Sử dụng công nghệ AI trong âm nhạc để làm sống lại giọng người đã khuất

Hoàng Phương26/01/2021 20:30
Sử dụng công nghệ AI trong âm nhạc để làm sống lại giọng người đã khuất

Hàn Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để đưa giọng hát của những ca sĩ đã khuất đến với công chúng thời nay. Song việc này lại dấy lên nhiều lo ngại về mặt đạo đức và vấn đề bản quyền.

Lần đầu tiên trong 25 năm, giọng hát đặc biệt của ngôi sao Hàn Quốc Kim Kwang-seok sẽ được phát trên sóng truyền hình quốc gia và hát một bài hát mới.

Đó là một điều bất ngờ vì ca sĩ nổi tiếng này đã qua đời.

Đài truyền hình quốc gia SBS có kế hoạch sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để làm sống lại giọng hát của ca sĩ Kim Kwang-seok trong một chương trình mới "Competition of the Century: AI vs Human", sẽ phát sóng vào cuối tuần này.

Đây không phải là lần đầu tiên AI được sử dụng để hồi sinh giọng hát của một ca sĩ nổi tiếng ở Hàn Quốc.

Vào tháng 12 năm ngoái, kênh âm nhạc Mnet đã phát sóng "One More Time", một chương trình sử dụng AI và ảnh ba chiều của các nghệ sĩ quá cố để tri ân thành tựu âm nhạc của họ.

Vào đêm giao thừa, các siêu sao K-Pop BTS đã biểu diễn trực tuyến với phiên bản AI của ca sĩ Shin Hae-chul, người đã qua đời sau cuộc phẫu thuật vào năm 2014.

Các buổi biểu diễn AI gần đây đã khiến người hâm mộ phấn khích trước công nghệ này, nhưng những người khác lại đưa ra lo ngại về vấn đề đạo đức và pháp lý của việc làm sống lại giọng nói của người đã khuất. Việc tạo ra các tác phẩm mới - hay những giọng nói được hồi sinh - bởi AI cũng làm nảy sinh vấn đề về bản quyền. Ai mới được coi là chủ sở hữu? Người tạo ra chương trình AI hay là chính hệ thống AI?

Ca sĩ huyền thoại của Hàn Quốc
Vào năm 1996, Kim Kwang-seok qua đời khi ông chỉ mới 31 tuổi và  đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp với một loạt các bản hit bao gồm A Letter From a Private, Song of My Life In the Wilderness.

Cái chết của nam ca sĩ gây sốc đến mức một số người không chấp nhận thực tế là ngôi sao của họ đã tự sát, thay vào đó, họ chọn ách tin vào các thuyết âm mưu rằng ca sĩ đã bị sát hại.

Nhiều thập kỷ sau, người hâm mộ vẫn tụ tập trên một con phố mang tên ông, gần ngôi nhà thời thơ ấu củaông ở thành phố Daegu, mặc dù lễ tưởng niệm năm nay chủ yếu được tổ chức trực tuyến do đại dịch coronavirus.

210122002141-01-ai-singing-show-south-korea-super-169.jpg
Khách du lịch có thể ghé thăm con phố tri ân Kim Kwang-seok ở thành phố Daegu.

Những bức tranh tường của nghệ sĩ xuất hiện trên khắp đường phố, nơi khách du lịch ngồi trên những chiếc ghế dài hình cây đàn guitar và lắng nghe các nhạc sĩ chơi lại những bản hit hay nhất của anh ấy.

Vì vậy, khi đài truyền hình quốc gia SBS thông báo rằng họ đang sử dụng AI để tái tạo giọng hát của Kim trong một chương trình mới sẽ phát sóng trong tháng này đã khiến người hâm mộ "phát sốt".

Đoạn clip quảng cáo dài một phút của Kim hát I miss You, một bản ballad do Kim Bum-soo phát hành năm 2002, đã được xem hơn 145.000 lần trên YouTube kể từ tháng 12. Và một video đã được xem hơn 750.000 lần kể từ khi được đăng vào ngày 6.1.

Kim Jou-yeon, một người hâm mộ Kim hơn 30 năm, cho biết: “Giọng hát được tái tạo nghe rất giống anh ấy, cứ như thể Kim đã ghi âm nó khi còn sống vậy”.

Nó thậm chí còn gây ấn tượng với một người hâm mộ trẻ tuổi như Park Hye-Hyun, người chỉ mới hai tuổi khi Kim qua đời. "Một trong những mong muốn của tôi là được nghe nhiều bài hát hơn bằng giọng hát của Kim ... Tôi đã rơi nước mắt", cô nói.

Chương trình được lấy cảm hứng từ một trận đấu cờ vây giữa người và AI

Nhà sản xuất SBS Nam Sang-moon cho biết, ý tưởng về một cuộc thi đấu giữa AI với con người đã đến với ông sau khi xem nhà vô địch thế giới Lee Se-dol đối đầu với chương trình AI của Hàn Quốc HanDol trong trò chơi chiến thuật cờ vây vào năm 2019.

Đáng ngạc nhiên là Lee đã thắng một trong ba trận đấu. 

Một tháng trước đó, Lee tuyên bố nghỉ thi đấu cờ vây chuyên nghiệp, nói rằng AI là "một thực thể không thể bị đánh bại."

160310125920-google-go-computer-human-game-super-169.jpg
Nhà vô địch cờ vây thế giới Lee Se-dol đối đầu với chương trình AlphaGo của Google vào năm 2016.

Trận đấu của Lee với HanDol khiến Nam nhớ lại trận đấu trước đó của Lee với AlphaGo, một chương trình AI do Google DeepMind phát triển, vào năm 2016. Lần đó, AlphaGo đã thắng 4/5 ván đấu và sau đó Lee nói rằng anh đã "đánh giá sai" khả năng chơi của cỗ máy.

Nhà sản xuất SBS Nam Sang-moon cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại: “Trận đấu Lee-AlphaGo là một cú sốc lớn và theo sau đó là một sự quan tâm rất lớn đến AI, thứ vẫn đang được phát triển ở đâu đó, nhưng chúng ta vẫn chưa quen với nó”.

Ông Nam cảm thấy công chúng Hàn Quốc đã sẵn sàng để biết đến AI và bắt đầu tạo ra một chuỗi cuộc thi đối đầu AI bao gồm sáu phần, bao gồm cả màn trình diễn AI của Kim Kwang-seok quá cố.

Tái tạo một giọng hát Kim Kwang-seok

Công ty âm thanh AI đứng đằng sau giọng hát được tái sinh của Kim Kwang-seok là Supertone, một công ty startup Hàn Quốc được thành lập vào năm 2020 chuyên cung cấp các giải pháp âm thanh AI cho người sáng tạo nội dung, theo lời Choi Hee-doo, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành.

Choi nói lý giải về việc sử dụng AI cho việc ghi âm: "Ví dụ, những ngày này nhóm BTS thực sự rất bận và sẽ thật đáng tiếc nếu họ không thể tham gia vào chương trình nào đó do thiếu thời gian. Vì vậy, nếu BTS sử dụng công nghệ của chúng tôi khi làm game điện tử, audio book hoặc lồng tiếng cho hoạt hình chẳng hạn, họ không nhất thiết phải trực tiếp đi ghi âm".

Công nghệ Tổng hợp giọng hát (SVS) của Supertone học giọng bằng cách nghe nhiều bài hát với các nốt nhạc và lời bài hát tương ứng, Choi giải thích.

Hệ thống đã học 100 bài hát của 20 ca sĩ trước khi được đưa 10 bài hát của Kim Kwang-seok để học. Choi cho biết hiện giờ nó đã biết rõ giọng hát của ông ấy, đủ để bắt chước phong cách và cách phát âm độc đáo của ca sĩ.

Trong chương trình của đài SBS, "AI của Kim Kwang-seok sẽ hát song ca với một người. Chúng tôi đã hồi sinh Kim Kwang-seok để thể hiện khả năng của AI", Nam Sang-moon, nhà sản xuất của chương trình cho biết.

Thay vào đó, Ock Joo-hyun, cựu ca sĩ kiêm trưởng nhóm nhạc nữ Fin.K.L, sẽ đảm nhận việc hát song ca với AI. Cũng giống như hệ thống AI đã học được giọng nói của Kim, nó cũng sẽ được đào tạo để bắt chước ông ấy.

Trong khi một số người có thể coi cuộc cạnh tranh giữa ca sĩ AI và con người là một thứ vui vô hại thì những người khác cảnh báo công nghệ này đặt ra các mối đe dọa cần được giải quyết bằng các hướng dẫn và quy định nghiêm ngặt hơn.

210122002307-02-ai-singing-show-south-korea-super-169.jpg
Ock Joo-hyun, ca sĩ nổi danh của nhóm nhạc Fin.K.L

Những nguy hại tiềm ẩn của AI

Hàn Quốc, quốc gia am hiểu về công nghệ được coi là đi đầu trong công nghệ AI, nhưng có nhiều lời kêu gọi phải có nhiều quy định hơn.

Trong vòng vài ngày kể từ khi đưa ra bản kiến ​​nghị vào tuần trước, hơn 376.000 người đã ký tên để kêu gọi các hình phạt cứng rắn hơn đối với những người tạo ra các video deepfake, đặc biệt là những người sử dụng khuôn mặt của những nghệ sĩ nổi tiếng nữ để làm nội dung khiêu dâm.

Các nhà nghiên cứu Deeptrace có trụ sở tại Amsterdam đã thống kê hơn 14.000 video deepfake trực tuyến vào năm 2019 và phát hiện ra rằng hầu hết trong số đó (96%) có nội dung khiêu dâm qua deepfake sử dụng hình ảnh của các nữ minh tinh, nhiều người đến từ Hàn Quốc.

Việc sao chép giọng nói của ai đó cũng gây ra những rủi ro nghiêm trọng, đặc biệt nếu âm thanh giả được sử dụng trong các chiến dịch thông tin sai lệch và gian lận. Vào năm 2019, những kẻ lừa đảo đã thuyết phục một giám đốc điều hành chuyển hàng trăm nghìn đô la tiền mặt vào một tài khoản, bằng cách giả giọng nói sếp của người đó bằng phần mềm âm thanh.

Vijay Balasubramaniyan, CEO và đồng sáng lập của Pindrop, nói với CNN vào năm ngoái: "Mỗi năm, chúng tôi chứng kiến thiệt hại ​​khoảng 470 triệu USD do gian lận, bao gồm từ chuyển khoản ngân hàng và lừa đảo qua điện thoại. Quy mô lừa đảo rất lớn".

Trên toàn thế giới, các quốc gia và tổ chức đang kêu gọi cải cách luật pháp, hướng dẫn đạo đức và các thỏa thuận xã hội để ngăn chặn việc lạm dụng AI.

UNESCO đang làm việc với 193 quốc gia thành viên để thiết lập nền tảng đạo đức cho việc điều chỉnh công nghệ. Tháng 9 năm ngoái, UNESCO đã phát hành bản thảo "Khuyến nghị về Đạo đức của Trí tuệ Nhân tạo". Báo cáo cuối cùng dự kiến ​​sẽ được trình lên Đại hội đồng của UNESCO vào năm nay.

Vào tháng 12, Bộ Khoa học và Thông tin, Công nghệ Truyền thông Hàn Quốc đã phát hành "Hướng dẫn đạo đức AI quốc gia", một tài liệu đưa ra các tiêu chuẩn cơ bản cho những người phát triển và đem vào ứng dụng công nghệ AI. Trong đó nói rằng AI nên được "phát triển và sử dụng phù hợp với mục đích và ý định của nó như một công cụ cho cuộc sống con người, và quá trình đó cũng phải có đạo đức."

Cùng tháng, Bộ đã công bố lộ trình cho luật AI, đề xuất mở rộng quyền sở hữu trí tuệ của Hàn Quốc ngoài các tác phẩm do con người tạo ra cho các nhà đầu tư và nhà phát minh đứng sau các sáng tạo AI.

Giám đốc Công nghệ Heo Hoon của Supertone cho biết ông ủng hộ làm ra luật pháp để điều tiết ngành công nghiệp này. Ông cho biết để giảm thiểu những rủi ro hiện tại, công ty không đưa công nghệ ra trực tiếp với công chúng, ưu tiên làm việc với các doanh nghiệp có chung tiêu chuẩn đạo đức với công ty.

Ông Heo nói: “Chúng tôi biết đến khả năng rằng công nghệ của chúng tôi sẽ bị sử dụng sai mục đích khi đến tay công chúng. Tôi nghĩ rằng việc làm sống lại giọng nói của những người đã khuất sẽ mang lại phản ứng trái chiều, hy vọng điều đó sẽ bắt đầu một cuộc tranh luận xã hội và chắc chắn sẽ dẫn đến hành pháp".

Công ty đã xây dựng một mức độ bảo vệ cho các bản ghi âm của mình bằng cách đánh dấu âm thanh là do AI của họ tạo ra, mặc dù người nghe bình thường khó có thể nhận biết được.

Ông Heo cho biết: “Chúng tôi có công nghệ watermarking, có nghĩa là một thông tin được cài vào âm thanh, không thể nghe thấy được, nhưng theo dõi được nơi nó được tạo ra và cách nó được phân phối ra thị trường”.

Câu hỏi về quyền sở hữu

Việc sử dụng AI để tạo ra các tác phẩm tạo ra vấn đề về quyền sở hữu. Nếu AI sáng tạo ra các tác phẩm, liệu chương trình giữ bản quyền, hay nó thuộc về lập trình viên?

Luật sư Ko Hwan-Kyoung, một chuyên gia về AI và bảo vệ dữ liệu, cho biết vấn đề này cần được giải quyết khi AI ngày càng trở nên tiên tiến hơn.

"Điều thú vị về AI là nó đang phát triển đến một cấp độ mà nó có thể viết và soạn thảo bằng cách nghiên cứu các dữ liệu", Ko Hwan-kyoung nói.

Năm ngoái, ca sĩ Hayeon đã phát hành Eyes on You, một đĩa đơn do chương trình AI sáng tác. Các nhà sản xuất con người sau đó đã tinh chỉnh bài hát, theo lời hãng thu âm của cô, Enterarts.

Ở những nơi khác, AI đã được sử dụng để tạo ra tin tức, sách và thậm chí cả nghệ thuật. Thông thường, người sáng tạo được coi là sở hữu tác phẩm, nhưng trong trường hợp AI thì điều đó không được rõ ràng.

"Liệu chúng ta có thừa nhận AI là thực thể hợp pháp với tư cách pháp nhân như con người và cấp bản quyền hay không?" luật sư Ko Hwan-kyoung hỏi. "Chúng ta cần làm luật để đảm bảo an toàn cho con người mà không cản trở quá mức đến sự phát triển của công nghệ AI".

Về trường hợp của Kim Kwang-seok, nhà sản xuất Nam Sang-moon cho biết SBS đã được sự đồng ý của gia đình Kim để tái tạo giọng nói của anh trước khi tiến hành chương trình.

SBS đã trả một khoản phí cho gia đình anh ấy để góp giọng trong chương trình, giống như họ đã làm với các thành viên khác, ông Nam nói. Các phần của chương trình sẽ được xuất bản trên YouTube sau khi phát sóng, nhưng cả SBS và Supertone đều không có kế hoạch phát hành bài hát của Kim dưới dạng đĩa đơn.

"Chúng tôi đã đồng ý không chính thức phát hành các bài hát được giới thiệu trong chương trình", Supertone nói.

Vì vậy, hiện tại, người hâm mộ của Kim sẽ phải chấp nhận với việc chơi các bài hát cũ được thu âm bởi chính ca sĩ từ 20 năm về trước.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Á khôi Ngô Mỹ Hải không kỳ thị chuyện hát nhép

Á khôi Ngô Mỹ Hải bộc bạch: “Bản thân em không kì thị vấn đề hát nhép, nếu xuất hiện trên sân khấu và muốn phần trình diễn của mình được tốt hơn thì em quan niệm không có điều gì xấu khi lựa chọn hình thức hát nhép”

Tại sao nhà báo Larry King luôn dùng dây kéo quần?

Trong phong cách thời trang của nhà báo Larry King, có một nét rất dễ nhận ra là ông luôn sử dụng chiếc dây kéo quần đeo ở hai bên vai.

Chân dung cô gái 19 tuổi "xinh đẹp nhất thế giới"

Người mẫu Israel - Yael Shelbia (19 tuổi) - hiện là "cô gái xinh đẹp nhất thế giới", cô vừa đứng đầu danh sách "100 gương mặt xinh đẹp nhất năm" do TC Candler & The Independent Critics bình chọn.

Lâm Vlog: "Giải thưởng WeChoice có giá trị tinh thần rất lớn, nó như một món quà fans tặng mình"

Lâm Vlog chia sẻ có thể đầu tư 30-40 triệu cho 1 video nhưng vẫn xuất hiện rất giản dị ở WeChoice vì đó là phong cách riêng của anh.

Nữ chính trong MV mới của Erik được săn lùng bởi gương mặt đẹp tựa hoa đán

MV "Anh luôn là lý do" mới của ca sĩ Erik khiến khán giả yêu mến anh thích thú. Bên cạnh giai điệu Pop Dance cùng vũ điệu sôi động, không ít netizen còn bị thu hút bởi gương mặt của nữ chính trong MV.

Nữ diễn viên Song Yoong Jung đột ngột qua đời ở tuổi 27

Sáng ngày 25.1, truyền thông Hàn Quốc đưa tin nữ diễn viên “School 2017” Song Yoong Jung đột ngột qua đời ở tuổi 27.

Bạch Hải Đường: Cuộc đời đầy bi kịch của tướng cướp lừng danh

Bạch Hải Đường không chỉ kể lại số phận cuộc đời bi kịch của tướng cướp khét tiếng mà còn cho khán giả mường tượng lại sinh hoạt của đời sống Sài Gòn vào một ngày đã xa.

Nữ danh hài gặp khó khăn vì mắc kẹt tại Mỹ, bị đồn qua đời

Thúy Nga tâm sự, chị mắc kẹt tại Mỹ suốt một năm qua, chưa được gặp con gái vì dịch Covid- 19. Các show diễn bị hủy, công việc không có khiến cuộc sống của nữ nghệ sĩ bị ảnh hưởng...

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 12/05/2025