Nguyên nhân Covid-19 khiến cả thế giới phải lo sợ: Khi virus mang đến "đại dịch sợ hãi" cho toàn cầu

17/03/2020 14:33
Nguyên nhân Covid-19 khiến cả thế giới phải lo sợ: Khi virus mang đến "đại dịch sợ hãi" cho toàn cầu

Đại dịch sợ hãi" đã song hành cùng Covid-19 từ những ngày đầu tiên. Có điều, nỗi sợ dành cho virus corona lớn hơn rất nhiều so với các dịch bệnh bình thường khác. Câu hỏi là tại sao?

Trong 2 tháng đầu năm 2020, thế giới đã phải chứng kiến không chỉ 1, mà là 2 dịch bệnh hoành hành cùng lúc. Đầu tiên là Covid-19 - dịch bệnh bắt nguồn từ Vũ Hán (Trung Quốc), dần lan tỏa ra mọi châu lục và trở thành đại dịch toàn cầu. Còn đại dịch thứ hai, nó mang tên " sợ hãi.

Covid-19 là một dịch bệnh mới, một căn bệnh mà nhân loại chưa từng biết đến, nhưng nỗi sợ thì không mới. Về cơ bản thì dịch bệnh nào trong lịch sử cũng khiến con người lo sợ cả. Nhưng dịch bệnh lần này lại tạo ra nỗi sợ lây lan ở một mức độ kinh khủng, thậm chí còn hơn cả thực tế.

"Tại sao chúng ta sợ Covid-19 hơn các dịch bệnh khác?" - Yang Zhao - phóng viên của kênh CGTV đã đặt ra câu hỏi như vậy. Ví dụ như cúm mùa, thực ra có đủ bằng chứng cho thấy cúm là một mối đe dọa với cả thế giới. Nhưng nhân loại có sợ cúm không? Có lẽ là không!

Lý giải nguyên nhân Covid-19 khiến cả thế giới phải lo sợ: Khi virus mang đến đại dịch sợ hãi cho toàn cầu - Ảnh 1.

Đối với các nhà tâm lý học, nỗi sợ này thực ra không gây ngạc nhiên. Việc con người có những nỗi sợ hãi phi lý thực chất lại rất phù hợp với cái gọi là "nhận thức rủi ro" - risk perception - của chúng ta.

"Khi đánh giá về rủi ro, người ta thường sử dụng cảm xúc nhiều hơn là các phân tích logic." - Zhao cho biết. "Chúng ta vốn không phải là sinh vật nghiêng về lý trí."

Nỗi sợ những cái mới

Có nhiều yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hiểu biết và cảm nhận của chúng ta về virus corona lần này (SARS-CoV-2). Đầu tiên, đây là virus chủng mới - tức là chúng ta chưa biết đến nó, và nó làm mức độ lo lắng trong cộng đồng tăng lên. Phản ứng này được cho là có liên quan đến hạch hạnh nhân trong não - nơi chịu trách nhiệm phát hiện những cái mới, và xử lý tạo ra nỗi sợ.

"Các nghiên cứu cho thấy hạch hạnh nhân hoạt động mạnh hơn khi ứng viên quan sát một khóm hoa lạ ở thời điểm ngay sau khi nhìn thấy ảnh của một con rắn." - Zhao tiếp tục.

Cúm mùa có thể nguy hiểm, nhưng nó quen thuộc nên chẳng mấy ai lo lắng. Phản ứng này cũng lý giải vì sao người ta thấy run sợ trước những vụ tai nạn máy bay hơn các phương tiện khác, dù ô tô mới là thứ gây chết người nhiều hơn. Âu cũng bởi máy bay ít khi xảy ra tai nạn hơn mà thôi.

Lý giải nguyên nhân Covid-19 khiến cả thế giới phải lo sợ: Khi virus mang đến đại dịch sợ hãi cho toàn cầu - Ảnh 2.

Khi sợ hãi, con người ta sẽ có xu hướng tìm hiểu về nó. Bạn lên mạng, tìm kiếm mọi thông tin về virus chủng mới, và điều này kích hoạt một cơ chế khác ảnh hưởng đến sự hiểu biết bạn về dịch bệnh mới: "Thiên vị tiêu cực" - negativity bias.

Chúng ta dễ tin vào những điều tiêu cực

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng não bộ của chúng ta khi nhận được các kích thích tố mang tính chất tiêu cực sẽ hoạt động mạnh hơn so với các yếu tố tích cực. Cơ chế này trở thành bản năng, khiến cho đa số chúng ta tỏ ra rất nhạy cảm khi nghe đến các tin tức xấu, và bị kích thích để tìm kiếm nhiều thông tin như vậy hơn. Bởi lẽ, các tin tức xấu có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến bản năng sinh tồn và sinh sản của con người.

Đây là một sản phẩm của quá trình tiến hóa đã để lại. Nó cho phép chúng ta cảnh giác hơn trước các mối nguy tiềm ẩn. Có điều ít nhất là trong đại dịch lần này, bạn có thể đã trở thành nạn nhân của nó.

Lý giải nguyên nhân Covid-19 khiến cả thế giới phải lo sợ: Khi virus mang đến đại dịch sợ hãi cho toàn cầu - Ảnh 3.

Hãy thử nhớ lại trong suốt 2 tháng qua, bạn có bao giờ cảm thấy mình không thể rời tay khỏi chiếc điện thoại của mình? Bạn liên tục cầm nó lên, kiểm tra các tin tức mới nhất về dịch bệnh, rồi không dừng lại được? Đó là bởi bạn đã vô thức rơi vào cái gọi là "vòng lặp thói quen" - habit loop.

Cứ mỗi thông tin tiêu cực xuất hiện sẽ trở thành một "động lực". Chúng kích thích bạn tiếp tục tìm kiếm thêm thông tin, biến nó thành một "thói quen". Mỗi lần tìm ra tin mới, não bộ lại bị kích động giống như để "thưởng" cho bạn, và phần thưởng lại liên hệ chặt chẽ với "động lực". Động lực - thói quen - phần thưởng - cả ba tạo thành một vòng lặp mà bạn sẽ khó lòng thoát ra.

Sản phẩm của quá trình tiến hóa: Sợ theo nhóm

Con người là loài sinh vật có tính cộng đồng. Chúng ta đã tiến hóa để cảm thấy tò mò, chú ý hơn vào những gì được nhiều người quan tâm - hay còn gọi là sự hòa nhập.

Lý giải nguyên nhân Covid-19 khiến cả thế giới phải lo sợ: Khi virus mang đến đại dịch sợ hãi cho toàn cầu - Ảnh 4.

Khi một tình huống khẩn cấp xảy ra, chính tâm lý này sẽ khiến nỗi sợ lây lan từ người sang người, tạo ra những cơn hoảng loạn trong cả cộng đồng. Điều này lý giải cho hiện tượng người dân các nước hoảng sợ lao đến các siêu thị, gom sạch nhu yếu phẩm ngay khi có tin dịch bệnh nổ ra.

Đáng lo hơn là từ nỗi sợ, người ta dần hình thành nên các định kiến không đúng về virus chủng mới, và từ đó dẫn đến sự kỳ thị dành cho một số cộng đồng.

 

Người phụ nữ bị tấn công tại Mỹ chỉ vì là người Trung Quốc

"Tôi sợ virus, nhưng tôi không thể biết ai là người nhiễm. Vậy nên tốt nhất là tôi sẽ tránh xa cả cộng đồng nơi có người nhiễm xuất hiện." - Zhao lấy ví dụ. Đó là lý do vì sao chúng ta phải chứng kiến nhiều hành động mang tính chất phân biệt nặng nề với những người từ Vũ Hán, hoặc tỉnh Hồ Bắc, hoặc thậm chí chỉ đơn giản là người Trung Quốc thôi.

Hiệu ứng "mắt bão"

Khi dịch bệnh lớn dần, chúng ta có thể được chứng kiến một số hiện tượng tâm lý có phần "phi trực giác". Chẳng hạn, nhiều người cho rằng những ai sống gần các ổ dịch sẽ cảm thấy sợ hãi, căng thẳng hơn người ở xa. Nhưng các nghiên cứu từ dịch SARS năm 2003 cho đến trận động đất đáng sợ tại Mân Xuyên (Trung Quốc) năm 2008, tất cả đều cho thấy một thực tế khác hẳn.

Khoa học gọi đây là hiện tượng "tâm bão". Về cơ bản, "tâm bão" là nơi yên ả, êm đềm nhất trong một trận cuồng phong. Tương tự như vậy, những người ở tâm dịch bệnh Vũ Hán lại có thái độ bình tĩnh hơn. Có thể là do họ đã đọc quá nhiều tin tiêu cực rồi, chẳng thứ gì khiến họ ngạc nhiên hơn được nữa. Hoặc cũng có thể, đây là cách họ chủ động thay đổi nhận thức về rủi ro để giảm bớt cảm xúc lo lắng khi ấy. Trái lại, những người ở bên ngoài lại có cảm giác lo sợ nhiều hơn cho thành phố này.

Lý giải nguyên nhân Covid-19 khiến cả thế giới phải lo sợ: Khi virus mang đến đại dịch sợ hãi cho toàn cầu - Ảnh 6.

Dù là lo lắng thái quá hay lo lắng quá mức thì đều có thể gây nguy hiểm

"Dù là lo lắng quá mức hay bình tĩnh quá mức, cả hai đều có thể gây nguy hiểm. Sự kỳ thị, thù địch, công kích và vu khống có thể mang đến tác hại lớn cho nhân loại. Chúng ta cần nhớ rằng khi nói đến những rủi ro, chúng ta không phải lúc nào cũng thông thái như mình tưởng đâu."

Nguồn: CGTV - Báo Dân sinh


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách khám phá thế giới bằng công nghệ

Trong thời đại số như hiện nay, du khách Gen Z đang định nghĩa lại cách chúng ta trải nghiệm và khám phá thế giới. Họ sử dụng AI để lên kế hoạch cho chuyến đi, tìm kiếm các tiện ích và dịch vụ công nghệ tại nơi lưu trú.
2

Chàng trai gốc Việt tạo ra nền tảng công nghệ khiến giới giáo sư, tiến sĩ Mỹ cực ưa chuộng: Afforai

"Tôi cho rằng, một công ty, dù thứ mà bạn cung cấp là gì, sản phẩm hay dịch vụ, nó cũng đều cần phải mang một giá trị nào đó”, Alec Nguyen nói.
3

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.
4

Cầu thủ vừa về nước đã trích tiền thưởng tặng bệnh nhân nghèo

Tiền đạo Tiến Linh có nhiều đóng góp cho các hoạt động thiện nguyện, được nhiều tổ chức, tập thể ghi nhận, cảm ơn.
5

Chàng trai thổi hồn tre thành sản phẩm tinh xảo lên đến chục triệu đồng

Dựa trên những chất liệu tre, trúc, anh Lê Ngọc Dư cho ra đời nhiều tác phẩm cầu kỳ, tinh xảo có giá trị cao.

Chuyên gia dự đoán xu hướng nổi tiếng thế giới: Virus corona tặng chúng ta “trang giấy trắng cho một khởi đầu mới”

Tôi nghĩ chúng ta nên biết ơn con virus này vì nó có thể giúp chúng ta sống sót với tư cách một loài".

Virus chỉ là 1 sứ giả đáng sợ cảnh báo sự vô cảm và 'đoạn kết' của loài người

Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc, chủ nhân của Nobel văn học 2012, đã phải kêu lên: “Những ngày tốt đẹp của nhân loại không còn nhiều nữa”.

Mẫu phụ nữ khiến đàn ông vừa yêu vừa nể

Hãy cùng khám phá xem bạn có thuộc một trong những kiểu phụ nữ đàn ông thích chinh phục để trở thành người yêu hoặc vợ tương lai không nhé!

Mách bạn loại cây trồng có thể sống khỏe mạnh trong nhà

Bạn đang tìm kiếm cây xanh cho căn hộ của mình? Có một số loại cây trồng cần ít công chăm sóc và có thể phát triển mạnh trong điều kiện ánh sáng yếu mà bạn có thể trồng trong hầu hết các không gian thiếu sáng trong nhà.

Chồng đòi chôn theo tiền bạc sau khi chết, vợ nghĩ ra cách xử lý cao tay

Bài học cuộc sống: Đứng trước yêu cầu quái gở của gã chồng tham lam ích kỷ, người vợ khôn khéo nghĩ ra 1 kế sách vừa làm theo đúng di nguyện của người đã khuất, vừa có thể hưởng lợi từ gia tài đó.

Lý do khiến mối quan hệ của cặp đôi ngày càng nhạt

Những thói quen phổ biến hàng ngày có thể ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ của các cặp đôi.

Tại sao 1 + 1 < 2? Hiệu ứng 'người ngoài cuộc' khiến cuộc sống nhiều người không khá lên nổi!

"Vô trách nhiệm tập thể" là một hiện tượng nguy hiểm thường thấy trong lối sống của đại bộ phận người trong xã hội ngày nay. Kiểu tâm lý này thường khiến mọi người trở nên "lười" vì sợ gặp phiền phức và "đùn" trách nhiệm cho người khác, dẫn đến hiệu quả công việc thấp và nhiều tai hại nguy hiểm.

Đạt-lai Lạt-ma: "Nếu có ai đó khiến bạn bị tổn thương nhiều nhất, thì đó chính là bạn"

Hầu hết các trường hợp trong đời sống, chỉ có một người khiến bạn tổn thương nhiều nhất, đó chính là bạn. Con người thường thiết lập lớp bảo mặt nạ bảo vệ riêng từ nỗi sợ hãi hay lo lắng không được yêu thương. Lớp mặt nạ càng dày, họ càng không thể cho phép mình đón nhận người có thể yêu thương họ thật lòng.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

5 câu nói người EQ cao không bao giờ "treo" cửa miệng

Kỹ năng - Đông - 18/01/2025 12:00
Đây chính là "bí quyết" giúp người EQ cao luôn được lòng mọi người.

Cùng bị đánh lén, vì sao Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng phản ứng trái ngược?

Thư giãn - Chi Chi - 18/01/2025 11:00
Liệu sự khác biệt này của Trương Tam Phong và Vô Danh Thần Tăng có đến từ thực lực hay còn nguyên nhân nào khác?

Vì sao ông chủ shop không nhận cậu bé xin việc để mua quà sinh nhật cho em?

Truyền cảm hứng - Nguyễn Duy - 18/01/2025 10:00
Cậu bé học lớp 6 ở xã Nghi Phong, thành phố Vinh (Nghệ An) đạp xe ra phố, vào một shop (cửa hàng) thời trang xin việc. Hành động đẹp của ông chủ sau đó khiến câu chuyện cuối năm kết lại ấm áp.

Từng chê bai phim Sex Education, tôi bật ngửa về cách dạy con sai lầm của mình

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 18/01/2025 09:00
Tin nhắn chỉ vỏn vẹn 3 từ của con trai nhưng khiến tôi thao thức cả đêm.

Tự do - Như chim tung cánh: Đi tìm chìa khóa của tự do thực thụ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 18/01/2025 08:00
Với những chia sẻ đầy khai mở, cuốn sách “Tự do – Như chim tung cánh” giúp người đọc xác định những trở ngại đối với tự do của họ, có thể do hoàn cảnh hoặc do bản thân họ tự áp đặt, tìm thấy lòng dũng cảm để thành thật với chính mình.

Không nên chia sẻ quá nhiều với chatbot AI

Kỹ năng - PL - 17/01/2025 12:00
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, người dùng không nên chia sẻ quá nhiều thông tin với chatbot AI, đặc biệt là những dữ liệu riêng tư.

Vì sao Giang Nam Thất Quái mất 10 năm không bằng Hồng Thất Công dạy Quách Tĩnh chỉ 1 tháng?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 17/01/2025 11:00
Vì sao 10 năm khổ luyện cùng Giang Nam Thất Quái lại không hiệu quả bằng 1 tháng học nghệ với Hồng Thất Công?

Nhiều người Việt trẻ lướt mạng xã hội hơn 3 giờ mỗi ngày

Phong cách sống - Ngọc Hiền - 17/01/2025 10:00
Báo cáo "Cuộc sống số của người Việt Nam" của Q&Me cho thấy, có đến 51% người trẻ trong độ tuổi 18 - 29 tuổi dành trên 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội.

Trong 'Tây Du Ký' 4 đồ đệ của Đường Tăng đều phạm luật trời vì sao Bồ Tát vẫn chọn?

Từ sách - Phim - Tùng Lâm - 17/01/2025 09:00
Trong "Tây Du Ký", Đường Tăng đã thu nhận 4 đệ tử. Cả 4 người này đều phạm luật trời và được Quan Âm "chỉ điểm" trước khi theo Đường Tăng đi thỉnh kinh.

Sếp tồi - 3 cách để bạn không còn cảm thấy vội vã, hối hả mỗi dịp cuối năm

Từ sách - Phim - TĐ - 17/01/2025 08:00
Bạn có thấy gần cuối năm và lịch làm việc của bạn không một khoảng trống?  Cuối tuần rồi mà bạn vẫn không được nghỉ ngơi? Bạn có cảm thấy áp lực khi phải hoàn tất mọi việc trước khi kết thúc năm không?

Lo ngại TikTok bị cấm ở Mỹ, người dùng đổ xô tải app 'bản sao': Xiaohongshu

Kỹ năng - Vũ Anh - 16/01/2025 12:00
Đây một ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến ở Trung Quốc nhưng ít được biết đến bên ngoài đất nước.

Nhà khoa học cấp cao Nvidia ngỡ ngàng vì video robot hình người của Engine AI

Thư giãn - Sơn Vân - 16/01/2025 11:00
Engine AI hy vọng tận dụng được sự quan tâm với các robot hình người của mình bằng cách giảm giá trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt tại Trung Quốc.

Nguyên tắc dụng quân của Sếp giỏi: Trọng ‘Nhân tài’ - không cần tìm ‘Nô tài’

Suy ngẫm - Diệu Đan - 16/01/2025 10:00
Nhìn chung, ở nơi làm việc, giữ quy tắc, mới có được sự tin tưởng; có nguyên tắc, mới đáng để giao phó. Cho dù là công việc hay cuộc sống, việc "làm cho người khác cảm thấy yên tâm" là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của một cá nhân.

Xem phim Sex Education, tôi đúc rút bài học quý báu để dạy con trai

Từ sách - Phim - Mỹ Hạnh - 16/01/2025 09:00
Bộ phim Sex Education đã truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái.

Con đường chuyển hóa - Để không trở thành nạn nhân của vọng tưởng

Từ sách - Phim - Quìn - 16/01/2025 08:00
Khi đối diện một vấn đề, ta thường hay tự mình suy diễn, tưởng tượng đủ thứ, để rồi phiền não, đau buồn vì cái tưởng của mình. Nhưng ít ai nhận ra rằng, cái mà ta thấy chỉ là ảo ảnh do tâm tạo nên chứ không phải cái biết chân thật của mình.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 18/01/2025