Nhà văn - nhà báo Lê Văn Nghĩa qua đời

26/07/2021 07:15
Nhà văn - nhà báo Lê Văn Nghĩa qua đời

Nhà văn – nhà báo Lê Văn Nghĩa qua đời ở tuổi 68 tại TP.HCM do căn bệnh ung thư tái phát.

Gia đình nhà văn Lê Văn Nghĩa thông báo, sau thời gian dài chống chọi với bệnh nan y, ông đã từ trần vào lúc 22 giờ ngày 25.7 tại nhà riêng ở TP.HCM, hưởng thọ 69 tuổi.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa sinh năm 1953 tại TP.HCM, học tiểu học trường Bình Tây (nay là Trường tiểu học Nguyễn Huệ, Q.6), học trung học trường Petrus Ký (nay là trường chuyên Lê Hồng Phong, Q.5). Ông từng tham gia phong trào học sinh - sinh viên yêu nước xuống đường đấu tranh trước năm 1975, bị đối phương bắt giam, đày ra nhà tù Côn Đảo nhiều năm.

Sau năm 1975, ông Lê Văn Nghĩa hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Ông từng là Phó Tổng thư ký toà soạn báo Tuổi Trẻ, phụ trách Chủ biên báo Tuổi Trẻ Cười, với các bút danh nổi tiếng: Điệp viên Không Không Thấy, Thằng Hề, Hai Cù Nèo, Đại Văn Mỗ… trong đó tiếng với bút danh Hai Cù Nèo.

2_xret.jpg
Nhà văn Lê Văn Nghĩa - Ảnh: Lê Công Sơn 

Về bút danh Hai Cù Nèo trên báo Tuổi Trẻ Cười, lúc sinh thời, ông chia sẻ: “Bút danh này nhiều người viết trong đó có tôi. Khi in các bài báo có bút danh Hai Cù Nèo thành sách, tôi chỉ dùng bài viết của mình, nhưng nhiều người hiểu lầm Hai Cù Nèo chỉ có mình tôi”.

Ở lĩnh vực văn chương, ông Lê Văn Nghĩa là cây bút với những tập truyện mang tính hồi ức thời niên thiếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn đầu thập niên 1960 được bạn đọc nhiều thế hệ mến mộ. Ông Lê Văn Nghĩa cũng cây bút trào phúng hàng đầu của nền báo chí và văn học Việt Nam đương đại với một vị trí riêng biệt.

Nhà văn Lê Văn Nghĩa - anh Hai làng trào phúng

Nhắc đến Lê Văn Nghĩa, nhiều người nhớ đến tác giả có hàng chục năm cầm chịch tờ báo Tuổi trẻ cười. Để làm công việc “bếp núc” một tờ báo, ngoài việc tổ chức bài vở, Lê Văn Nghĩa còn là cây bút chính ở nhiều chuyên mục “ăn khách” của tờ báo trào phúng này. Khi đọc Tuổi trẻ cười, độc giả bắt gặp Điệp viên Không Không Thấy, Thằng Hề, Hai Cù Nèo, Đại Văn Mỗ… nhưng ít người biết đó là Lê Văn Nghĩa.

Người viết báo cả đời chỉ để lại bút danh. Với Lê Văn Nghĩa, ông có chừng đó bút danh, cũng là những nhân vật trong nhiều tác phẩm được nhiều người nhớ, có thể gọi là thành công với nghề, nhất là nghề viết trào phúng. Cách nay vài năm, khi bộ phim do danh hài Mr Bean thủ diễn được chiếu rạp tại Việt Nam, chắc vì để câu khách nên nhà nhập phim lấy tên là Điệp viên không không thấy. Nếu không phải Lê Văn Nghĩa mà là một người khác, có thể việc mượn tên Điệp viên Không Không Thấy mà quên xin phép sẽ ầm ĩ trên truyền thông và có thể trở thành một vụ kiện.

Nhưng Lê Văn Nghĩa cho rằng, bút danh Điệp Viên Không Không Thấy chắc là “hay ho” nên người ta vội vã cầm nhầm, thôi thì mình cho luôn cũng được, kiện cáo làm gì chỉ thêm phiền toái rước bực vào thân. Nói nghe xuề xòa vậy nhưng Lê Văn Nghĩa luôn rành mạch “của mình của người”. Ông luôn đính chính khi nói về bút danh Hai Cù Nèo: “Bút danh này nhiều người viết trong đó có tôi. Khi in các bài báo có bút danh Hai Cù Nèo thành sách, tôi chỉ dùng bài viết của mình, nhưng nhiều người hiểu lầm Hai Cù Nèo chỉ có mình tôi”.

Trong viết sách cũng vậy, Lê Văn Nghĩa luôn cẩn thận chú thích những trích đoạn do ông sưu tầm được. Để có được những trích đoạn này đưa vào trong sách thật ngọt, đòi hỏi tác giả cuốn sách phải đọc nhiều và có khả năng hệ thống một cách logic. Lê Văn Nghĩa là người chịu đọc, chịu học một cách bền bỉ. Khi thấy “hát với nhau” là một thú vui lành mạnh, giúp xả bớt căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, thay vì bước lên sân khấu “tra tấn lỗ nhĩ” người nghe, Lê Văn Nghĩa xách giỏ đến nhạc viện học hát đàng hoàng.

Nỗi buồn đàn ông đề cập đến nhiều câu chuyện thời sự có tính chất “tấn trò đời” của con người. Chẳng hạn truyện Điệp viên Không Không Thấy và nhà thơ Thần Giáng nhắc nhớ đến câu chuyện một ông nhà giàu, có chút danh phận trong xã hội bỗng một ngày “nhập đồng” ở một ngôi chùa thiên và làm ra tập thơ cân nặng nhất Việt Nam. Trong truyện này, Lê Văn Nghĩa dùng ngòi bút trào phúng cho người đọc thấy màn “nhập đồng” làm ra “thơ thần” kia chỉ là trò lừa nhằm đánh bóng bản thân.

Hay như trong “tạp nhạp văn” Từ cái lưỡi gà đến cái lưỡi của người, Lê Văn Nghĩa đã hoạt kê ra nhiều loại lưỡi: từ lưỡi gà trong cái kèn tre trẻ nhỏ hay chơi, đến lưỡi trong trâu bò làm bằng gỗ do Khổng Minh sáng chế. Nhưng hoạt náo nhất là lưỡi của người dùng để nếm thức ăn, để hôn nhau, để nịnh bợ, để nói kiểu nhà quan, để oan than với dân nghèo… Bằng các số liệu sưu tập được từ nghiên cứu của một trường đại học, Lê Văn Nghĩa cho người đọc thấy rằng, đàn bà nói nhiều hơn đàn ông là lẽ tự nhiên. Do vậy, đàn ông dùng lưỡi để cãi nhau với đàn bà thì nắm chắc phần thua.

Lê Văn Nghĩa viết Nỗi buồn đàn ông và nhiều tập truyện trào phúng khác luôn lôi cuốn người đọc với cách dẫn chuyện dí dỏm và thường thì kết thúc rất bất ngờ bằng tiếng cười vỡ òa. Người viết truyện trào phúng hẳn có một cuộc sống huyên náo với nụ cười gắn chặt trên môi? Không hẳn vậy, gặp Lê Văn Nghĩa ngoài đời lần đầu, khó ai đoán biết ông chính là Điệp viên Không Không Thấy, Thằng Hề, Hai Cù Nèo, Đại Văn Mỗ… Vì có đôi lần ông tự họa mình qua nhân vật Thằng Hề với gương mặt buồn thiu mà ông gọi là “thằng hề mặt hẻo”. Nhiều diễn viên lên sân khấu đóng vai hề cho thiên hạ cười vui, còn bản thân sau tấm màn nhung chắc gì đã tự cười nổi một tiếng.

Một lần, về thăm Trường Tiểu học Bình Tây (nay là Trường Tiểu học Nguyễn Huệ, quận 6, TPHCM) và tặng sách viết cho lứa học trò đáng tuổi con cháu, kỷ niệm xưa ùa về khiến Lê Văn Nghĩa đứng khóc ngon lành. Khi Lê Văn Nghĩa khóc, cả khán phòng lặng phắt và không ai nghĩ nhà văn trào phúng ở tuổi ngoài 60 có thể dễ dàng rơi nước mắt ở ngôi trường cũ. Ngôi trường này và tuổi thơ ở xóm lao động nghèo tại quận 6, Sài Gòn xưa đã hiện diện trong truyện dài Tụi lớn nhất trường Bình Tây, cây viết máy và con chó nhỏ. 

Sau khi về hưu, Lê Văn Nghĩa in liền các truyện dài về thời niên thiếu đi học của ông:

Mùa hè năm Petrus; Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy… Các truyện dài này của Lê Văn Nghĩa được đón đọc và được tái bản nhiều lần. Không chỉ gợi nhớ về tuổi thơ ở Sài Gòn một thời, người đọc còn tìm thấy không khí nhẹ nhàng và réo rắt tiếng cười tinh nghịch qua sinh hoạt và lời thoại của “tụi con nít” ở Sài Gòn những năm 1960 khi Lê Văn Nghĩa đi học.

Cách nay hai năm, Lê Văn Nghĩa về giao lưu với học sinh chuyên văn Trường chuyên Lê Hồng Phong (xưa là Trường Petrus Ký) và tặng Mùa hè năm Petrus. Hôm đó có GS.TS Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM, hiện là Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên và Nhi đồng của Quốc hội, tham dự. Biết thầy Bình là con nhà thơ Viễn Phương, cả khán phòng muốn thầy Bình đọc thơ do ông sáng tác. Giáo sư Phan Thanh Bình đọc thơ xong và được tặng một bó hoa. Nhận hoa, thầy Bình nói: “Tôi xin tặng bó hoa này cho anh Hai”. Mọi người còn chưa biết anh Hai là ai thì thầy Bình tiến đến nhà văn Lê Văn Nghĩa. Anh Hai là cách thầy Bình gọi đàn anh lớp trước Lê Văn Nghĩa ở Trường Petrus Ký của mình.

Tại sao Lê Văn Nghĩa chỉ viết về thời tiểu học, trung học mà không viết về thời đại học của ông? Khi đang học trung học tại Trường Petrus Ký, Lê Văn Nghĩa tham gia phong trào học sinh - sinh viên chống sự hiện diện của người Mỹ tại miền Nam, ông bị địch bắt nhốt ở nhiều nhà tù, trong đó có Côn Đảo. Học đại học với Lê Văn Nghĩa là một câu chuyện khác, có lẽ cũng rất hấp dẫn nếu ông đủ sức khỏe để viết ra.
Trần Hoàng Nhân (Nhà báo - nhà thơ)


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Chăm em một đời’ - MV ngọt ngào thêm khẳng định Đức Phúc chính là ‘hoàng tử Valentine’ của làng nhạc Việt

Mùa Valentine 2025, "hoàng tử Valentine" Đức Phúc chính thức trở lại với bản tình ca ngọt ngào mang tên "Chăm em một đời", đánh dấu năm thứ ba đồng hành cùng thương hiệu trang sức PNJ.

Nghệ sĩ Kim Phượng qua đời vì mắc COVID-19 sau khi nhập viện trưa 24.7

Nữ nghệ sĩ Kim Phượng vừa qua đời ở tuổi 66 do mắc COVID-19.

Đạo diễn Huỳnh Lập kể chuyện 'Người khuất mặt' lên án thói xấu trên mạng xã hội

Câu chuyện Người khuất mặt được thổi vào hơi thở của thời đại mới, thời đại của thế giới ảo nhưng tạo hậu quả đáng tiếc cho cuộc sống đời thật.

Người hâm mộ Hàn Quốc xin miễn nghĩa vụ quân sự cho nhóm nhạc BTS

Sau sự kiện nhóm nhạc đình đám BTS được bổ nhiệm làm đặc phái viên của Tổng thống JHàn Quốc về ngoại giao công chúng, người hâm mộ lên tiếng cho rằng các thành viên của nhóm nên được miễn nghĩa vụ quân sự.

Nhà văn Sơn Tùng qua đời

Nhà văn Sơn Tùng, tác giả tiểu thuyết nổi tiếng “Búp sen xanh” đã qua đời vào hồi 23 giờ 05 ngày 22.7 tại nhà riêng (ngõ Văn Chương, phố Khâm Thiên, TP.Hà Nội), hưởng thọ 93 tuổi.

Bị yêu cầu công khai số tiền kêu gọi từ thiện, Công Vinh đáp trả: 'Tiền túi nhà em mà!'

Câu trả lời thông minh và hợp lý của Công Vinh nhận được hưởng ứng lớn từ cộng đồng mạng.

Người mẫu Hồi giáo trải lòng về góc khuất trong ngành thời trang

Mới đây, người mẫu Halima Aden đã nói về lý do cô giải nghệ cũng như chia sẻ những áp lực phải đối mặt trong nghề người mẫu.

Rocker Trung Thành Sago qua đời vì COVID-19

Gia đình rocker Trung Thành Sago thông báo anh vừa qua đời ngày 18.7 sau một thời gian nhập viện điều trị COVID-19.

Ngôi sao Trung Quốc, Ngô Diệc Phàm đối mặt với cơn bão #MeToo vì lối sống trụy lạc

Ca sĩ kiêm diễn viên Trung Quốc Ngô Diệc Phàm đang tự đánh mất danh tiếng sau khi bị nhiều cô gái tố cáo lối sống trụy lạc.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025