Việt Nam cùng 4 nước châu Á kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Tiểu Vũ04/08/2021 20:00
Việt Nam cùng 4 nước châu Á kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

Lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu sẽ được UNESCO tổ chức tại Việt Nam và 4 quốc gia khác vào năm 2022.

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) vừa công bố  kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 2022). Lễ kỷ niệm dự kiến sẽ tiến hành vào ngày 1.7.2022.

UNESCO cũng cho biết đã thông qua hồ sơ đề cử 4 quốc gia châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và Ấn Độ sẽ cùng tổ chức sự kiện này. Các nhà nghiên cứu văn hóa, các nhà khoa học của 4 quốc gia trên sẽ được mời tham gia các hội thảo khoa học về cụ Nguyễn Đình Chiểu tổ chức tại Việt Nam.

Theo kế hoạch của UNESCO, các hoạt động kỷ niệm 200 năm ngày sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu tập trung ở tỉnh Bến Tre - nơi ông sinh sống và sáng tác một thời gian dài cho đến ngày qua đời. 

Trong dịp này UNESCO sẽ phối hợp với các cơ quan văn hóa của Việt Nam tổ chức chuỗi hoạt động gồm các hội thảo khoa học, tổ chức triển trưng bày các tư liệu về hoạt động của nhà thơ, công diễn các tác phẩm sân khấu hóa về hình tượng Nguyễn Đình Chiều, giới thiệu diễn ngâm những tác phẩm thơ văn của ông đến với công chúng. 

ndc-tu-lieu.jpg
Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu - Tranh tư liệu/internet

Nguyễn Đình Chiểu - còn gọi là cụ Đồ Chiểu là một nhà thơ - nhà giáo - nhà văn lớn của Việt Nam.  Ông sinh ngày 1.7. 1822 (tức năm Nhâm Ngọ) tại làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là Q.1, TP.HCM), mất năm 1888 tại Ba Tri, tỉnh Bến Tre. 

Nguyễn Đình Chiểu xuất thân gia trong một đình nhà nho Nam Bộ, ông nổi tiếng hiếu học và thông minh từ thuở bé. Từ nhỏ ông đã theo học chữ Nho của các cụ thầy đồ trong làng.

Năm 11 tuổi gia đình gửi ông ra kinh đô Huế để học cao hơn. Ông sinh sống và học tập ở Huế đến năm 18 tuổi mới quay trở lại Gia Định. Năm Quý Mão (1843), ở tuổi 21 ông đã thi đỗ Tú tài vào trường thi Gia Định. 

Năm 1847, ông cùng em trai là Nguyễn Đình Tựu ra Huế học để chờ khoa thi năm Kỷ Dậu (1849). Cuối 1848 nhận tin qua đời mẹ qua đời ở Gia Định, ông bỏ thi, dẫn em theo đường bộ về lại Gia Định chịu tang mẹ. 

Trên đường trở về, do thương khóc mẹ, cộng với đường xa thời tiết khí hậu khắc nghiệt, khi đến Quảng Nam thì Nguyễn Đình Chiểu bị ốm nặng rồi bị mù cả hai mắt. Ông được một danh y cứu chữa nhưng không khỏi được. Điều may mắn là thời gian dưỡng bệnh, vị danh y này đã truyền lại nghề thuốc cho ông. 

Nguyễn Đình Chiểu về đến nhà, đường học hành bị dừng lại, vì mù lòa nên việc hôn nhân của ông cụ bị bội ước. Ông đóng cửa thọ tang mẹ một thời gian dài. Đến năm 1851, vượt qua những đau thương mất mát ông quyết  định mở trường dạy học và làm nghề thầy thuốc ở Bình Vi (Gia Định). Truyện thơ Lục Vân Tiên của ông được sáng tác vào thời gian này.

Năm 1854, Nguyễn Đình Chiểu cưới bà Lê Thị Điền (1835-1886, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc, trước thuộc Gia Định, nay là tỉnh Long An) làm vợ.

Năm 1859 sau khi chiếm Đà Nẵng, quân Pháp đánh Nam Kỳ, thành Gia Định thất thủ, Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về Cần Giuộc sinh sống. Dù đôi mắt đã mù nhưng Nguyễn Đình Chiểu lại mở trường dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho dân và sáng tác thơ văn. Tài năng và đức độ của ông vang khắp lục tỉnh Nam Kỳ.

Các tỉnh Nam Kỳ sau đó lần lượt rơi vào tay quân Pháp, ông cùng gia đình chạy giặc đến Ba Tri, Bến Tre. Tại đây ông tiếp tục dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho người dân và sáng thơ văn cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân. 

Năm 1886, vợ ông là bà Lê Thị Điền mất ở tuổi 51. Buồn rầu vì vợ mất, cộng với việc phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, bệnh tình của Nguyễn Đình Chiểu bắt đầu trở nặng.

Ngày 24.7.1888, Nguyễn Đình Chiểu qua đời tại Ba Tri, Bến Tre, thọ 66 tuổi. Ngày đưa cụ Đồ Chiểu đi an táng, trên cánh đồng An Đức hàng ngàn người dân Nam Bộ đầu đội khăn tang đến tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng. Ông được chôn cạnh mộ vợ trên cánh đồng An Đức (nay là ấp 3, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre).

Nguyễn Đình Chiểu suốt đời sống theo đạo nghĩa. Bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng toát lên khí chất của một nhà nho thanh cao khiến cho người đương thời kính trọng nễ phục. 

Trong văn chương, Nguyễn Đình Chiểu lấy quan niệm "chở đạo, sửa đời và dạy người" làm chủ đạo. Ông chủ trương dùng văn chương biểu hiện đạo lý và chiến đấu vì chính nghĩa. Tác phẩm cũng là thái độ của ông với thời cuộc và chuyển tải tấm lòng yêu nước thương dân, khơi dậy lòng yêu nước, ca ngợi tinh thần chiến đấu và sự hy dũng của mọi tầng lớp nhân dân Nam Bộ thời bấy giờ. 

Hầu hết các tác phẩm chính của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đều được sáng tác bằng chữ Nôm. Tập thơ đầu tiên và cũng là tập thơ nổi tiếng nhất của ông là Lục Vân Tiên. Đây là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. 

Ngoài ra ông còn sáng tác một số tác phẩm phản ánh chân thực về thời kỳ đau thương của đất nước và tố cáo tội ác của giặc ngoại xâm như: Chạy giặc, Ngư tiều y thuật vấn đáp, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Mười hai bài thơ và bài văn tế Trương Định (1864), Mười bài thơ điếu Phan Tòng (1868), Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh (1874), Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây…


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Công ty sách First News chuẩn bị kiện Shopee vì sách giả, sách lậu15

Công ty TNHH Văn hóa - Sáng tạo Trí Việt (First News) đang lập vi bằng và khẳng định chuẩn bị khởi kiện sàn thương mại điện tử Shopee Việt Nam.

Họa sĩ Đỗ Quang Em qua đời ở tuổi 79

Họa sĩ Đỗ Quang Em – người nổi tiếng với những bức vẽ khuynh hướng tả thực đã qua đời ở tuổi 79 tại TP.HCM.

Ẩn nghĩa trên chiếc nghiên Lê

Nghiên mực thời Lê gợi về nhiều điều, nổi trội là hình ảnh sinh thực khí nữ (yoni) – một sự hòa trộn thú vị giữa hai văn hóa Chămpa - Đại Việt.

Bên tách cà phê Kỳ 72: Hàng quán cà phê – những học viện tỉnh thức

Hàng quán cà phê đã cung ứng một khí quyển văn hóa góp phần tích cực nhất trong việc kích xúc trí năng, hun đúc cảm thức về cái tự ngã để tìm đến chân lý.

Thế giới có thêm 5 di sản được UNESCO công nhận

Trong 5 di sản thế giới vừa được UNESCO vinh danh có 1 di sản đa quốc gia nằm tại 7 nước châu Âu.

100 năm ngày sinh cố GS.TS Trần Văn Khê: "Thầy chẳng đi đâu xa"

Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố GS.TS Trần Văn Khê, con trai ông GS Trần Quang Hải cùng học trò, bạn bè thân hữu có dịp chia sẻ những kỉ niệm về ông.

Những áng văn 'không mẫu': 'Sóng' của Võ Lập Phúc - Đừng chỉ trích văn chương bằng những ngôn từ xấu xí

"Sóng" của Võ Lập Phúc có thể khác "Sóng" của cộng đồng mạng, nhưng đừng nhấn chìm nhau trong những ngôn từ chỉ trích nặng nề.

Bên lề Olympic: Bảo tàng nghệ thuật kỹ thuật số đông khách nhất ở Tokyo

Dù chỉ mới mở cửa 3 năm, "ngôi nhà" nghệ thuật kỹ thuật số TeamLab Borderless ở Tokyo, Nhật Bản đã được Kỷ lục Guinness Thế giới công nhận là bảo tàng được đến thăm nhiều nhất trên thế giới.

'Bức tranh Quỷ' trong Bảo tàng Cố cung, hơn 800 năm ai xem cũng không hiểu

Chi tiết ẩn sâu bên trong bức tranh đã khiến nhiều người cảm thấy vô cùng kỳ lạ.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025