Vai trò của ngoại giao khoa học trong Xoay chuyển tình hình Biển Đông

Quìn25/11/2023 08:00
Vai trò của ngoại giao khoa học trong Xoay chuyển tình hình Biển Đông

Ngoại giao khoa học giúp các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông tìm ra cách giải quyết hợp lý và minh bạch để tránh điều tồi tệ nhất trong khi tìm kiếm giải pháp tốt nhất.

Paul Berkman, một nhà hải dương học có tiếng và là cựu giám đốc Chương trình Địa chính trị Bắc Băng Dương tại Viện Nghiên cứu Địa cực Scott, cho biết: “Khoa học đóng góp cơ bản vào việc thực hiện các chiến lược phát triển bền vững nhằm cân bằng giữa bảo vệ môi trường, thịnh vượng kinh tế và công bằng xã hội trong tương lai”.

Ngoại giao khoa học có thể là xuất phát điểm hữu ích và thuận lợi cho hợp tác trong khu vực, nhằm giải quyết không chỉ các vấn đề môi trường quốc tế mà còn tiến tới giải quyết vấn đề ở Biển Đông, thúc đẩy thịnh vượng và hòa bình tại khu vực.

Cuối cùng, lợi ích của ngoại giao khoa học có thể vượt ra ngoài các tranh chấp ở Biển Đông. Trong khi hầu hết các nỗ lực chính trị và quân sự đối với tranh chấp Biển Đông chỉ giới hạn ở việc giải quyết hoặc quản lý xung đột, ngoại giao khoa học mang lại những lợi ích phụ khác.

Với những lợi ích mà ngoại giao khoa học có thể mang lại, đường lối ngoại giao này cần được các nhà hoạch định chính sách cân nhắc nghiêm túc trong lúc tìm kiếm một sáng kiến để giải quyết tranh chấp Biển Đông.

Suy cho cùng, hợp tác khoa học có mục đích là hướng tới giải pháp mang tính xây dựng cho các vấn đề chung, và xét trên mọi khía cạnh thì những vấn đề liên quan đến an ninh môi trường sẽ không sớm mất đi. Triển vọng thật sự của ngoại giao khoa học là giúp các quốc gia và công dân của họ nhận ra rằng Biển Đông là một phần trong tài sản chung toàn cầu, và tất cả chúng ta phải bảo tồn cũng như bảo vệ và duy trì Biển Đông.

"Xoay chuyển tình hình biển Đông" là sự kết hợp giữa nghiên cứu của cá nhân tác giả và ghi nhận thực địa. Trong cuốn sách này, tác giả James Borton đưa người đọc đến gặp những con người đã gắn cuộc đời mình với Biển Đông, từ những ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng kiên cường bám biển bất chấp sự sách nhiễu và quấy rối của Trung Quốc, cho đến những giáo sư, tiến sĩ đã dành cả sự nghiệp để nghiên cứu về hệ sinh thái ở Biển Đông và làm thế nào để bảo vệ sinh kế của các cộng đồng sống dựa vào biển.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 5, 21/11/2024