Những biến tướng gây tranh cãi của tục múa phá quàn trong đám tang vùng Nam Bộ

06/08/2019 12:19
Những biến tướng gây tranh cãi của tục múa phá quàn trong đám tang vùng Nam Bộ

Theo người dân ở Cà Mau hiện nay, những nét văn hóa phong tục xa xưa của Nam Bộ về ma chay theo thời gian đã có nhiều biến tướng. Cụ thể là phong tục múa phá quàn trong đám tang hiện nay đang gây tranh cãi vì sự có mặt của cả Tề thiên đại thánh.

Múa phá quàn để giữ vong linh trước quỷ dữ

Múa phá quàn (hay còn gọi là đánh phá quàn) là nét văn hóa mang bản sắc đặc trưng của vùng Nam Bộ. Việc múa phá quàn, theo quan niệm của dân bản địa, nhằm mục đích giữ cho linh hồn của người đã khuất trên đường đến suối vàng không bị quỷ dữ vây ám, bắt đi.

Tục kể rằng, xưa kia có một chàng thanh niên rất hiếu đạo, thông minh, tài giỏi, vì không chịu được cảnh ức hiếp, hà khắc của bọn cường hào ác bá ở địa phương nên chàng bỏ lại mẹ già lên núi làm thảo khấu. Khi hay tin mẹ mất, chàng trai vô cùng đau xót nên muốn về lại làng quê trộm quan tài mẹ lên núi chôn cất để tiện săn sóc mộ phần.

Thế là, chàng thanh niên ấy đã cho đám lâu la xuống núi dọ thám, tìm cách cướp quan tài mẹ già. Tuy nhiên, việc cướp quan tài cũng không hề dễ dàng vì tai mắt bọn cường hào ác bá ở khắp nơi, họ luôn tìm cách vây bắt chàng. Cuối cùng, kế hoạch được vạch ra: chờ đến nửa đêm, chàng trai cầm đuốc chỉ huy nhóm lâu la vào làng và cướp được quan tài trót lọt và rời đi nhanh chóng.

Đi được một quãng đường, chàng trai òa khóc thương mẹ mình, còn nhóm lâu la trong lúc khiêng quan tài lên núi chôn cất thì hò hát cho đỡ mệt... Câu chuyện này đã trở thành phong tục gắn liền với việc di quan và an táng người chết của Nam Bộ.

Theo các vị cao niên kể rằng, ngày xưa tục múa phá quàn chỉ có 1 vị thủ lĩnh vùng sơn cước chỉ huy nhóm đạo tỳ (đóng vai lâu la) chuyên khiêng quan tài (nhóm đạo tỳ khoảng 7 - 8 người) và quỷ dữ (hiện thân của bọn cường hào ác bá địa phương). Khi di quan, giữa 2 nhóm người đại diện cho 2 phía thiện và ác xông vào đánh nhau dữ dội. Mục đích là di chuyển quan tài đến nơi chôn cất được an toàn, không bị quấy phá và giúp cho người quá cố ra đi thanh thản, được yên nghỉ.

“Họ đánh thắng bọn cường hào quỷ dữ xong thì ca hát, gào khóc với hình thức diễn xướng rất u uất, bi thương, nhằm thể hiện nỗi đau của người con trước linh cữu của cha mẹ mình. Sau đó, thì di quan chôn cất dưới cửu tiền. Đó là phong tục, nét văn hóa đặc trưng trong ma chay ngày xưa ở Nam Bộ và tục múa phá quàn chủ yếu là bảo vệ thi hài không bị quỷ dữ ám phá sau nhiều ngày tổ chức ma chay”, một cụ cao niên giải thích.

Nay có cả Tề thiên tham gia

Theo người này, sở dĩ ngày nay trong múa phá quàn có sự xuất hiện của Tề thiên là do cải tiến, theo sự phát triển của xã hội. Mục đích là các cơ sở kinh doanh muốn kéo thời gian dài ra thêm. Nhiều người cho rằng, nhu cầu xã hội phát triển là tích cực, phù hợp phải đổi mới, cải tiến. Tuy nhiên, hiện nay việc các cơ sở kinh doanh dịch vụ tự “cải tiến” trong tục múa phá quàn ngày nay còn có phần diễn múa của Tề thiên trong đám tang, trông rất phản cảm, không còn phù hợp với thuần phong mỹ tục xa xưa của cha ông.

Anh Hồ Chí Cường, ngụ xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau chia sẻ quan điểm về nét văn hóa múa Tề thiên trong ma chay hiện nay - Ảnh: Khải Trần

Anh Hồ Chí Cường (32 tuổi, ngụ xã Lý Văn Lâm, TP.Cà Mau, tỉnh Cà Mau), nhìn nhận: “Họ phải chế ra như vậy, để làm vui mắt người khác, nhưng theo tôi thấy đây là nét văn hóa không phù hợp với thuần phong mỹ tục của mình nữa, việc cải tiến này rất phản cảm, chủ yếu theo trào lưu”.

Anh Cường đánh giá, anh không biết các cơ sở kinh doanh ma chay nghĩ gì mà trong đám tang lại đi múa máy tùm lum. Chẳng những thế, đám tang mà hát nhạc sống là không thể chấp nhận được, thậm chí còn có những người khóc mướn. Theo nhiều người dân, việc múa phá quàn có vai diễn của Tề thiên sẽ khiến cho nhiều người tò mò, thấy vui mắt.

“Nhưng đám cưới, hiếu hỉ còn vui vẻ, ca hát đờn ca được, nhưng đám tang thì nỗi buồn, ảm đạm và u ám làm sao mình vui vẻ và tâm trạng đâu mà ca hát được? Phản cảm lắm nó không phù hợp với phong tục vốn có của ngày xưa. Đám tang mà múa diễn, ca hát, nhảy nhót ì xèo cho nhiều người coi là không phù hợp”, một người lớn tuổi (xin giấu tên) đánh giá.

Cũng theo người này, trong khi gia đình người đã khuất chịu đau thương, mất mát, khiến gia đình buồn bã, mà những trại hòm lại vẽ ra dịch vụ này, họ làm vậy chủ yếu để buôn bán được, mục đích là bao sô trọn gói và chủ yếu là hình thức kinh doanh. Từ việc tụng kinh, múa máy, khóc thuê, hát mướn đến việc truy điệu đọc điếu văn… Tất cả, họ đều tính phí cả.

Ông Trương Văn Trạng, người có hiểu biết chuyên ngành văn hóa Việt Nam, ngụ H.Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho rằng: “Theo tôi thì chủ yếu theo phong trào, trào lưu thôi. Theo bước tiến của xã hội, nhiều phong tục được cải tiến dần mất đi nét văn hóa vốn có của ngày xưa.

Tôi lấy ví như việc khóc mướn, khi người quá cố qua đời, thì người thân, con cháu khóc đã đành, vì họ tiếc thương cho người thân đã khuất, đó là sự mất mát to lớn, không gì có thể bù đắp được đối với gia đình họ. Tuy nhiên, hiện nay lại rộ lên phong trào khóc mướn, khóc thuê trông rất phản cảm. Điều đó, không có trong phong tục về ma chay của người Việt mình ngày xưa, hiện phong tục ma chay đã biến tướng rất nhiều”.

Ông Trạng cho rằng nét văn hóa này không phù hợp với nét văn hóa xa xưa.Tuy nhiên, hiện chưa có quy định nào để cấm cái vấn đề này. “Đây không phải là hủ tục và nó không làm ảnh hưởng gì nhiều đến đời sống xã hội, cho nên người ta chưa nói đến vấn đề này nhiều. Nhưng theo quan niệm của nhiều người thì họ không thích, họ cho rằng múa Tề thiên rất phản cảm, chủ yếu là do phong trào, do các cơ sở kinh doanh họ bày vẽ ra để kiếm cớ thu tiền người dân mình thôi”, ông Trạng nhìn nhận.

Tranh cãi về sự xuất hiện của Tề thiên trong múa phá quàn

Ông Trần Văn Hoàng, ngụ TP.Cà Mau, cho biết múa Tề thiên với mục đích hỗ trợ cho vị thủ lĩnh đánh đuổi yêu ma quỷ dữ. “Ngày xưa thì không có phần múa của Tề thiên. Vị thủ lĩnh xuống núi đánh đuổi quỷ dữ, bảo vệ quan tài rồi di quan, chôn cất. Còn bây giờ, sở dĩ có phần múa Tề thiên là gì vị thủ lĩnh kia đánh không lại quỷ dữ nên mới gọi cho Tề thiên đến hỗ trợ”, ông Hoàng nói. Và ông cho biết thêm, việc múa Tề thiên hiện nay có gì đó sai sai với nét văn hóa truyền thống xưa.

Theo nhiều người, ngày trước vị thần xuống thu phục quỷ dữ được ngay, chứ không như ngày nay. “Ngày xưa làm gì có chuyện, vị thủ lĩnh không thu phục được quỷ dữ rồi… điện thoại cho Tề thiên trợ giúp. Đúng là xã hội ngày càng phát triển thì thứ gì cũng có thể hình thành được. Thời kỳ 4.0, thời của công nghệ thông tin thì tục cúng ma chay cúng phát triển theo hướng văn minh luôn, nhưng tôi thấy nét văn hóa này bị biến tướng và không còn phù hợp. Như vậy là phản cảm”, ông Trần Thanh Tr., ngụ H.Thới Bình đánh giá.

Ông Võ Quốc Thái, Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực văn hóa thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển nhìn nhận: “Phong tục này vẫn định hình, hình thành theo sự tiến bộ của xã hội và vẫn được tồn tại. Tuy nhiên, xét thấy phong tục này không làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự ở địa phương thì mình vẫn cho người ta tồn tại”.

Khải Trần


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Sẽ có con đường mang tên Anh hùng liệt sĩ Gạc Ma Trần Văn Phương

Ông Nguyễn Văn Thống, cựu binh Gạc Ma quê ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình cho biết, lần đầu tiên có con đường mang tên anh hùng liệt sĩ Gạc Ma. 
2

36 năm sự kiện Gạc Ma: Tượng đài bất tử về tình yêu Tổ quốc

36 năm trước, vào ngày 14.3.1988, trong một cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền của đất nước tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trưng bày ‘Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế’

Chuyên đề “Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế” sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế (TP. Huế) từ nay đến tháng 11.2019.

Bài cuối: Triệu Đà và nhà Triệu trong câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trang 266, tập 3 "Hồ Chí Minh toàn tập", Hồ Chủ tịch đã nhắc đến nước Nam Việt khi khẳng định: "Mai sau sự nghiệp hoàn thành/Rõ tên Nam Việt, rạng danh Lạc Hồng".

Triệu Đà trong mắt các vị anh hùng dân tộc

Chúng ta đã điểm qua cái nhìn về Triệu Đà theo dòng lịch sử dưới cái nhìn từ giới sử gia. Trong bài này, chúng tôi muốn nói về Triệu Đà - dưới cái nhìn của vĩ nhân người Việt.

Việt Nam có 2 ngôi chùa trong 20 công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc nhất thế giới

Chùa Trấn Quốc và Thiền viện Tổ Đình Bửu Long được tạp chí Mỹ National Geographic của Mỹ đưa vào danh sách 20 công trình kiến trúc Phật giáo đặc sắc nhất thế giới.

Cổ vật ở đình Khánh Hội 'thi nhau đội nón' ra đi

Nhiều cổ vật có trị giá gần tỉ đồng liên tục bị mất cắp tại di tích kiến trúc – nghệ thuật đình Khánh Hội (quận 4, TP.HCM).

Chuyện bút chuyện mực - kỳ 2

Nhiều anh sợ người ta chưa đánh giá hết tầm quan trọng và đẳng cấp của mình nên chơi luôn cả hai, ba chiếc bút Kim tinh, Hồng Hà cài lên túi áo, trông cứ như cửa hàng văn phòng phẩm di động.

Chạnh lòng với tháp cổ Bằng An - Di tích văn hóa lịch sử quốc gia

Đứng sừng sững giữa một vùng đất ở miền Trung, tháp cổ Bằng An được xem là công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Chăm độc nhất vô nhị tại Quảng Nam, nhưng rồi theo năm tháng, ngọn tháp cũng đi vào hoang phế…

Ấn Độ và Nga giúp trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn

Các chuyên gia phục hồi di tích cổ của Ấn Độ và Nga đang nỗ lực giúp Việt Nam phục hồi trùng tu các cụm tháp cổ tại khu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn của Việt Nam.

Ích lợi của tính toán đám mây

Blog GS John VU - GS John Vu - 29/03/2024 13:00
Một người quản lí công ti viết cho tôi: “Công ti dịch vụ tính toán mây có kiểu phần mềm nào? Tại sao tôi cần lệ thuộc vào công ti bên ngoài để thực hiện chức năng hệ thông tin khi tôi đã có hệ thống CNTT của riêng tôi? Ích lợi là gì?”

Lý thuyết ‘3 con cá’ - Đàn ông bản lĩnh hay không, nằm ở cách suy nghĩ

Suy ngẫm - Diệu Đan - 29/03/2024 11:00
Khi con đường phía trước bị chặn lại, bạn cũng có thể lùi lại một bước và thường, bạn sẽ gặp được một bước ngoặt.

Nam sinh mắc chứng ngủ kỳ lạ, được thầy hiệu trưởng cõng suốt 2 năm đi tìm lời giải

Truyền cảm hứng - Nguyễn Phượng - 29/03/2024 10:00
Để cuộc đời học sinh không bị thất bại bởi căn bệnh lạ, thầy hiệu trưởng là cõng cậu bé đến khắp các bệnh viện để tìm ra nguyên nhân thực sự.

Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó! 3: Nhớ sao thuở còn 'nhà quê'

Từ sách - Phim - Thảo Thảo - 29/03/2024 09:00
Khi nhớ về một xứ sở thân yêu, ta nhớ gì nhiều nhất? Đâu phải chỉ là những địa danh nổi tiếng, bề thế mà người ta hay check-in! Ta nhớ nhiều những thứ nhỏ nhắn, “quê mùa” hơn, như thúng xôi vỉa hè, hay một xe phở đêm khuya, thơm lừng…

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Chữa lành và kể chuyện liên quan như thế nào?

Từ sách - Phim - Quìn - 29/03/2024 08:00
Rất nhiều cá nhân dùng viết lách và kể chuyện để đối mặt với những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống.

Cô gái cứu khách nước ngoài đột quỵ trong nhà hàng Đà Nẵng kể lại khoảnh khắc sinh tử "như trong phim"

Phong cách sống - Bích Chi - 28/03/2024 13:00
Đang ăn tối cùng bạn, thấy người đàn ông nước ngoài có dấu hiệu đột quỵ, chị Đặng Thị Hạ không nghĩ nhiều mà lập tức thực hiện cấp cứu ngưng tuần hoàn.

Đạo diễn Lê Hoàng: ‘Tôi nể các cô gái thuộc nhiều thơ hơn là cô gái có nhiều áo đẹp’

Truyền hình - Tiểu Vũ - 28/03/2024 12:00
Theo đạo diễn Lê Hoàng thì không người Việt Nam nào không thuộc thơ, vì vậy anh nói: “Tôi nể các cô gái thuộc nhiều thơ hơn là cô gái có nhiều áo đẹp”.

Lời tâm sự xót xa của bạn bè nam sinh bị đánh chết não: Gấp 1.000 chú hạc giấy mong phép màu xuất hiện

Truyền cảm hứng - PV - 28/03/2024 11:00
Rất nhiều người đang cầu chúc cho nam sinh lớp 8 N.H.Đ. (Hà Nội) vượt qua cơn nguy kịch.

Muốn con thành công, Đặng Lê Nguyên Vũ, Bill Gates, Rockefeller áp dụng 3 điều mà ai cũng nên tham khảo

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 28/03/2024 10:00
Đây đều là những phương pháp giáo dục con cái mà các bậc cha mẹ nên tham khảo để giúp con cái thành công, hạnh phúc trên đường đời.

Đắc nhân tâm - Một giọt mật ngọt hơn thùng nước đắng

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 28/03/2024 09:00
Có thể bạn chưa bao giờ bị gọi đến để giải quyết một vụ đình công hay nói chuyện với một hội đồng. Nhưng nếu bạn muốn được giảm tiền thuê nhà thì thái độ tiếp cận thân mật có thể giúp được bạn không?

Tu giữa đời thường - Điều tồi tệ nhất đối với tình trạng căng thẳng kinh niên là gì?

Từ sách - Phim - Quìn - 28/03/2024 08:00
Nhịp sống hiện đại khiến chúng ta không thật sự ở trong chế độ “nghỉ ngơi và tiêu hóa” đủ để có thể trở lại trạng thái cân bằng vốn có. Chính vì vậy chúng ta luôn sống trong trạng thái căng thẳng kinh niên.

Bất chấp nguy hiểm, cô gái nặng 45kg một mình đi thuyền vòng quanh thế giới

Phong cách sống - Ngô Trung Dũng - 27/03/2024 12:00
Cole Brauer (29 tuổi) đã vượt qua quãng đường khoảng 48.280km để trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng thuyền.

Đằng sau việc 'tải lậu' phim bom tấn 3 Body Problem của Netflix tăng đột biến ở Trung Quốc

Điện ảnh - Sơn Vân - 27/03/2024 11:00
Sự gia tăng đột biến việc vi phạm bản quyền trực tuyến series phim 3 Body Problem của Netflix ở Trung Quốc phản ánh sự quan tâm mãnh liệt của người dân nước này về việc hãng phát trực tuyến Mỹ xử lý như thế nào với tiểu thuyết khoa học viễn tưởng nổi tiếng trên toàn cầu.

50 tư duy của tỷ phú Jeff Bezos đế chế Amazon, ai cũng có thể học lỏm

Suy ngẫm - Ứng Hà Chi - 27/03/2024 10:00
Tỷ phú Jeff Bezos đã áp dụng một số nguyên tắc nhất định trong cuộc sống, công việc để đạt được kết quả tốt.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 6, 29/03/2024