Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín qua đời vào rạng sáng 4.1.2020 sau một giấc ngủ. Cuộc ra đi không hẹn trước của ông khiến cho nhiều người bàng hoàng thương xót. Trong những ngày tang lễ của NSƯT Nguyễn Chánh Tín tên bộ phim Ván bài lật ngửa và nhưng người làm nên thành công của bộ phim cũng được công chúng liên tục nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Thành công của bộ phim Ván bài lật ngửa là công sức của một tập thể nhưng có thể nói dấu ấn của bộ ba Trần Bạch Đằng - Lê Hoàng Hoa - Nguyễn Chánh Tín để lại trong phim là rất lớn. Sự kết hợp tuyệt vời của họ đã giúp cho nhân vật đại tá tình báo cách mạng Nguyễn Thành Luân từ trang sách bước lên màn ảnh và trở nên bất tử.
Nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín trong vai đại tá Nguyễn Thành Luân
Nhà văn Trần Bạch Đằng (1926 – 2007) tên thật là Trương Gia Triều, tên gọi thân mật theo cách của người Nam bộ là “chú Tư Ánh". Ông quê ở Rạch Giá (tỉnh Kiên Giang), là cháu nội nhà chí sĩ yêu nước Trương Gia Mô (còn gọi là cụ Nghè Mô). Ngoài vai trò là nhà hoạt động chính trị, ông là một nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo, nhà biên kịch. Di sản ông để lại cho hậu thế là hàng loạt tác phẩm văn học nghệ thuật gồm kịch, tiểu thuyết, thơ, trong đó có 3 kịch bản điện ảnh gồm Ông Hai Cũ, Dòng sông không quên, Ván bài lật ngửa, và nổi bật nhất là kịch bản phim Ván bài lật ngửa.
Ở lịch vực văn chương và báo chí Trần Bạch Đằng dùng các bút danh như Hưởng Triều, Nguyễn Hiểu Trường, Nguyễn Trương Thiên Lý, Trần Quang…Dưới bút danh Nguyễn Trương Thiên Lý nhà văn Trần Bạch Đằng viết cuốn tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm vào những năm 1980 - 1982.
Cố nhà văn, nhà báo nhà biên kịch Trần Bạch Đằng
Giữa biển giáo rừng gươm là câu chuyện là lấy nguyên mẫu quá trình hoạt động trong lòng địch của nhà tình báo Phạm Ngọc Thảo và nhân vật tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 420 của quân giải phóng như chui sâu vào ngũ địch dưới vỏ bọc đại tá Nguyễn Thành Luân của quân đội VNCH. Sách còn ở dạng bản thảo chưa xuất bản.
Cuốn tiểu thuyết Giữa biển giáo rừng gươm có lẽ sẽ mãi mãi la tác phẩm văn học đề tài chiến tranh tình báo như rất nhiều cuốn tiểu thuyết thời đó, thế nhưng sau khi được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh có tên Ván bài lật ngửa tác phẩm trở nên nổi tiếng hơn bao giờ hết.
Dưới bàn tay tài ba của của đạo diễn Lê Hoàng Hoa (Khôi Nguyên) và diễn xuất xuất thần của dàn diễn viên nổi tiếng thời đó như Nguyễn Chánh Tín, Thương Tín, Thúy An, Thanh Lan bộ phim dài 8 tập đã thành công vang dội. Từ hiệu ứng này, đến năm 1986 nhà văn Trần Bạch Đằng đã lấy tên Ván bài lật ngửa để đặt tên cho tác phẩm của mình. Sách được NXB Trẻ ra mắt bạn đọc cùng năm cũng trở thành tác phẩm bán chạy nhất.
Bìa cuốn sách "Ván bài lật ngửa" (NXB Trẻ. 1986)
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa tên thật là Đoàn Lê Hoa, sinh năm 1933 tại Huế (có tài liệu ghi nơi sanh là Nha Trang). Thuở nhỏ, ông học tại trường Saint Pierre, lớn lên học trường Khải Định – Huế. Sau đó, nhờ thi đậu học bổng của International Cooperation Administration (ICA), ông sang Mỹ du học về điện ảnh, tại thành phố Clarkesville, tiểu bang Georgia Mỹ.
Lê Hoàng Hoa về nước năm 25 tuổi. Lúc đầu ông làm việc theo hợp đồng đã ký với ICA, đảm trách đạo diễn phim thời sự tài liệu ngoài Trung. Hai năm sau, vào năm 1960 khi hết hợp đồng với ICA, ông rời Huế vào Sài Gòn cộng tác với Trung tâm điện ảnh lúc bấy giờ vừa thành lập xong.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa
Ông thực hiện phim tài liệu đầu tiên Cảnh đẹp miền Nam trên màn ảnh đại vĩ tuyến, dài 32 phút. Tiếp đó ông hoàn thành phim 11 giờ 30. Đến Chân trời tím thì danh tiếng và tài năng của ông vượt lên hàng đầu trong giới các đạo diễn trẻ đương thời. Ông thực hiện thêm một loạt phim khác (trước 75) như: Điệu ru nước mắt, Gác chuông nhà thờ, Con ma nhà họ Hứa, Vết thù trên lưng ngựa hoang, Bẫy ngầm, Năm hiệp sĩ bất đắc dĩ, Triệu phú bất đắc dĩ, Người chồng bất đắc dĩ.…
Sau năm 1975 cuộc sống của đạo diễn Lê Hoàng Hoa bị xáo trộn. Ông không được mời tham gia làm phim vì quan niệm ông là người của "chế độ cũ". Giữa lúc mọi thứ tưởng chừng như bế tắc thì nhà văn Trần Bạch Đằng xuất hiện mời ông tham gia đạo diễn cho bộ phim về đề tài chiến tranh tình báo. Theo nhà văn Trần Bạch Đằng thì Lê Hoàng Hoa là người có chuyên môn cao được đào tạo bài bản về điện ảnh ở Mỹ am hiểu về đời sống ở miền Nam trước năm 1975 nên rất phù hợp với dự án phim của ông.
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa trên phim trường
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã nhận lời hợp tác. Ban đầu kịch bản bộ phim có tên gốc là Giữa biển giáo rừng gươm, nhưng qua sự góp ý của Lê Hoàng Hoa, Trần Bạch Đằng đã đồng ý đổi tên là Ván bài lật ngửa. Phim do Xí nghiệp phim Tổng hợp TP.HCM sản xuất chính thức bấm máy từ tháng 6 năm từ 1982 đến năm 1987 hoàn thành 8 tập 3 phần gồm phần 1: Đứa con nuôi vị giám mục. Phần 2: Quân cờ di động. Phần 3: Phát súng trên cao nguyên, Phần 4: Cơn hồng thủy và bản tango số 3. Phần 5: Trời xanh qua kẽ lá, Phần 6: Lời cảnh cáo cuối cùng. Phần 7: Cao áp và nước lũ, Phần 8: Vòng hoa trước mộ.
Khi xây dựng bộ phim Ván bài lật ngửa, đạo diễn Lê Hoàng Hoa đã chỉnh sửa rất nhiều chi tiết trong bản thảo cuốn sách của nhà văn Trần Bạch Đằng. Trên thực tế phần nội dung trong phim chỉ là một phần đầu của tiểu thuyết. Nhiều tình tình tiết, nhân vật trong phim không hề có trong nguyên tác tiểu thuyết như trùm tình CIA Gã đầu bạc, Bảy Cầu Muối...
Đạo diễn Lê Hoàng Hoa và vợ - ca sĩ Phương Hồng Loan
Sau khi phát hành xong tập 1 của, ekip thực hiện nhận thấy vai nam chính chưa đủ sức hút để thể hiện nhân vật đại tá Nguyễn Thành Luân vì vậy đạo diễn Lê Hoàng Hoa và nhà biên kịch Trần Bạch Đằng quyết định chọn một gương mặt mới hơn. Người được đạo diễn Lê Hoàng Hoa đề xuất là diễn viên trẻ tên tuổi chưa nổi lắm là Nguyễn Chánh Tín nhưng theo Lê Hoàng Hoa thì "diễn xuất của Chánh Tín chân thật, tự nhiên và có một nét gì đó khác người".
Giai thoại kể rằng thời điểm đó Nguyễn Chánh Tin đang bị bắt giam vì tội vượt biên. Bằng uy tín của mình nhà văn Trần Bạch Đằng đã tìm cách cứu Nguyễn Chánh Tín ra. Và quyết định này hoàn toàn chính xác. Sự xuất hiện của diễn viên trẻ với gương mặt điển trai lịch lãm cùng nụ cười bí hiểm ngang tàng đã đem lại sự thành công lớn cho bộ phim. Vai đại tá Nguyễn Thành Luân cũng trở thành vai diễn để đời cho nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín.
Nghệ sĩ Chánh Tín và Thương Tín trong phim "Ván bài lật ngửa"
Sau thành công của Ván bài lật ngửa, ông tiếp tục cho ra đời những bộ phim đáng chú ý như Đằng sau một số phận, Vĩnh biệt mùa hè, Tình nhỏ làm sao quên, Vĩnh biệt Cali, Lệnh truy nã, Tây Sơn hiệp khách…Bộ phim cuối cùng của Lê Hoàng Hoa là Tình nhỏ làm sao quên chuyển thể từ truyện cùng tên của nhà văn Đoàn Thạch Biền.
Về đời tư đạo diễn Lê Hoàng Hoa có hai đời vợ, người vợ trước của ông là nữ ca sĩ Phương Hồng Loan và hai con tên Khôi và Nguyên, vợ và hai con trai ông mất tích ngoài biển khi đi vượt biên. Năm 1979 ông bị bắt tội vượt biên, bị giam tại Bến Tranh thuộc tỉnh Bến Tre (ông lấy bút danh Khôi Nguyên là để tưởng niệm cho hai con của mình).
Ông kết hôn lần hai với ca sĩ Trúc Quỳnh, người hát ca khúc Đêm đông trong phim Ván bài lật ngửa cũng là con gái duy nhất là Michelle Quỳnh Anh. Năm 1995, ông cùng gia đình vợ sang định cư tại Ba Lan. Những năm cuối đời ở về lại và mất ở đây vào năm 2012.
Xem lại phần 3 Ván bài lật ngửa Phát súng trên cao nguyên:
Tiểu Vũ