Cô Trương, 37 tuổi, người Trung Quốc đã mắc viêm gan B từ trước nên đặc biệt chú ý đến chức năng gan của mình. Cô thường kiểm tra gan vài lần trong năm nay và tất cả đều bình thường. Nhưng gần đây, bản thân cô luôn cảm thấy chóng mặt, suy nhược, chán ăn.
Do hơi chủ quan vì nghĩ bản thân có thể làm việc quá sức nên cô không đi khám. Tuy nhiên, cô đột ngột ngất xỉu tại nơi làm việc và được đưa đến bệnh viện khám. Cuối cùng, bác sĩ kết luận, cô Trương đã bị mắc ung thư gan giai đoạn cuối.
Cô Trương rất ngạc nhiên không hiểu tại sao. Vì 4 tháng trước, cô đi kiểm tra gan, mọi thứ vẫn bình thường. Khi phát hiện, tất cả đã quá muộn, cô không thể tiến hành điều trị và cuối cùng cô đã qua đời 3 tháng sau đó.
Khi tìm hiểu kỹ nguyên nhân, bác sĩ cho biết, cơn nguy kịch và cái chết của cô Trương có liên quan đến thói quen sử dụng và bảo quản trứng. Hóa ra cô Trương có thói quen mua nhiều trứng một lúc, mỗi lần mua trứng về sợ trứng không sạch nên cô đã rửa bằng nước rồi cất vào tủ lạnh. Loại trứng này hại gan hơn là rượu!
Thói quen sai lầm khi bảo quản trứng âm thầm "hủy hoại" sức khỏe. Ảnh:
Đây cũng là thói quen của rất nhiều bà nội trợ. Họ cho rằng trong quá trình vận chuyển trứng dễ dính bụi bẩn, thậm chí dính cả chất thải… Tuy nhiên đây là một sai lầm nghiêm trọng và có thể cũng là nguyên nhân gây bệnh cho cả gia đình nếu làm việc này thường xuyên.
Tại sao khi bảo quản sau khi rửa, trứng dễ biến chất?
Trên thực tế, bề mặt của trứng có rất nhiều lỗ thông khí, vi khuẩn có thể xâm nhập vào trứng qua các lỗ khí này. Tuy nhiên, để bảo vệ trứng, bên cạnh các lỗ nhỏ còn có một lớp màng vô hình để ngăn chặn sự lây nhiễm của vi khuẩn.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, vỏ trứng được cấu tạo chủ yếu từ muối canxi (93,5%) có chức năng bảo vệ các thành phần bên trong của trứng. Trên bề mặt của vỏ trứng có các lỗ khí kích thước rất nhỏ (có khoảng 7.000 - 7.600 lỗ khí). Ảnh: Aboluowang
Trong quá trình rửa trứng, lớp màng bảo vệ bên ngoài vỏ trứng sẽ dễ dàng bị rửa trôi khiến các vi khuẩn như Salmonella, virus H1N1, nấm mốc, bụi… đều có thể thẩm thấu vào bên trong trứng. Khi xâm nhập vào trong quả trứng, vi khuẩn có thể sử dụng chất dinh dưỡng có trong trứng để nhân lên và khiến trứng bị hư hỏng.
Để bảo quản trứng an toàn, các chuyên gia khuyến cáo khi mua trứng về chỉ nên dùng khăn ẩm lau qua một lượt cho hết bụi bẩn rồi bảo quản trong tủ lạnh, tránh vi khuẩn từ vỏ trứng lây lan sang các loại thức ăn khác.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác dẫn đến cái chết của cô Trương chính là ăn trứng mốc và hư hại trong một thời gian dài. Khi thấy trứng có dấu hiệu bị hỏng hoặc mốc, cô đã sử dụng ngay vì nghĩ rằng trứng mới hỏng ăn vào sẽ không bị sao. Tuy nhiên, sự tiết kiệm này đã phải trả một cái giá quá đắt.
Trứng hỏng có chứa chất aflatoxin, loại độc tố nguy hại bậc nhất. Thông thường, 1mg aflatoxin sẽ gây ung thư. Sau khi ngộ độc aflatoxin sẽ xuất hiện các triệu chứng viêm gan như nôn mửa, chán ăn, sốt, cổ trướng… Trong trường hợp nặng có thể bị ung thư gan. Ngoài ra, chất này dễ sinh sản trong môi trường 28-38 ℃, ẩm ướt và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Tóm lại, trường hợp cô Trương qua đời vì ung thư gan đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về sức khỏe của chúng ta. Đó là trứng sau khi được làm sạch nên ăn càng sớm càng tốt, nếu không trứng sẽ bị biến chất và bị mốc gây hại cho sức khỏe của chúng ta.
Nguyên tắc bảo quản trứng trong tủ lạnh
Mua trứng về tuyệt đối không làm điều này, những sai lầm nhiều bà nội trợ đang mắc phải. Ảnh: Intenret
Bảo quản trứng bằng tủ lạnh là cách được nhiều gia đình áp dụng nhất, nhưng không phải ai cũng làm đúng cách. Cần tránh 3 điều sau đây:
- Không để trứng nằm ngang, vì lòng đỏ sẽ nổi lên trên, sát vào vỏ trứng và biến chất. Nên xếp trứng thẳng đứng, đầu to quay lên trên, đầu nhỏ xuống dưới, lòng đỏ có nổi lên cũng không bị sát vào vỏ, như vậy trứng sẽ tươi lâu hơn.
- Không để trứng ở cánh cửa tủ lạnh vì cánh cửa tủ là nơi nhiệt độ không ổn định do phải mở ra đóng vào nên đồ ăn sẽ nhanh hỏng. Cách bảo quản trứng tốt nhất là cho chúng vào hộp carton hoặc hộp nhựa có nắp đậy và cất trong ngăn mát.
- Không để lẫn với các thực phẩm khác, đặc biệt đối với những thực phẩm có mùi mạnh. Những mùi này có thể xâm nhập từ vỏ trứng mỏng để vào bên trong trứng. Điều này sẽ khiến trứng nhanh bị hỏng hơn sau một thời gian ngắn bảo quản.
Lưu ý: Trứng để lâu thường bị ung, hỏng, kể cả khi đã được bảo quản trong tủ lạnh. Vì vậy:
- Trứng ở nhiệt độ bình thường ở chợ truyền thống có thể bảo quản trực tiếp ở nơi thoáng mát trong khoảng 7-10 ngày.
- Trứng tươi bảo quản ở nhiệt độ mát được khoảng 1 tháng.
- Trứng được giữ lạnh trong siêu thị nên được bảo quản trực tiếp trong tủ lạnh ngay sau khi mua về và chú ý đến chỉ dẫn về hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Theo Aboluowang
Trí thức trẻ