Yếu tố độc đáo của con người hay bị xem nhẹ trong cách suy nghĩ truyền thống - họ thường tập trung hơn vào dữ kiện chứ không quan tâm đến cảm xúc của những con người liên quan và đôi khi đưa ra giải pháp chẳng giải quyết gì được vì xác định vấn đề sai.
Có một câu nói phổ biến nhưng nếu xem xét kỹ cũng khá buồn cười khi động viên là “Hãy nhớ rằng bạn là duy nhất”. Câu nói này nghe ra cũng vui vì có hàng tỷ người đang có cùng các tính chất “độc đáo”, và cũng đồng thời đưa ra nghi vấn rằng Trái đất này có hàng tỷ người mà lại ít giống nhau. Hiển nhiên, chắc chẳng ai đủ thời gian mà đi phân tích các khác biệt tinh tế như vậy khi xem xét các khía cạnh chung của cuộc sống.
Ai sinh ra mà chẳng giống nhau (trừ cách kết nối các tế bào não khi sinh là duy nhất cho mỗi người) và lìa xa cuộc đời với cùng một hồi kết. Tâm lý học hiện đại nhìn chung xác nhận rằng loài người hoạt động với những nếp nghĩ khá tương tự nhau, cũng có cùng những mong muốn và nhu cầu tương tự. Vậy thì bằng cách nào mà từng người một trong chúng ta có thể độc đáo một cách đặc biệt đến thế?
Lớp vỏ bọc bề ngoài na ná như nhau của loài người thực ra đang che phủ các bản thể đơn nhất nằm sâu bên trong. Bất kể chúng ta có ăn mặc, nói năng, thể hiện ra ngoài giống nhau như thế nào, nội tâm sâu thẳm của mỗi người đều mang những đặc trưng khác biệt.
Xét đến cùng, không thể có chuyện hai người hoàn toàn giống nhau về thể hiện sinh học hay di truyền, mô hình tâm lý, kinh nghiệm gia đình, trải nghiệm sống, kỷ niệm riêng, hay bị ảnh hưởng bởi văn hóa cộng đồng nơi họ sinh sống theo cùng một cách.
Không ai trong chúng ta có cùng một trình tự và sự phối trộn những sự kiện trong cuộc sống, giống nhau trên toàn bộ sở thích hoặc thứ không ưa, hay cùng có chung niềm tin về mọi thứ. Kể cả là hai anh em sinh đôi như hai giọt nước, điều họ có giống nhau nhất chỉ là dấu ấn di truyền và môi trường chung khi sinh ra mà thôi.
Bạn riêng biệt như thế nào? Nguồn: Jesse Gordon, Natasha Tibbott. |
Ảnh bên mô tả cho khái niệm này, khi bạn xét đến một số lượng vô cùng lớn các yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống, và bởi vì không có ai sống với cùng trải nghiệm và cảm xúc, nên mỗi chúng ta đều khác biệt với nhau.
Theo quan sát của chúng tôi, các nhà tư vấn quản lý thường có thói quen bỏ qua tính độc đáo này của con người khi họ sử dụng các phương pháp phân tích truyền thống. Để cho giản tiện trong việc tạo ra giải pháp, họ thường xem con người đại thể là giống nhau, và từ đó đưa ra lý thuyết về các mô hình phản ứng hành vi mà khi đưa vào thực tế sử dụng thường là sai lầm.
Những “tay tổ” về thống kê cũng vậy, họ tính toán xác suất dự báo của mọi việc dựa trên giả định cơ bản là con người sẽ hành xử theo cùng một hướng.
Các nhà kinh tế học cũng dựa trên khái niệm “con người biết suy nghĩ” để lý giải về khái niệm Thị trường Tự do và Bàn tay Vô hình. Những chuyên gia như vậy có thể thỏa mãn phần nào việc dự báo những điều mà họ cho là “niềm tin căn bản” về hành vi con người, nhưng hiếm khi họ có thể hoàn toàn chính xác vì giả định mà họ dựa trên đó để làm việc (con người đại thể là giống nhau) là không chính xác.
Điểm này lý giải cho các xu thế mới trong kinh tế học hành vi đang dần được xem trọng hơn là mô hình kinh tế học luận giải truyền thống. Và ngay cả khi kinh tế học hành vi đang trở nên được ưa chuộng hơn như vậy, các nhà nghiên cứu cũng phải tự bảo vệ mình để chống lại xu hướng xem “con người trung bình sẽ làm gì”, mà phải xem mỗi đối tượng liên quan sẽ có thể mang quan điểm riêng của mình đặt trên mặt bàn như thế nào.
Cuốn sách giới thiệu phương pháp Tư duy đột phá (EBT) nhằm giải quyết các vấn đề hiệu quả. Sách phù hợp những người muốn phát triển kỹ năng, tạo ra giải pháp sáng tạo. Shozo Hibino