Trăm năm theo bóng một con phà

Từ Kế Tường25/10/2021 11:00
Trăm năm theo bóng một con phà

Thủ Thiêm sẽ mãi là câu chuyện, một góc cạnh của Sài Gòn.

Thủ Thiêm nằm bên kia sông Sài Gòn vốn là vùng đất nông nghiệp, sình lầy thuộc khu ngoại ô của Sài Gòn. Nhưng từ khi thuộc Q.2 (nay là TP.Thủ Đức) đã trở thành dự án một đô thị mới. Từ dự án đã trở thành vụ khiếu nại kéo dài với "bao người trong cuộc". Nhưng, Thủ Thiêm còn là câu chuyện, một góc cạnh của Sài Gòn nhìn ở nét văn hóa. Đó là câu chuyện của con phà đã đi vào lịch sử.

Thủ Thiêm nằm bên kia sông Sài Gòn cách đây một trăm năm là khu vực ngoại thành, toàn đồng ruộng, bưng biền, nhà lá lụp xụp. Ngoài nông dân thuần túy ngày ngày bám chân trên ruộng đồng còn có một tầng lớp thầy, thợ sớm tối xuôi ngược con phà Thủ Thiêm bám nghề bươn chải làm ăn.

Phà Thủ Thiêm như một cầu nối giữa hai bờ sông Sài Gòn ngày ấy còn nhiều dừa nước, bần, đước, dẹt ken dày, xanh biệt mù phía Thủ Thiêm và lũ chim hải âu lượn lờ kiếm mồi trên sóng nước. Có bao nhiêu lượt người, bao thế hệ từ tuổi thơ cho đến tuổi già bao gồm nam, phụ, lão, ấu đã đi qua con phà mang bóng dáng của một trăm năm ấy có lẽ không có con số thống kê đầy đủ.

Nhưng thời gian đã ghi được dấu ấn mãnh liệt trên con phà đã làm xong nhiệm vụ lịch sử nối hai bờ sông Sài Gòn lui về quá khứ khi cửa hầm chui Thủ Thiêm mở ra cho những dòng xe xuôi ngược từ đáy sông trồi lên, mang dấu ấn của giai đoạn lưu thông hiện đại rút ngắn khoảng cách giữa hai bờ sông, từ Sài Gòn qua Thủ Thiêm chỉ còn 5 - 7 phút thay vì 20 - 25 phút. Có khi phải mất đến nửa tiếng.

Tôi còn nhớ lần đầu tiên qua phà Thủ Thiêm là năm tôi học lớp đệ thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Văn Khuê, một ngôi trường tư thục, danh tiếng nằm trên đường Nguyễn Thái Học, quận 1. Cả nhóm bạn ngồi cùng bàn rủ nhau qua Thủ Thiêm vớt cá lia thia, đi bộ qua phà, quần thảo với những đám ruộng lầy, đầy cỏ năn tìm bọt cá lia thia đóng trong dấu chân trâu cả buổi trưa rồi đi bộ, qua phà về lại bên này sông.

benpha.jpg
Những chiếc phà ở Thủ Thiêm chỉ còn lại trong ký ức - Ảnh: TL

Phà Thủ Thiêm hồi ấy còn ọp ẹp như một chiếc xà lan có mui loay hoay mất hơn nửa giờ mới đưa được khách qua sông. Trẻ em được mua “nửa vé”, nhưng tôi và nhóm bạn thường không mua vé mà đi chui theo đúng nghĩa đen vì trước khi lên cầu xuống phà có hàng rào chặn, ông soát vé loay hoay với hàng lô hàng lốc những người lớn và xe đạp, xe gắn máy, lũ “trẻ em” đi bộ chúng tôi thừa cơ chui qua giữa dòng người, lọt khỏi cửa ải soát vé là tung tăng chân sáo qua cầu gỗ để xuống phà.

Khi phà tách bến tôi đứng dựa lan can tha hồ mà nhìn sông nước, lũ chim hải âu hồi đó rất dạn dĩ, cứ bay theo phà tìm mồi,cứ tưởng đưa tay lên là đụng được cánh những con chim đang chấp chới trước mắt.

Khi con phà Thủ Thiêm hiện đại hơn, vượt sông nhanh hơn lũ trẻ em chúng tôi đã thành người lớn, đi xe máy, chở nhau qua phà, rẽ theo hướng tay phải tìm đến quán vịt ba món nổi tiếng, hoặc uống cà phê sân vườn trong những dịp sinh nhật, thi đỗ. Thủ Thiêm đã không còn cảnh “ngoại ô đèn vàng” nữa mà đồng ruộng đã thu hẹp dần, nhà cửa mọc lên san sát thành phố chợ, những con đường lầy lội đã tráng nhựa thẳng tắp.

Có giai đoạn tôi lại thích qua Thủ Thiêm để được chạy xe thong dong trên những con đường cũ, tìm lại bóng hình xưa, một bóng trăng xưa sáng vằng vặc trong ký ức, những phút giây hoài niệm. Nghe lại tiếng vạt sảnh trong vệ cỏ, tiếng dế gáy khan, hoặc tiếng ếch kêu trong ao đầm, bưng lác nhưng tuyệt không thấy đâu, chỉ quán xá xập xình và những con đường đầy bụi, ồn ào tiếng xe và đủ thứ âm thanh cuồng nộ.

Lần cuối cùng tôi qua phà Thủ Thiêm là đi ăn với một cô bạn từ nước ngoài về. Cô ấy xa quê hương nhiều năm, về nước muốn ăn món vịt nấu chao ở chính ngôi quán xưa mà cả nhóm bạn thời cấp III thường tới ăn. Trùng hợp làm sao, hôm ấy cũng là đêm cuối cùng của con phà Thủ Thiêm đi hết cuộc hành trình lịch sử một trăm năm giữa hai bờ sông đầy bóng dáng kỷ niệm của chúng tôi.

Lúc trở về, đứng trên phà nhìn xuống mặt nước sông sóng gợn dập dềnh, tôi và cô bạn có lẽ đều chìm đắm trong tâm trạng tiếc nuối, nhớ tưởng tới khoảng thời gian ngàn trùng sắp sửa khuất bóng theo con phà mà chút nữa thôi, vào lúc nửa đêm nó cũng sẽ lùi vào quá khứ. Sáng sớm ngày mai, những người đi dạo dọc bờ sông Sài Gòn trong sương sớm chắc cũng nhớ ngẩn ngơ bóng dáng con phà Thủ Thiêm mờ mờ ảo ảo lầm lũi vượt khoảng sông rộng, tiếng máy u u của nó như vẫn còn trộn lẫn vào những con sóng xô đẩy nhau tiến vào bờ đá xanh không còn bóng dáng cây cầu phà nối dài như một cánh tay chới với, hụt hẫng hướng ra ra ngấn nước giũa sông.

Cô bạn gái của tôi đã trở ra nước ngoài mà không có dịp đi qua hầm Thủ Thiêm, xem thông tin trên mạng cô gọi về hỏi tôi đã qua hầm chui hiện đại ấy mấy lần rồi, chắc là đẹp lắm, còn đi nhanh thì khỏi phải nói rồi, đúng không? Tôi bảo với cô ấy đã đi tham quan một chuyến ngày khánh thành hầm và một lần đi uống cà phê Rio trên đường Trần Não. Hầm rất đẹp, xe máy chạy rất nhanh, không kịp hết buồn nếu người ta yêu nhau và nói lời chia tay ở bên kia cửa hầm Thủ Thiêm. Cô bạn tán thành ngay và tỏ vẻ tiếc nuối cho con phà Thủ Thiêm đã lùi vào quá khứ.

Con người ta rất mâu thuẫn về mặt tình cảm trước sự phát triển xã hội nên thường nuối tiếc quá khứ và luôn nuôi giữ ký ức. Có lẽ tôi là một trong nhiều người dân thành phố không thể quên con phà Thủ Thiêm.

phathuthiem1.jpg
Những con phà ở Thủ Thiêm đã kết thúc sứ mệnh lịch sử - Ảnh: Internet

Nhiều năm rồi, mỗi sáng tôi vẫn cố ý đi qua cầu Quây từ quận 4 sang quận 1 đã được xây lại rộng, dài, hiện đại hơn xưa, dưới đó là cửa hầm Thủ Thiêm để ra Bến Bạch Đằng theo cách gọi của dân cố cựu đất Sài Gòn và chạy ngang bến phà Thủ Thiêm.

Không còn bóng dáng con phà sơn màu trắng, lầm lũi quay đầu, xa bờ bên này hướng ra sông về phía Thủ Thiêm nữa nhưng bóng dáng thời gian 100 năm theo con phà vẫn hiện diện trên sóng nước và bao kỷ niệm từ thủa ấu thơ cho tới ngày hôm nay vẫn còn. Rất đậm nét và khó phai mờ.


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...
2

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

4 bức tranh khắc họa phụ nữ Việt xuất hiện trên sàn đấu giá quốc tế

Tác giả của 4 bức tranh sắp đem ra đấu ra là các danh họa Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Nguyễn Phan Chánh. Họ đều là những họa sĩ tài năng bước ra từ trường Mỹ thuật Đông Dương.

Tranh chim ưng ốm yếu có giá 1.000 tỷ đồng

Hình ảnh chú chim ưng ốm yếu, không hề oai vệ gì lại là một biểu tượng vô giá cho nền hội họa Trung Hoa và trở thành huyền thoại.

Hướng dẫn mới của Bộ VHTT-DL trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch

Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đưa ra hướng dẫn cho việc du lịch, văn hóa, rạp chiếu phim… hoạt động trở lại.

Nghệ thuật trong bức tranh bị cắt 580 tỷ đồng, trái chuối 9 tỷ đồng bị ăn

Nghệ thuật hiện nay khá... lạ lùng. Họa sĩ cắt tranh khiến tranh tăng giá 20 lần, đạt mức 580 tỷ đồng. Nghệ sĩ ăn trái chuối 9 tỷ đồng và gọi đó là trình diễn nghệ thuật.

Kỳ 78: Stephen Hawking – Giải mã vũ trụ bên tách cà phê

Stephen Hawking là biểu tượng vang danh nhất của khoa học đương đại bởi trí tuệ và sức sáng tạo phi thường. Những công trình nghiên cứu của ông đã làm thay đổi cách con người hiểu về vũ trụ.

Sốc: Tranh bị cắt nát có giá... 580 tỷ đồng

Nghệ thuật vừa xuất hiện một "trò đùa" mới. Một bức tranh từng bị cắt nát tới một nửa vừa xuất hiện trở lại trên thị trường và xác lập mức giá kỷ lục.

Họa sĩ Việt thành công với những sáng tạo từ tranh vải

Trong suốt 40 năm, họa sĩ Trần Thanh Thục đã sử dụng những tấm vải để tái hiện phong cảnh Việt Nam và những nơi bà từng đến.

Nhớ đò ngang Long Kiểng

Dự án cầu Long Kiểng tại huyện Nhà Bè, vốn đầu tư 557 tỉ đồng đã dừng thi công từ tháng 12.2019 do mặt bằng chưa được bàn giao. Nhìn dự án dở dang, bâng khuâng nhớ lại thời vẫn còn con đò bến Long Kiểng.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn: Thổi hồn vào nhạc Trịnh bằng câu chuyện của đời mình

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 14:00
Nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn không chỉ thổi hồn vào những bản nhạc của Trịnh mà qua những giai điệu ấy anh đã kể câu chuyện của đời mình khi có một tình yêu thủy chung và một tình bạn rất đẹp.

Xem Địa đạo: 'Tôi phát khóc khi nghĩ đến những người du kích, tuổi trẻ thời ấy khủng khiếp'

Điện ảnh - Lê Giang - TT - 02/04/2025 13:04
Các bạn trẻ ơi, các bạn có thể nghĩ phim này khó coi. Không phải đâu. Phim này rất hấp dẫn vì chân thật chưa từng thấy! Nghệ sĩ Cao Minh nói trong buổi ra mắt phim Địa đạo.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly tình tri kỷ

Giải trí - Long Phạm - 02/04/2025 13:00
Dù không phải tình nhân nhưng giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly lại tồn tại một tình tri kỷ mà không bóng hồng nào có được khi bước qua đời ông.

Nghe nhạc Trịnh: ‘Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ’

Giải trí - Tiểu Vũ - 02/04/2025 12:00
"Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”, có lẽ là một trong những câu hát sâu sắc và đặc biệt nhất trong ca từ của Trịnh Công Sơn.

OpenAI, Google, Anthropic với các động thái AI mới gây bất ngờ

Kỹ năng - Sơn Vân - 02/04/2025 11:00
Tuần qua là một tuần sôi động trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) khi các công ty hàng đầu giới thiệu hàng loạt công cụ, mô hình và nghiên cứu mới.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 2: Những thương hiệu đi cùng năm tháng

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:55
Trong tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có viết: “Hồi đó, tôi chỉ thích có 3 món: mì gói, mì gói và dĩ nhiên mì gói”.

Từ quốc gia nghèo đến nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Bài 1: Khó khăn, thách thức và đổi mới

Văn hóa - ANH THƯ - 02/04/2025 09:51
Sau năm 1975, nước ta đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng: nền kinh tế bị tàn phá nặng nề sau nhiều năm chiến tranh, cơ sở hạ tầng lạc hậu, sản xuất đình trệ và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn...

Đặc sắc tour du lịch lễ 30-4, 1-5

Giải trí - THI HỒNG - 02/04/2025 09:45
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 này, TPHCM sẽ có thêm nhiều tour tuyến hấp dẫn phục vụ du khách trong nước và quốc tế đến vui chơi, nghỉ dưỡng, bao gồm cả tour ngày và tour đêm.

Xem Khi cuộc đời cho bạn quả quýt, tôi thấm câu nói: "Con ơi, hãy ước mơ thay phần mẹ"

Điện ảnh - Đông - 02/04/2025 09:00
Ngày mẹ ra đi, câu nói này cứ ám ảnh lấy tôi.

Con đường chính trực của Martha Beck mời gọi mỗi người sống thật với bản thân mình

Từ sách - Phim - Hồ Lam - 02/04/2025 08:00
Trong thế giới đầy rẫy áp lực, việc giữ được sự chính trực và toàn vẹn của chính mình không dễ dàng. Hiểu được điều đó, nhà xã hội học Martha Beck đã viết cuốn sách Con đường chính trực như một lời mời gọi mỗi người quay trở về với bản thân.

Người trẻ hát nhạc Trịnh: Làm mới nhưng vẫn giữ hồn xưa

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 14:00
Nhạc Trịnh dù thể hiện dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn giữ nguyên những giá trị cốt lõi của người nhạc sĩ tài hoa.

Thể Thiên: Hành trình cách tân nhạc Trịnh Công Sơn

Giải trí - Tiểu Vũ - 01/04/2025 13:00
Thể Thiên có một hành trình cách tân nhạc Trịnh vô cùng ấn tượng để khẳng định dấu ấn cá nhân, đã thu hút sự chú ý của công chúng lẫn báo chí quốc tế.

Chàng trai TP.HCM biến bánh kem thành tác phẩm nghệ thuật đẹp đến không nỡ ăn

Phong cách sống - Nhật Thùy - 01/04/2025 12:00
Nhiều chiếc bánh kem của Anh Triết trông như tác phẩm điêu khắc hoàn mỹ, hoặc mô phỏng túi hàng hiệu y như thật, khiến khách hàng luyến tiếc không nỡ ăn.

Gemini lại "vượt mặt" ChatGPT với tính năng mới

Kỹ năng - Tuấn Anh - 01/04/2025 11:00
Gemini AI vừa có một tính năng mới mà ChatGPT chưa thể sánh kịp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 02/04/2025