Mẹ tôi mất khi tôi mới sinh ra. Bà là người đã vất vả nuôi tôi lớn. Để mua sữa bột, bà trồng 4 sào đất và chăn nuôi cả lợn. Sợ tôi thiếu dinh dưỡng nên bà không bao giờ tiết kiệm tiền mua sữa, mặc dù nhà không có điều kiện.
Bà tôi không bao giờ làm tôi khóc, và bà luôn dang rộng vòng tay của mình để ôm tôi. Tôi học tiểu học đến lớp 4, lớp 5 thì bà ngoại phải cho đi học thêm.
Vào những ngày mưa, bà sẽ đến trường để đưa cơm trưa. Trước khi tiết học thứ ba kết thúc, bà đã đứng ngoài cửa sổ, nhìn tôi háo hức. Một cái thúng tre đựng một bát cơm trắng, vài đũa rau và một quả trứng luộc. Rau tự trồng trên ruộng, trứng gà nhà. Tôi nhớ hình ảnh lớp vải bông màu xanh nước biển phủ trên rổ tre không được đậy kín, hơi nóng tỏa ra, mùi thức ăn thơm phức.
Hồi tôi học cấp 2, mùa hè, có khi nửa đêm thức giấc, tôi thấy bà ngồi, tay chầm chậm rung chiếc quạt cọ, quạt cho tôi. Vào mùa đông, khi tôi đi ngủ, bà sẽ ôm chân tôi vào lòng và phàn nàn chân lạnh như đá. Buổi sáng, bà dậy trước tôi, nấu bữa sáng. Tô cháo trắng nóng hổi cùng đĩa dưa chua đọng trong ký ức. Trời còn chưa sáng hẳn. Xa xa, đèn đường vẫn sáng.
Từng chút một, bằng mọi cách có thể, bà dành nhiều tình cảm và năng lượng cho tôi như bà dành cho bốn đứa con của bà. Bà đã làm mọi cách để giữ cho tôi khỏi lạnh, khỏi nóng, khỏi đói, khỏi khát, khỏi bất bình và khỏi sợ hãi.
Mẹ đưa tôi vào cõi đời rồi vội vã ra đi, bà tôi nuôi tôi khôn lớn ngày này qua năm khác. Ở một khía cạnh nào đó, bà tôi cũng là mẹ tôi.
Kể…
Bà tôi không biết chữ, nên chưa bao giờ rời thị trấn nơi bà sinh ra, và không thể hiểu được khái niệm của nhiều thứ.
Một lần, sau kỳ nghỉ hè, khi từ Bắc Kinh trở về, tôi nhìn thấy một đống diêm trong ngăn kéo, và hỏi bà. Hóa ra hôm tôi đi, bà ngoại nhờ ông nội đếm 50 que diêm cất vào một ngăn tủ, mỗi ngày trước khi đi ngủ, bà lấy một que bỏ vào ngăn khác, như vậy để đếm ngày tôi trở về.
Bà ngoại thân yêu của tôi đã chờ đợi tôi theo cách này.
Rồi tôi ra trường, đi làm, rất ít về. Mỗi lần tôi mang đồ ăn, quần áo cho bà, bà đều rất vui, nhưng lại trách tôi tiêu tiền bừa bãi.
Tình yêu vĩ đại và vị tha luôn nghĩ về nhau bất kể khi nào và ở đâu.
Bà mất rồi.
Người bà cả đời làm lụng vất vả đã già: lưng gù, tóc bạc, thính lực kém, đi đứng chậm chạp, và hay quên đồ đạc. Hình ảnh đó khắc sâu trong não tôi.
Hôm đó, tôi mua bánh bao từ một hàng nổi tiếng về. Đã nhiều năm rồi bà chưa ăn bánh bao. Chúng tôi ngồi phơi nắng ở cửa và trò chuyện rôm rả. Bà cười, cười tươi lắm.
Trước khi tôi đi, bà dặn, nếu không có thời gian thì đừng về, lo nghỉ ngơi nhiều hơn! Làm sao tôi có thể không biết rằng bà muốn tôi về nhà và ở lại lâu hơn?
Nhưng tôi không biết, đó là lần cuối tôi nói chuyện với bà.
Theo Zhihu