Phim Việt đã 'hại' nàng Kiều như thế nào?

12/04/2021 20:30
Phim Việt đã 'hại' nàng Kiều như thế nào?

Nàng Kiều trong sự truân chuyên của đời mình, đã thành nạn nhân của Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến. Kiều ở màn ảnh Việt lưu lạc và "bị hại" theo cách khác.

Truyện Kiều từ lâu đã được xếp vào hàng tuyệt bút của Nguyễn Du, một đại thi hào. Kiều hàng trăm năm qua cũng đã trở thành một hình tượng văn hóa quá mức nổi tiếng và gắn chặt với đời sống của người Việt.

Theo lẽ đó, Truyện Kiều đúng ra phải là một trong những tác phẩm văn học được chuyển thể nhiều nhất ở Việt Nam như cách các nền văn hóa phương Tây đã đưa Romeo và Juliet hay Hamlet của William Shakespeare lên sân khấu, lên màn ảnh không ngưng nghỉ suốt bao năm qua.

Nhưng quan sát đời sống nghệ thuật Việt, với nhiều hạn chế về điều kiện, Truyện Kiều nổi tiếng nhưng số lượng tác phẩm phóng tác hoặc chuyển thể thành điện ảnh hoặc sân khấu là không nhiều. Và trong số không nhiều đó, bại lại nhiều hơn thành, thảm họa nhiều hơn dấu ấn.

Truyện Kiều quá khó để vay mượn, giới làm phim không tìm được hướng đi hay mỗi lần đời Kiều được sử dụng làm chất liệu trên màn ảnh lại là một lần Kiều thêm lưu lạc?

Cái khó của chuyển thể Truyện Kiều

Truyện Kiều hay Đoạn trường tân thanh là sáng tạo đỉnh cao của Nguyễn Du về ngôn ngữ nhưng cốt truyện vốn lấy cảm hứng từ Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân, tác giả đời Minh của Trung Quốc. Lấy cảm hứng từ một cuốn tiểu thuyết chương hồi, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều thuộc dạng thức truyện thơ, sáng tạo thêm nhiều tình tiết mới đặc sắc và gửi vào đó sự lộng lẫy của tiếng Việt, của hồn Việt muôn thuở.

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng nói chuyển thể Truyện Kiều mà chỉ tập trung vào câu truyện thì thành làm lại Kim Vân Kiều nhưng để chuyển tải được áng thơ bất hủ, sâu sắc của Nguyễn Du cũng là vấn đề không hề đơn giản.

Đó chính là cái khó khi chuyển thể hoặc phóng tác Truyện Kiều.

Là truyện thơ, Truyện Kiều đầy tính tự sự (narrativity) - một giá trị mà ngôn ngữ điện ảnh rất cần. Song, Truyện Kiều cũng vẫn là thơ, mà nhà nghiên cứu điện ảnh Timothy Corrigan trong cuốn Film and Literature (Điện ảnh và Văn học) đã quả quyết rằng: “Trong những thể loại văn học khác nhau mà điện ảnh vay mượn hay bị ảnh hưởng, thơ ca là vô hình nhất”. Hiểu theo một nghĩa tương tự, thơ ca cũng là khó chuyển thể nhất.

Song, nếu tìm được cách làm hợp lý lại dễ ghi được dấu ấn do tính thơ cũng là thuộc tính hấp dẫn đối với điện ảnh. Từ những năm 1911, Griffith đã chuyển thể tác phẩm thơ Enoch Arden thành phim cùng tên, để thấy ngay từ thuở sơ khai, giới làm phim cũng đã đặt mình vào những thử thách chuyển thể thơ sang phim và vẫn thành công theo cách riêng.

Quay trở lại với Truyện Kiều, đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng ấp ủ chuyển thể kiệt tác thành một phim truyền hình và một phim điện ảnh, đó cũng là mong ước của cha ông - cố nhà thơ Lưu Trọng Lư. Nhưng từ đó đến nay kế hoạch của đạo diễn vẫn chưa hoàn thành.

Một số nhà làm phim khác cũng từng có ý định chuyển thể, phóng tác Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng cũng chưa làm được.

kieu1.jpg

Năm 2017, Nhà hát Kịch Việt Nam diễn vở Kiều, đây cũng là vở kịch hiếm hoi trên sân khấu về Kiều.

Chưa từng có phim truyền hình cổ trang nào về nàng Kiều. Trong khi kịch nghệ cũng rất ít tác phẩm về người con gái "Một hai nghiêng nước nghiêng thành / Sắc đành đòi một, tài đành họa hai". Cách đây 4 năm, cố NSND Anh Tú chuyển thể Truyện Kiều thành vở kịch Chuyện nàng Kiều với sự tham gia diễn xuất của dàn nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam. Khi đó, cố đạo diễn từng thật lòng rằng lựa chọn của ông là “sự liều mình”.

Cách xử lý của cố NSND, đạo diễn Anh Tú là tôn trọng nguyên tác. Chuyện nàng Kiều nói về sự truân chuyên của người thiếu nữ tài sắc, đồng thời cũng phản ánh câu chuyện muôn đời là khi đồng tiền và quyền lực không chân chính lên ngôi sẽ đảo lộn tất cả, bao gồm cả những giá trị đạo đức tốt đẹp. Cuối cùng vở Kiều của NSND Anh Tú đọng lại với vẻ đẹp thiện lương của con người. "Sự liều mình” của cố đạo diễn, NSND Anh Tú được đón nhận dù cũng có ý kiến lăn tăn về diễn xuất của nữ chính vai Kiều.

Ngoài Chuyện nàng Kiều, ở mảng sân khấu còn có dự án Nàng K... - Cách tiếp cận mới vào một di sản văn hóa do Viện Goethe khởi xướng vào năm 2017. Đến cuối năm 2019, dự án sân khấu thể nghiệm này ra mắt 4 vở diễn, mỗi vở thời lượng chỉ khoảng 25-30 phút, trong đó có vở khai thác chuyện nàng Kiều nhưng nhìn chung là tập trung vào số phận người phụ nữ nói chung, từ Đông sang Tây.

Khác với sân khấu và truyền hình, loại hình điện ảnh đã có ít nhất là ba bộ phim lấy cảm hứng hoặc phóng tác từ Truyện Kiều, bao gồm Sài Gòn nhật thực, Kiều@ Kiều. Tuy nhiên, kết quả, tất cả đều thuộc nhóm thảm họa.

Nàng Kiều và 14 năm "đau khổ" vì phim Việt

Điểm chung của Sài Gòn nhật thực, Kiều@ Kiều là cả ba đều không phải phim chuyển thể đúng nghĩa. Sài Gòn nhật thực và Kiều @ thực chất chỉ là mượn danh hay nói như ngôn ngữ của ê-kíp là “lấy cảm hứng”. Trong khi Kiều của Mai Thu Huyền vừa ra mắt ở một cấp độ cao hơn: Phóng tác.

Thực tế, cảm hứng, phóng tác hay thậm chí là chuyển thể một tác phẩm văn học, khái niệm sáng tạo luôn là vấn đề được đặt ra. Thông thường, việc có tôn trọng nguyên tác hay không, không thể là cơ sở đánh giá chất lượng một bộ phim chuyển thể. Song, thực tâm của ý đồ và bút pháp sáng tạo là điều cần bàn đến.

Đạo diễn Lưu Trọng Ninh từng nói khi làm Kiều, ông sẽ đi theo hướng cải biên, có câu chuyện ngày nay nhưng cũng bắt buộc phải có Nguyễn Du. “Có Nguyễn Du” được xem là yếu tố quan trọng, bởi có Nguyễn Du mới có Truyện Kiều.

Mà để có Nguyễn Du thì buộc phải hiểu sâu sắc chữ nghĩa mà Nguyễn Du đã viết. Kiều của Mai Thu Huyền thất bại ngay từ kịch bản vì không hiểu chữ nghĩa của Nguyễn Du. Là lý do mà nhiều người bình phẩm đồng suy nghĩ tác phẩm gần như không có bóng dáng Nguyễn Du dù cho phim được giới thiệu để tưởng nhớ đại thi hào trên tinh thần: "Bất tri tam bách dư niên hậu / Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?" (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa / Người đời ai khóc Tố Như chăng?).

Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, chuyện tình của Thúc Sinh và Thúy Kiều vốn có rất nhiều chất liệu tự sự cho điện ảnh. Cả hai từng yêu nhau thật lòng, thương nhớ thật lòng: “Vầng trăng ai xẻ làm đôi / Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”. Nhưng Thúc Sinh đã có một người vợ quyền thế là Hoạn Thư.

Ý tưởng phát triển câu chuyện Thúc Sinh - Kiều trong Kiều của Mai Thu Huyền vốn không hề tệ. Nhưng phim thành tệ vì biến Kiều thành nhu nhược, Thúc Sinh thành phi logic, bỏ quên cốt tủy của thương nhớ trong khi lạm dụng cảnh ái ân thô thiển, sống sượng. Kết hợp với diễn xuất, kỹ xảo, kỹ thuật dựng, phục trạng kém và chi tiết lộn xộn, phim càng xem càng trở nên không thể cứu vãn được.

Rõ ràng, một ý tưởng và một tinh thần tri âm, tưởng nhớ hoàn toàn có thể phản tác dụng nếu không có đủ một bàn tay phóng tác văn học tài năng.

kieu2.jpg

Phim Sài Gòn nhật thực (2007) biến tấu từ Truyện Kiều.

Tệ hơn cả Kiều là Kiều @Sài Gòn nhật thực (2007). Kiều @ thực tế có nội dung không liên quan gì đến Truyện Kiều của Nguyễn Du nhưng vẫn cố bám vào danh nàng Kiều do khai thác chuyện "gái bán hoa".

Trong khi Sài Gòn nhật thực trước đó chọn biến tấu những nhân vật từ Truyện Kiều thành những cái tên nhân vật có nhiều nét tương đồng như Kiều, Kim, Hải, bà Tú. Phim được đạo diễn, tác giả kịch bản công khai "là một tác phẩm phỏng theo cuộc đời của Kiều" và tập trung vào chuyện Kiều (Trương Ngọc Ánh) bán mình để cứu gia đình. Song, tác phẩm bị chỉ trích vì làm quá cẩu thả với góc nhìn lệch lạc về nạn mua bán phụ nữ.

Dù theo những cách khác nhau, Kiều là cái tên ba lần trở thành nạn nhân của phim Việt. Cả ba phim đều thảm họa và là nỗi buồn của thị trường điện ảnh nội địa. Nhiều người thậm chí đồng thuận rằng giá như không dính đến Kiều, các phim có thể bớt bị phản ứng tiêu cực hơn do không bị nhận định là phỉ báng kiệt tác văn học.

Nàng Kiều trong sự truân chuyên của đời mình, đã thành nạn nhân của Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến, đã lưu lạc 15 năm mới tìm được bình yên. Tính từ Sài Gòn nhật thực từ năm 2007 đến nay, nàng Kiều ở phim Việt cũng đã trải qua 3 phim, thành nạn nhân trong những sản phẩm thất bại thê thảm về chất lượng.


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Đạo diễn Chloé Zhao thắng lớn tại giải thưởng điện ảnh BAFTA

Với bộ phim "Nomadland", nữ đạo diễn Chloé Zhao vừa chiến thắng hạng mục cao nhất tại giải thường niên của Hiệp hội Đạo diễn Mỹ.

Soi nhan sắc hai người đẹp vào vai Thúy Kiều trên màn ảnh rộng

Cùng đảm nhận vai Thúy Kiều trong 2 tác phẩm đang gây tranh cãi trên màn ảnh rộng, nhan sắc của Mỹ Duyên của phim "Kiều" và Phan Thị Mơ phim "Kiều @" cũng được mang ra so sánh.

Tâm sự của dàn diễn viên phim Kiều trước giờ công chiếu

Tái hiện bối cảnh lầu xanh từ phim ra đời thực, Ekip “Kiều” mong muốn mang hơi thở của bộ phim đến gần hơn với khán giả.

The Unholy - phim kinh dị đặc sắc "phải xem" trong tháng 4 này

Bộ phim mới do “ông trùm kinh dị” Sam Raimi sản xuất khiến người xem đứng tim bởi những màn hù dọa chất lượng và nội dung hấp dẫn.

Châu Tinh Trì: Đóng phim vì đam mê, giàu có nhưng đường tình duyên lận đận

Có công việc kinh doanh tốt, sở hữu tài sản kếch xù song Bát Lưỡng Kim vẫn say mê đóng phim. Tuy đã từng phải chịu đựng khoảng thời gian trắng tay, muốn tự tử nhưng nam diễn viên này sau đó đã vực dậy và tiếp tục trở thành ông chủ giàu có.

Phim 'Em và Trịnh' đóng máy đúng dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Phim “Em và Trịnh” đã chính thức đóng máy đúng vào dịp kỷ niệm 20 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Rợn người với 7 bộ phim tài liệu trên Netflix dựa trên các vụ án có thật

Kho phim của Netflix ngày càng có nhiều bộ phim tài liệu dựa trên những vụ án có thật khiến người xem phải lạnh gáy.

Võ hiệp Nhật Bản tại Hollywood

Sau Deadpool và Ronin, hình tượng các ninja Sub-Zero và Scorpion trong bom tấn "Mortal Kombat" tiếp tục minh chứng về tầm ảnh hưởng của tinh thần võ đạo Nhật Bản đối với văn hóa đại chúng Mỹ.

Xem "Sex Education", tôi hối hận tột cùng: Tương lai mờ mọt chỉ vì lỗi lầm ngớ ngẩn này

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 12/07/2025 13:00
Tôi cứ nhìn mình mãi trong gương, sau đó thì bật khóc nức nở vì hối hận. Bộ phim "Sex Education" đã khiến tôi nhận ra mình sống tệ hại thế nào?

Những điều cần biết trên VNeID

Kỹ năng - Tuyết Nhung - 12/07/2025 12:00
VNeID sẽ cung cấp 5 dịch vụ mới, bao gồm chứng thư chữ ký số, dịch vụ ngân hàng, ví điện tử, mua vé máy bay và tra cứu thông tin sử dụng điện.

Top 3 cao thủ chưa từng lộ diện trong truyện Kim Dung, Độc Cô Cầu Bại chỉ xếp thứ 2

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 12/07/2025 11:00
Bài viết này sẽ hé lộ danh tính và xếp hạng ba vị đại cao thủ "ẩn dật" này.

7 nguyên tắc của Einstein để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Suy ngẫm - TĐ - 12/07/2025 10:00
Einstein cũng là người thoải mái trong việc đưa ra lời khuyên về cuộc sống cho bạn bè, người quen và những người cùng thời với ông. Những lời khuyên thông thái và giàu lòng trắc ẩn ấy vẫn còn phù hợp với cuộc sống ngày nay.

Đại địa chấn kinh tế - Vì sao một đồng tiền có thể sụp đổ chỉ sau một đêm?

Từ sách - Phim - Quìn - 12/07/2025 09:00
Chúng ta thường nghĩ đồng tiền quốc gia là thứ vững chắc, được chống lưng bởi cả một chính phủ. Nhưng thực tế, có những lúc chỉ một động thái bán tháo ồ ạt của giới đầu cơ cũng đủ khiến đồng tiền mất giá, thị trường hoảng loạn, người dân rơi vào khủng hoảng.

Hạnh phúc tuổi trẻ - Khủng hoảng 1/4 cuộc đời, khi tuổi trẻ không giống những gì ta tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 12/07/2025 08:00
Tuổi đôi mươi, ai cũng từng nghĩ đó sẽ là những năm tháng rực rỡ nhất: mình sẽ sống hết mình với đam mê, tự do theo đuổi điều mình yêu thích, và thành công sẽ đến nếu cố gắng đủ nhiều. Nhưng rồi, khi thực sự bước vào đời, mọi thứ lại khác xa.

Vì sao "Hồng Tỷ" lừa tình được gần 1.700 trai đẹp: Câu trả lời khiến người ta hoảng hốt nhưng "không thể cãi"

Suy ngẫm - VV - 11/07/2025 13:00
Câu trả lời nằm ở tâm lý học xã hội và nhu cầu cảm xúc bị đánh trúng tâm lý nam giới hiện đại.

Nhờ phim Sex Education mà tôi kịp bình tĩnh khi phát hiện kho tàng nhạy cảm của con trai

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/07/2025 12:00
Con trai tôi đã khen bố mẹ văn minh và tinh tế.

Tra cứu mã vùng điện thoại cố định của 34 tỉnh thành

Kỹ năng - PT - 11/07/2025 11:00
Theo đó, mã vùng điện thoại cố định của 11 tỉnh, thành phố không thay đổi. Các quy định về định tuyến, quay số và tính cước giữ nguyên như hiện hành.

Google Maps vô tình ghi lại chuyện tình 10 năm cuối đời của đôi vợ chồng già khiến hơn 391.000 người dừng bước

Suy ngẫm - Phạm Trang - 11/07/2025 10:00
Mới đây, một bài đăng cảm động đang lan truyền nhanh chóng, ghi lại cuộc sống của một cặp vợ chồng lớn tuổi ở Philippines qua ống kính Google Maps đã chạm đến trái tim của hàng trăm nghìn người.

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Từ sách - Phim - FN - 11/07/2025 09:00
Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?

Hạnh phúc tuổi trẻ - “Điều tốt cũng có thể hủy hoại bạn”, nghe vô lý nhưng chính bạn đang làm điều đó mỗi ngày

Từ sách - Phim - Quìn - 11/07/2025 08:00
Chúng ta lớn lên với niềm tin rằng phải giữ lấy điều tốt và loại bỏ điều xấu, như thể đó là cách duy nhất để sống hạnh phúc. Nhưng vì sao càng chạy theo những lựa chọn ấy, tâm trí lại càng mệt mỏi, càng đầy xung đột và lo lắng?

Mẹo nhỏ khi kết hợp tệp âm thanh với OpenAI

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 13:00
Việc sử dụng các dịch vụ AI của OpenAI một cách nhanh chóng có thể khiến bạn tốn kém. Tuy nhiên, có một mẹo hữu ích giúp tiết kiệm chi phí: sử dụng API để tổng hợp các bản ghi âm.

Xem 'Sex Education', tôi học được hoá ra sống không vì chính mình sẽ khiến cuộc đời lao dốc

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/07/2025 12:00
Thông qua bộ phim, tôi nhận ra bấy lâu nay mình luôn sống một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu ý nghĩa cuộc sống.

ChatGPT có bao nhiêu mô hình và bạn nên chọn loại nào là 'chân ái'?

Kỹ năng - Anh Tú - 10/07/2025 11:00
Lần đầu tiên, OpenAI cung cấp một bảng so sánh toàn diện 6 mô hình hiện có và đưa ra khuyến nghị rõ ràng về việc nên dùng mô hình nào trong từng trường hợp.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 13/07/2025