Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng môi trường sinh thái đe dọa sự sống còn của nhiều cộng đồng dân cư trên hành tinh và sự tồn tại bền vững của xã hội loài người, không thể không đặt ra câu hỏi: Phải chăng cách ứng xử với môi trường hiện nay có cội rễ trong một quan niệm như vậy? Quan niệm đó từ đâu mà có? Đâu là những giới hạn của quan niệm này?...
Vấn đề này sẽ được nhà nhân loại học, Giáo sư người Pháp - Philippe Descola giải thích cụ thể trong buổi thuyết trình chủ đề “Tự nhiên và văn hóa trong môi trường sinh thái ngày nay”.
Buổi thuyết trình sẽ được diễn ra vào lúc 18 giờ 30 ngày 25.4 tại IDECAF (28 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM).
Giáo sư, nhà nhân loại học Philippe Descola là tác giả của cuốn sách Par-delà nature et culture (2005, tạm dịch Phía bên kia tự nhiên và văn hóa), một công trình thiết yếu trong khoa học xã hội, trong đó những khái niệm được trình bày chi tiết. Năm 2012, ông nhận được Huân chương vàng của CNRS – Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia, giải thưởng khoa học uy tín nhất của Pháp.
Par-delà nature et culture của Philippe Descola đã đưa ra một cái nhìn vượt qua quan niệm đối lập hai thế giới "Tự nhiên" và "Văn hóa" - tưởng như là điều mang tính phổ quát để giúp cho những người quan tâm có thể nhận thức sâu hơn, đích thực hơn về mối quan hệ giữa con người và môi trường trong các xã hội đương đại.
Những nghiên cứu của Philippe Descola đã góp phần mang lại cho chúng ta cái nhìn sâu hơn rộng hơn về các nền văn hóa, các quan hệ con người với thế giới tự nhiên trước các thách thức hiện nay về môi trường do quá trình khai thác tự nhiên một cách tràn lan và thiếu kiểm soát.
Nhờ vào các khảo sát thực địa về nhân chủng của tộc người Indiens Jivaros Achuar, Philippe Descola đã nuôi dưỡng ý tưởng về thuyết nhị nguyên với 2 yếu tố là văn hóa và tự nhiên và cho rằng thuyết này không tồn tại trong mọi xã hội loài người, đây cũng chính là trở ngại trong việc hiểu về các xã hội ngoài phương Tây.
Những đóng góp của Philippe Descola đã được cộng đồng khoa học quốc tế ghi nhận. Năm 2012, toàn bộ các công trình của ông được trao huy chương Médaille d’or của CNRS, phần thưởng cao quý nhất của giới khoa học Pháp.
Tiểu Vũ