợ chồng A Phủ" được hoàn thành vào năm 1961 và được trao giải thưởng Bông sen bạc trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 2 năm 1973. Có thể nói, bộ phim này là cuộc hôn phối đẹp đẽ giữa văn học và điện ảnh, đặt dấu mốc lịch sử cho điện ảnh cách mạng Việt Nam.

Và đây cũng là sự phối hợp tuyệt vời giữa hai văn nghệ sĩ tài năng là nhà văn Tô Hoài với đạo diễn Mai Lộc cùng êkíp làm phim để tạo dựng nên một tác phẩm điện ảnh kinh điển, dù có một số chi tiết trong phim khác với truyện. Cùng với những bộ phim như "Chị Dậu", "Số đỏ", "Làng Vũ Đại ngày ấy", "Đất nước đứng lên", "Chị Tư Hậu", "Cánh đồng hoang", "Mùa gió chướng", "Đất phương Nam",… "Vợ chồng A Phủ" là một trong những bộ phim chuyển thể kịch bản văn học xuất sắc của nền điện ảnh hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.

Hai nhân vật chính trong truyện phim "Vợ chồng A Phủ" là chàng A Phủ và nàng Mị. Xuất thân nghèo khó, họ chìm trong bóng tối khổ đau dưới ách kìm kẹp của thống lý Pá Tra. Đây là một chúa đất gian ác câu kết với thực dân Pháp áp bức bóc lột dân nghèo tận xương tuỷ. Thống lý Pá Tra bắt nàng Mị về làm vợ lẽ cho con trai là A Sử, còn chàng A Phủ thì bị bắt ở đợ suốt đời để trả nợ.

Bản năng và cảnh ngộ đưa A Phủ và Mị đến với nhau. Vì để mất trâu nên A Phủ bị Pá Tra cho bắt trói, bỏ đói, tra tấn gần chết. Mị liều cắt dây giải thoát A Phủ và cùng trốn đến Phiềng Sa sinh sống. Tình yêu nảy nở, họ nên vợ nên chồng. Đảng Cộng sản xuất hiện lãnh đạo đồng bào vùng cao, vợ chồng A Phủ và Mỵ được giác ngộ, cùng bà con đứng lên đấu tranh giải phóng mình và xây dựng cuộc sống mới tự do, hạnh phúc!

Đạo diễn Mai Lộc cũng không quên vai trò trợ lý đạo diễn của Hoàng Thái, những góc quay sinh động và hình ảnh đẹp miền Tây Bắc do người bạn thân Khương Mễ phụ trách. Và ông cũng luôn nhớ tới nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cùng giọng hát của ca sĩ Kiều Hưng đưa bản nhạc phim "Bài ca trên núi" vang xa, góp phần quan trọng vào thành công vang dội của bộ phim "Vợ chồng A Phủ".Đức Hoàn vào vai Mị, Trần Phương thủ vai A Phủ đều là những vai diễn đầu tiên và thể hiện xuất sắc của hai nghệ sĩ tài năng, có ngoại hình đẹp mà về sau còn thành công trong vai trò biên kịch, đạo diễn. Dưới sự đạo diễn của Mai Lộc, họ cùng một số diễn viên khác của phim "Vợ chồng A Phủ" đã trải qua ba tháng trên miền núi cao, sống cùng gia đình Anh hùng quân đội Sùng Phai Sình, học tập cách ăn ngô, gùi nước, làm rẫy, chăn bò, cưỡi ngựa, đi bộ nhiều cây số của người Mông ở Tà Sùa. Và họ còn học nói được tiếng Mông như bà con đồng bào thực thụ.

         
Đạo diễn Mai Lộc sinh năm 1923 tại Đà Lạt và mất năm 2011 tại TP Hồ Chí Minh. Mai Lộc cùng Khương Mễ được xem là những người khai sáng điện ảnh Nam Bộ từ thời kháng chiến chống Pháp với bộ phim tài liệu "Chiến trận Mộc Hoá" (1947). Sau năm 1954, ngoài thành công với "Vợ chồng A Phủ", ông còn là tác giả một số bộ phim nổi tiếng khác: "Chiến thắng Tây Bắc" (Giải thưởng Bông sen vàng Liên hoan Phim Việt Nam), "Giữ làng giữ nước" (Bông sen vàng), "Quyết chiến thắng giặc Mỹ xâm lược" (Giải vàng Liên hoan Phim Lepzig, Đức)…

Phan Phú Yên/CAND


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Top 5 phim Việt hay nhất 2024

Đứng đầu trong Top 5 phim Việt hay nhất 2024 là "Culi không bao giờ khóc", tiếp đó là "Lật mặt 7: Một điều ước", các vị trí còn lại là "Chị dâu", "Giải cứu anh thầy" và "Mai".
2

Hoa hậu Tiểu Vy, Kỳ Duyên xuất hiện trong ‘Bộ tứ báo thủ’

Bộ tứ báo thủ” bất ngờ tung poster “bữa tiệc visual” với hình ảnh hoa hậu Tiểu Vy, Kỳ Duyên và diễn viên Quốc Anh.
3

Điện ảnh Việt 2025: Nhộn nhịp, nhiều hứa hẹn

Một mùa phim tết cạnh tranh, những tác phẩm nghệ thuật hứa hẹn, khu vực phim thương mại nhộn nhịp... là những điều được chờ đợi ở điện ảnh Việt năm 2025.
4

Top 10 phim Việt ăn khách nhất 2024

"Mai" (đạo diễn Trấn Thành) và "Lật mặt 7: Một điều ước" (đạo diễn Lý Hải) đứng ở hai vị trí cao trong Top 10 phim Việt ăn khách nhất năm 2024.
5

Top 5 phim Việt gây thất vọng nhất 2024

Đứng đầu trong Top 5 năm phim Việt gây thất vọng nhất 2024 phải kể đến "Trà" của đạo diễn Lê Hoàng...

Gai góc, nóng bỏng và đen tối, vì sao ‘Cruising’ vẫn là bộ phim kinh điển dị biệt về đồng tính?

Từng bị tẩy chay vì đầy chi tiết bạo lực lẫn cảnh nóng, ít ai ngờ giờ đây, ‘Cruising’ - tác phẩm độc đáo của đạo diễn kỳ cựu William Friedkin, lại trở thành đề cử phim LGBT kinh điển.

Nhìn lại lịch sử 42 năm bị tố ấu dâm của đạo diễn lừng danh Roman Polanski

Sau gần nửa thế kỷ, Roman Polanski vẫn là một trong những nhà làm phim gây tranh cãi nhiều nhất hiện nay.

Nhà sản xuất phim 'Cậu Vàng' phản hồi tin đồn chó thuần Việt đóng thế cho chó Nhật

Đại diện đoàn phim Cậu Vàng ngày 29.8 ra thông cáo cho biết thông tin dùng 2 chú chó ta đóng thế các cảnh bị tra tấn, đánh đập cho chó Nhật là không đúng sự thật.

Kết quả mùa phim hè năm 2019: Disney chiếm ngôi vương

Disney thắng lớn trong khi Universal vấp phải thất bại này đến thất bại khác trong mùa phim hè năm nay.

Hé lộ bộ trang sức khủng trong 'Downton Abbey' bản điện ảnh

Phiên bản điện ảnh của Downton Abbey sẽ tập trung vào chuyến thăm của vua George và hoàng hậu Mary đến tòa lâu đài Downton Abbey.

‘Nữ hoàng băng giá’ Elsa sẽ không có mối tình đồng tính trong 'Frozen 2'

Bất chấp nỗ lực kêu gọi của nhiều khán giả thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính và chuyển giới), Disney khẳng định sẽ không nhắc đến đời sống tình cảm của “nữ hoàng băng giá” Elsa trong 'Frozen 2'.

Bao Thanh Thiên 2019 bị khán giả hờ hững

Chiếu giờ vàng của TVB, song Bao Thanh Thiên: Tái khởi phong vân có tỷ lệ người xem thấp nhất trong số phim của nhà đài năm nay.

Không có MCU, Spider Man vẫn dễ dàng phát triển

Tại sự kiện D23 Expo được tổ chức vào cuối tuần rồi, cả Kevin Feige và Tom Holland đều đã có những chia sẻ cũng như dự định trong tương lai của nhân vật Spider Man.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025