Những vụ tấn công siêu phẩm hội họa gây chấn động thế giới

28/08/2020 15:30
Những vụ tấn công siêu phẩm hội họa gây chấn động thế giới

Trong lịch sử hội họa, đã có nhiều tác phẩm nổi tiếng từng trở thành “đối tượng bị hại” trong những vụ tấn công gây bàng hoàng, sửng sốt.

         

Mona Lisa (Nàng Mona Lisa)

Bức “Mona Lisa” được thực hiện bởi danh họa Leonardo da Vinci đã từng phải trải qua những cuộc tấn công lớn nhỏ và hiện giờ tác phẩm đã được bảo vệ rất cẩn thận.

Bức "Mona Lisa"

Hồi năm 1911, tác phẩm bị đánh cắp khỏi bảo tàng Louvre bởi một nhân viên từng làm việc cho bảo tàng, người này có tên Vincenzo Peruggia, Vincenzo từng tham gia vào việc dựng khung kính bảo vệ cho tác phẩm.

Anh ta tiến hành vụ trộm bằng cách trốn trong một phòng chứa đồ vệ sinh, khi bảo tàng đóng cửa lúc cuối ngày, Vincenzo lẻn ra đánh cắp bức tranh và giấu tranh bên dưới chiếc áo khoác rộng trong quá trình tẩu thoát. Vincenzo Peruggia vốn là một người Ý, anh ta mong muốn đưa tác phẩm về với các bảo tàng, triển lãm ở Ý.

Người này giữ tranh trong căn hộ của anh ta suốt hai năm rồi bị bắt trong một lần bán tranh cho giám đốc của một triển lãm ở Florence, Ý. Tranh được trưng bày tại triển lãm này trong hai tuần rồi lên đường trở về bảo tàng Louvre (Pháp) vào đầu năm 1914. Vincenzo Peruggia bị phạt 6 tháng tù giam.

Trong thời kỳ diễn ra Thế chiến II, tranh được đưa đi “sơ tán”. Trải qua những biến động đầu tiên này, bức “Mona Lisa” vẫn còn nguyên vẹn.

Nhưng tới năm 1956, một thanh niên có tên Ugo Ungaza Villegas đã ném một hòn đá về phía bức tranh khi tham quan bảo tàng Louvre, lực ném quá mạnh khiến lớp kính bảo vệ bị vỡ và những mảnh vỡ văng vào tranh, khiến một mẩu sơn của tranh bị bong ra, đó là ở chỗ cùi trỏ bên trái của nàng Mona Lisa.

Lý do khiến bức tranh được lắp khung kính từ hồi thập niên 1950 là bởi trước đó, có một người đàn ông tuyên bố đã đem lòng yêu bức tranh và định dùng dao để... cắt tranh đem đi. Ngay sau đó, kính chống đạn được lắp trước bức tranh.

Năm 1974, khi tranh được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo (Nhật Bản), một người phụ nữ đã phun sơn đỏ lên lớp kính bảo vệ tranh.

Năm 2009, một phụ nữ đã ném một chiếc cốc mua tại bảo tàng Louvre về phía bức tranh, chiếc cốc va vào lớp kính bảo vệ rồi vỡ tan.

The Night Watch (Phiên tuần đêm)

Bức tranh từng được phủ một lớp sơn bóng tối màu, khiến tác phẩm đưa lại cảm nhận về cảnh tượng buổi đêm, dẫn tới cái tên “Phiên tuần đêm” được giới hội họa quốc tế quen dùng bấy lâu nay, dù thoạt tiên ban đầu, danh họa Rembrandt đặt một cái tên khác rất dài cho tác phẩm của mình.

Bức "The Night Watch"

Hồi năm 1911, một người thợ đóng giày thất nghiệp đã định dùng dao rạch tác phẩm để thể hiện nỗi bất mãn, chán chường của mình. Nhưng chính lớp phủ bóng khá dày của tác phẩm đã cứu nguy cho bức họa, những nhát dao đã không thể rạch xuyên qua lớp phủ bóng ấy.

Năm 1975, bức họa lại bị tấn công bằng dao bởi một người đàn ông thất nghiệp có tên Wilhelmus de Rijk, nhưng lần này, lực đâm quá mạnh nên để lại những vết cắt lớn trên tranh.

Người đàn ông này vốn “không bình thường”, vì vậy, sau khi gây ra vụ việc, anh ta không phải chịu án phạt, mà được đưa đi điều trị tâm thần rồi tự sát vào năm 1976. Về phần bức tranh “Phiên tuần đêm”, người ta cần tới 4 năm mới có thể phục chế xong xuôi, nhưng tác phẩm không thể được như xưa, vết dao cắt vẫn có thể nhận ra nếu nhìn sát vào bề mặt tranh.

Bức "The Night Watch" sau khi bị tấn công

Năm 1990, một bệnh nhân tâm thần bỏ trốn lại tạt axit lên tranh bằng một chai xịt mà y cất giấu trong người. Nhân viên bảo vệ đã nhanh chóng can thiệp và xịt nước lên tranh khiến dung dịch axit bị pha loãng, chỉ tác động được tới lớp phủ bóng của tranh và mưa kịp ngấm sâu xuống các lớp màu bên dưới. Sau đó, tranh lại phải trải qua phục chế.

Rokeby Venus (Thần Vệ Nữ ở Rokeby)

Bức "Rokeby Venus"

Vào năm 1914, một người phụ nữ có tên Mary Richardson đã bước vào Bảo tàng Quốc gia London (Anh) để tấn công bức họa nổi tiếng của danh họa Diego Velázquez bằng một con dao... thái thịt. Richardson đã để lại 7 vết rạch lớn trên tranh, dù vậy, về sau, may mắn là các vết rạch này đều được sửa chữa thành công.

Bức "Rokeby Venus" sau khi bị tấn công

Richardson chịu án phạt tù 6 tháng. Về sau, trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 1952, người phụ nữ này từng nói rằng bà ta không thích “cách những người đàn ông nhìn hau háu tác phẩm này mỗi khi đến thăm bảo tàng”.

Guernica

Bức "Guernica"

Năm 1974, một người đàn ông có tên Tony Shafrazi đã phun sơn đỏ lên bức tranh được thực hiện bởi danh họa Pablo Picasso, rất may sau đó, bức họa đã được phục chế thành công.

Bức "Guernica" sau khi bị tấn công

Danaë

Bức "Danaë"

Hồi năm 1985, tác phẩm của danh họa Rembrandt đã bị tấn công bởi một người đàn ông có tên Bronius Maigys, người này về sau được xác định là có tâm thần bất ổn. Y đã hắt axit lên bề mặt tranh rồi dùng dao rạch hai nhát. Toàn bộ khoảng giữa của bức tranh liền bị bay màu rất mạnh, tác động nặng nề tới dung mạo nàng Danaë trong tranh.

Bức "Danaë" sau khi bị tấn công

Hoạt động phục chế được bắt đầu tiến hành ngay trong ngày bức tranh bị tấn công và diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1985-1997 mới có thể đưa bức tranh gần trở về với nguyên bản ban đầu.

Pieta (Đức Mẹ sầu bi)

Tác phẩm điêu khắc "Pieta"

Tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của nghệ sĩ Michelangelo đã từng phải trải qua nhiều lần phục chế. Lần đầu, 4 ngón tay trên bàn tay trái của tượng Đức Mẹ bị gãy khi tác phẩm được di chuyển vị trí. Sự cố đã được sửa chữa, phục chế hồi năm 1736.

Vào năm 1972, một người đàn ông bị tâm thần có tên Laszlo Toth đã bước vào Vương Cung Thánh Đường Thánh Peter ở Vatican rồi dùng búa tấn công tác phẩm điêu khắc. Với 15 nhát búa, kẻ này đã làm gãy cánh tay của tượng Đức Mẹ, làm vỡ chóp mũi, sứt mẻ mi mắt. Những du khách có mặt ngay lập tức chạy lại để khống chế Toth.

Tác phẩm trước và sau khi được phục chế

Một số du khách khác đã nhặt lấy những mẩu đá hoa cương rơi xuống sàn, về sau, có một số người đem trả lại, nhưng rất nhiều người trong số này không làm được như vậy. Nhóm phục chế đã phải cắt đá ở phía sau lưng tượng để dùng cho hoạt động phục chế. Giờ đây, tượng cũng được bảo vệ bởi kính chống đạn.

The Virgin and Child with St Anne and St John the Baptist (Đức mẹ Đồng trinh và Chúa hài đồng cùng Thánh Anne và Thánh John)

Bức "Đức mẹ Đồng trinh và Chúa hài đồng cùng Thánh Anne và Thánh John"

Tác phẩm của danh họa Leonardo da Vinci từng bị một người đàn ông tâm thần bất ổn có tên Robert Cambridge tấn công bằng súng hồi năm 1987. Người đàn ông này đã dùng súng ngắn bắn lớp kính bảo vệ khiến lớp kính này vỡ vụn, các mảnh vỡ bắn vào bề mặt tranh đã gây nên những vết rách. Dù vậy, sau đó, hoạt động phục chế đã giúp đưa bức tranh trở về trạng thái ban đầu.

Black On Maroon (Màu đen trên màu nâu)

Bức "Black On Maroon"

Ngày 7/10/2012, tác phẩm “Black on Maroon” do họa sĩ Mark Rothko thực hiện đã bị tấn công bằng sơn đen. Kẻ tấn công tự cho mình là một nghệ sĩ siêu hiện thực và có quyền thêm thắt vào tác phẩm của họa sĩ khác để đưa lại thông điệp mới. Người này có tên Wlodzimierz Umaniec. Y viết tên mình, số 12 và một dòng chữ tuyên bố đây là tác phẩm thuộc một trường phái do y sáng tạo nên.

Những dòng chữ mà Wlodzimierz Umaniec đã viết

Wlodzimierz Umaniec bị phạt hai năm tù giam. Hoạt động phục chế đã mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc mới đưa lại kết quả như ý. Khi tác phẩm được đem trưng bày trở lại hồi tháng 5/2014, Wlodzimierz Umaniec đã thể hiện sự hối hận và lên tiếng xin lỗi vì những gì đã gây ra.

“Argenteuil Basin with a Single Sailboat” (Vịnh Argenteuil và một con thuyền)

Bức "Vịnh Argenteuil và một con thuyền"

Hồi năm 2012, khi đến thăm Triển lãm Quốc gia Ireland, một người đàn ông có tên Andrew Shannon đã đấm vào bức tranh và gây nên vết rách lớn trên tác phẩm. Người ta đã phải mất 18 tháng để phục chế bức tranh, kể từ đó, tác phẩm được lắp kính bảo vệ.

Dù được phục chế, nhưng vẫn có khoảng 7% lớp sơn của bức tranh nguyên bản bị mất đi sau cú đấm. Shannon sau đó bị phạt 5 năm tù.

Theo Bích Ngọc/ Dân Trí


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Đế chế Ottoman - Từ không chốn dung thân đến bá chủ thế giới

Đế chế Ottoman đã gây ảnh hưởng trên toàn bộ khu vực châu Á – Âu – Phi, tạo ra một diện mạo chính trị mới của thế giới kể từ cuối thế kỷ 13 đến thế kỷ 17.

Ứng xử với lời chê

Ở đời, ai mà không thích được người khác khen ngợi. Thế nhưng, đôi khi chúng ta bị góp ý về khuyết điểm hay thậm chí là bị chê, cần ứng xử sao cho phù hợp.

Triển lãm tranh trực tuyến ‘Xuôi dòng sông Thu’

Triển lãm do “Quỹ Gieo nhà gặt nhà’ thực hiện với mục đích bán tranh ủng hộ xây nhà cho người nghèo ở tỉnh Quảng Nam.

Bên tách cà phê: Ludwig Van Beethoven - cà phê và những bản giao hưởng khát vọng hạnh phúc

Ludwig Van Beethoven (1770 – 1827) là thiên tài âm nhạc đặc biệt. Một người khiếm thính nhưng có thể sáng tác những tác phẩm kinh điển, lay động lòng người và được tôn vinh là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từng sống.

'Giải mã' những tồn nghi triều Nguyễn: Nỗi oan thấu trời của Phan Thanh Giản

Đầu năm 1868, vua Tự Đức sai Hiệp biện đại học sĩ Trần Tiễn Thành và Bang biện huyện Thành Hóa Nguyễn Văn Tường mang theo một dự thảo đã được triều đình soạn sẵn để theo đó mà bàn thảo vào Gia Định thương thuyết hiệp ước mới, nhưng không được toàn quyền quyết định.

Đế chế Hồi giáo - Từ bộ lạc du mục trở thành đế chế hùng mạnh

Từ bộ lạc du mục ở sa mạc, dưới sự lãnh đạo của Muhammad – người khai sinh Hồi giáo cùng các thủ lĩnh Caliphate và quân đội tinh nhuệ đã xây dựng nên một đế chế hùng cường trong lịch sử trung đại, một đế chế mênh mông kéo dài từ Âu sang Á tới Bắc Phi.

Nghệ sĩ Hồng Kông thiết kế hơn 170 chiếc khẩu trang độc đáo

Một nghệ sĩ Hồng Kông đã sáng tạo ra hàng loạt chiếc khẩu trang độc đáo với nhiều chủ đề khác nhau.

Đế chế La Mã – Từ thành bang nô lệ trở thành đế chế không có điểm kết thúc

Đế chế La Mã đã tham gia tạo dựng nên một nền văn minh tiến bộ bằng sự hiểu biết, ham học hỏi mà thế giới hiện đại đang kế thừa và phát triển.

Podcast: 'Ánh sáng trong ta' - Quyển sách truyền cảm hứng về sức mạnh bên trong

Từ sách - Phim - FN - 12/05/2025 13:00
Đọc “Ánh sáng trong ta”, bạn sẽ nhận được những lời khuyên sâu sắc và cả gợi ý về những chiến lược giúp bạn khám phá ra sức mạnh, điểm khác biệt của chính mình; nhìn ra giá trị bản thân, sự thiếu tự tin trong cuộc sống đầy khó khăn, thử thách...

Càng xem nhân vật này trong phim Sex Education, tôi càng sợ hãi “quyền lực làm cha” của chính mình

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 12/05/2025 12:00
Nhân vật này trong phim Sex Education dù sao vẫn còn vô cùng may mắn…

ChatGPT và các chatbot AI liệu có đủ tin cậy để tư vấn sức khỏe?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 12/05/2025 11:00
Trong bối cảnh hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng quá tải, chi phí khám-chữa bệnh tăng cao và thời gian chờ đợi kéo dài, ngày càng nhiều người tìm đến các công cụ hỗ trợ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để tìm kiếm lời khuyên y tế.

Thiên kiến AI

Suy ngẫm - Hoàng Vũ - 12/05/2025 10:00
Trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và công việc của con người, từ chăm sóc sức khỏe, tài chính đến giáo dục và sáng tạo nội dung.

3 lời khuyên nuôi dạy con cái từ Maye Musk – người mẹ đơn thân nuôi dạy tỷ phú Elon Musk

Phong cách sống - M.Tee - 12/05/2025 09:00
Một mình nuôi ba con giữa những khó khăn, Maye Musk không chỉ dạy con nên người mà còn truyền cảm hứng sống tích cực bằng chính hành trình làm mẹ đầy bản lĩnh và yêu thương.

Ánh sáng trong ta - Giữ lấy ánh sáng trong những ngày mù mịt nhất

Từ sách - Phim - Minh Hằng - 12/05/2025 08:00
Ánh sáng trong ta là cách Michelle Obama tháo bỏ vỏ bọc hoàn hảo mà nhiều người mặc định gán cho bà. Michelle không né tránh việc chia sẻ những lúc mình cảm thấy không đủ: không đủ giỏi, không đủ đẹp, không đủ "đúng chuẩn".

Xem Sex Education, tôi dạy con gái 1 bài học dám chắc về sau con sẽ không bao giờ tái phạm

Điện ảnh - Thanh Hương - 11/05/2025 13:00
Rất nhiều đứa trẻ cũng có tính xấu này giống con gái tôi.

Hơn 1,9 triệu người đặt 7 câu hỏi về 'chuyện chăn gối' với Chat GPT, AI có phải bác sĩ tâm lý?

Kỹ năng - Nguyễn Phượng - 11/05/2025 12:00
Tình dục là một trong những nội dung được người dùng mạng đặt ra câu hỏi nhiều nhất cho AI.

Dương Quá chết dưới tay cao thủ, người đã tạo ra tuyệt kỹ từ Ngọc Nữ Tâm Kinh?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 11/05/2025 11:00
Có một cao thủ ẩn danh với võ công thâm hậu được cho là có liên quan đến cái chết bí ẩn của Dương Quá, sự thật là gì?

Facebook gieo mầm cô đơn, Mark Zuckerberg nay lại kêu gọi kết bạn và trò chuyện với AI

Suy ngẫm - Sơn Vân - 11/05/2025 10:00
Trong tầm nhìn mới nhất của Mark Zuckerberg (Giám đốc điều hành Meta Platforms) về tương lai, chúng ta có thể lấp đầy những khoảng trống cô đơn bằng cách trò chuyện với AI.

Podcast: Chân trần chí thép – Cuộc chiến trong lòng đất

Từ sách - Phim - FN - 11/05/2025 09:00
Sự hình thành hệ thống địa đạo Củ Chi là một bằng chứng về lòng kiên trì, quyết tâm và kỹ năng của du kích Củ Chi trong suốt ba mươi năm. Trong cuộc đọ sức về ý chí dưới lòng đất, du kích địa đạo là những tường thành vững chãi, không bao giờ bị đánh bật.

Bắt đầu hành trình chuyển hóa thân tâm trong mùa Vesak 2025

Tủ sách - Đan Thanh - 11/05/2025 08:00
Những cuốn sách Phật giáo giúp bạn soi rọi lại chính mình để thực sự sống trọn vẹn, thảnh thơi trong từng sát-na của hiện tại.

Xem "Sex Education", tôi chết lặng vì hành động từng làm với cha: Có những tổn thương mà ta day dứt cả đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 10/05/2025 13:00
Đôi khi, ước mơ đẹp nhất không phải là những điều lớn lao, mà chính là hạnh phúc giản dị của những người thân yêu.

Tại sao không nên dùng vân tay để mở khóa điện thoại?

Kỹ năng - KV - 10/05/2025 12:00
Touch ID (khóa vân tay) từng một thời được coi là phương pháp bảo mật lý tưởng, nhưng qua thực tiễn lại bộc lộ những điểm yếu về khả năng bảo mật.

Có phải vì biểu ca, Vương Ngữ Yên rời bỏ Đoàn Dự, câu trả lời đến từ Vân Trung Hạc

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 10/05/2025 11:00
Vì sao Đoàn Dự thất bại trong cuộc chinh phục trái tim Vương Ngữ Yên?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 3, 13/05/2025