Ngày xuân tìm hiểu tranh dân gian Nam Bộ

Tiểu Vũ01/02/2025 13:00
Ngày xuân tìm hiểu tranh dân gian Nam Bộ

Tranh dân gian Nam Bộ” của Huỳnh Thanh Bình được xem là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về nghệ thuật hội họa truyền thống của các thế hệ cha ông ở vùng đất phương Nam.

Tranh dân gian Nam Bộ có lịch sử phát triển từ rất sớm, nhưng cho đến nay vẫn còn ít người được chiêm ngưỡng đầy đủ bộ sưu tập về dòng tranh này. Do tính chất lưu truyền trong dân gian, các tư liệu về tranh dân gian Nam Bộ còn hạn chế, gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc đưa ra cái nhìn toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của dòng tranh này trong đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ.

Với mong muốn "giải mã" những thông điệp ẩn chứa trong từng bức tranh dân gian Nam Bộ, nhà nghiên cứu trẻ Huỳnh Thanh Bình đã dành nhiều thời gian tìm hiểu và sưu tầm được nhiều bức tranh dân gian quý giá. Từ đó, anh đã bén duyên với dòng tranh đặc biệt này.

Con đường đưa Huỳnh Thanh Bình đến với lĩnh vực nghiên cứu nghệ thuật tạo hình dân gian Nam Bộ bắt đầu từ đam mê sưu tầm tranh dân gian. Tuy nhiên, khi đi sâu tìm hiểu, anh đã phát hiện ra những điều thú vị trong mỗi nét vẽ và những thông điệp mà người xưa gửi gắm trong đó. Điều này đã thôi thúc anh tập hợp và sắp xếp chúng thành một bộ sưu tập khá đầy đủ, được giới thiệu trong cuốn sách Tranh dân gian Nam Bộ.

Cuốn sách này sẽ đưa bạn đọc khám phá 5 loại hình tranh dân gian phổ biến ở Nam Bộ, bao gồm: tranh mộc bản, tranh minh họa vẽ trên giấy, tranh cuộn Phật giáo, tranh kiếng và tranh gói. Ngoài ra, cuốn sách còn có một chương phụ lục với nhiều hình ảnh về tranh dân gian Nam Bộ.

20250126_194628.jpg
Sách do NXB Tổng hợp TP.HCM ấn hành tháng 1.2025

Tác phẩm của Huỳnh Thanh Bình dẫn dắt người xem bước vào thế giới tranh dân gian với các hình tượng thần linh, ma quỷ, Phật, Bồ Tát... Trong bộ sưu tập của anh còn có nhiều tranh mô tả hình tượng các tầng lớp người trong xã hội như sĩ - nông - công - thương cùng những hình thái lao động, sinh hoạt quen thuộc của người dân Nam Bộ xưa. Đó là những nét vẽ mô tả cảnh quan sông núi, ao hồ, đồng ruộng, làng mạc, cầu đường, ghe thuyền, xe cộ… Những bức tranh dân gian này mang đến cho người xem cái nhìn gần gũi hơn về con người Nam Bộ xưa thông qua ý tưởng sáng tạo rất đa dạng của họ.

fff.jpg
Tranh mộc bản - Thần Hổ trấn trạch và bùa nêu

Đầu tiên là tranh mộc bản, loại tranh này ra đời để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng trong các lễ tiết thường niên và các lễ nghi cầu cúng không định kỳ. Bùa nêu - trấn trạch, còn được gọi là Linh phù trấn trạch hay “Bùa nêu ông cọp”, cũng như bộ tranh cúng ông Táo, theo tục lệ, mọi nhà đều sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán.

Tương tự, bộ tranh đồ thế cũng được sử dụng trong lễ cúng hành khiển - hành binh trong dịp Tết và trong lễ nhương căn đổi đốt cho trẻ con dưới 12 tuổi, cúng bà Thượng Động, bộ tranh cúng Đàng dưới… Loại tranh mộc bản in trong kinh sách nhà Phật còn lưu hành ở một số chùa, không thuộc nguồn gốc bản xứ. Hiện nay, tranh in mộc bản thủ công đã được thay thế bằng các bộ tranh in công nghiệp.

ee.jpg
Quan Ân - tranh minh họa vẽ trên giấy (tranh xăm hình)

Cuốn sách cũng giúp người xem hiểu thêm về dòng tranh minh họa vẽ trên giấy của người Nam Bộ, trong đó có bộ tranh xăm hình. Đây là tranh dùng để bói xăm mà "lời bàn" là những bức tranh minh họa về các cảnh đời may rủi, hanh thông phát đạt hay hoạn nạn trắc trở (gồm 100 bức). Tiếp theo là bộ tranh minh họa sách Cao ly đầu hình (đây là tập sách xem duyên phận và tương lai của những cặp đôi trai gái, vợ chồng dựa trên sự kết hợp của can và chi của họ). So với loại tranh mộc bản nói trên có niên đại cổ xưa hơn, loại tranh này có lẽ ra đời vào những thập niên đầu của thế kỷ 20 bởi vật liệu là giấy báo.

capture-20250130-165806.png
Tranh minh họa sách Cao ly đầu hình

Về tranh cuộn Phật giáo (loại tranh vẽ trên giấy mô tả các đối tượng được lễ bái trong các nghi lễ của Phật giáo, dùng để thiết lập các đàn lễ khi tiến hành các nghi lễ thuộc khoa nghi nhà Phật, cả nghi lễ tại gia của tín đồ lẫn các nghi lễ lớn tổ chức nơi tự viện). Hoạt động này gọi là Ứng phú khởi đi từ giữa thế kỷ 19, loại tranh cuộn Phật giáo có lẽ cũng khởi phát sau mốc thời gian đó. Theo thời gian, loại tranh vẽ trên giấy "bổi" dễ hư hỏng và được thay thế bằng những bức vẽ mới. Đến nay, những tranh vẽ mà tác giả sưu tầm được có niên đại cổ nhất từ 1940 - 1950 - 1960. Hiện nay, rất hiếm chùa còn bảo quản loại tranh cuộn truyền thống và chúng đã được thay thế bằng tranh in (canvas, hiflex).

phat.jpg
Tranh cuộn Phật giáo - Phật A Di Đà

Về dòng tranh kiếng, tác giả cho biết, tranh xuất hiện từ đầu thế kỷ 20, khởi đầu từ Chợ Lớn, Lái Thiêu, sau đó lan tỏa khắp Nam Bộ. Dòng tranh này có cả trong cộng đồng người Việt - Hoa - Khmer như tranh kiếng Chợ Lớn, tranh kiếng Lái Thiêu, tranh kiếng Mỹ Tho, tranh kiếng Gò Công, tranh kiếng Chợ Trạm, tranh kiếng Chợ Mới (An Giang), tranh kiếng Tây Ninh, tranh kiếng Khmer.

gggg.jpg
Trai gái nhân duyên - tranh dân gian Nam Bộ

Trong tranh dân gian Nam Bộ còn có một loại tranh rất độc đáo là tranh gói. Đây là loại tranh đắp nổi bằng vải, một dạng phù điêu thấp xuất phát từ Sa Đéc, khoảng năm 1948, rồi lan rộng ra các địa phương khác. Thời đó, người ta gọi là tranh gói hoặc tranh nổi. Ban đầu, tranh gói là tranh chân dung, rồi dần dần mở rộng ra các loại tranh thần, Phật, Bồ Tát và sau đó là tranh cảnh vật biểu đạt ý nghĩa chúc tụng cát tường như ý, điển tích có nội dung khuyến giáo như truyện thơ "Thoại Khanh - Châu Tuấn" hay "Phạm Công - Cúc Hoa".

kkk.jpg
Gia đình hạnh phúc - tranh dân gian Nam Bộ

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ quý báu từ các bậc trưởng thượng, các nghệ nhân lão thành, HT Thích Tâm Giác (chùa Trường Thọ, Q.Gò Vấp, TP.HCM), HT Thích Phước Quang (chùa Phụng Sơn, Q.11), TT Thích Huệ Viên (chùa Giác Viên, Q.11), ông Nguyễn Đại Phúc, ông Nguyễn Văn Kiệt, ông Trương Ngọc Tường, ông Lưu Kim Chung, ông Đỗ Tam Quốc và một số bạn hữu… Đặc biệt, người đồng hành chỉ dẫn tận tình và tỉ mỉ cho tác giả chính là bố của anh - nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng.

Tranh dân gian Nam Bộ chủ yếu là tranh thờ, là vật phẩm cúng tế hay trần thiết các đàn lễ thực hành khoa nghi của nhà Phật và minh họa các văn bản chiêm đoán vận mệnh mà ngày nay chúng được liệt vào mê tín. Chính vì vậy, chúng khó được coi là tác phẩm mỹ thuật theo đúng nghĩa của từ này. Nhưng ở góc độ văn hóa, chúng ta có thể xem dòng tranh này là di sản quý giá của thế hệ tiền nhân truyền lại.

Trải qua bao thăng trầm biến thiên của thời cuộc, những bức tranh này vẫn âm thầm lưu truyền trong đời sống của người dân vùng đất Nam Bộ.

 

Về tác giả:

Huỳnh Thanh Bình sinh năm 1985, hiện công tác tại Bảo tàng TP.HCM.

Tốt nghiệp cử nhân Xã hội học, Đại học Tôn Đức Thắng (2007); Tốt nghiệp cử nhân Tiếng Anh, Đại học Tôn Đức Thắng (2012); Tốt nghiệp thạc sĩ Văn hóa học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM (2019).

Các tác phẩm đã xuất bản: Tranh kiếng Nam Bộ (2013); Biểu tượng thần thoại về chư thiên và linh vật Phật giáo (2018, Tái bản 2024); Tranh tường Khmer Nam Bộ (2020); Quy pháp đồ tượng Hindu và Phật giáo Ấn Độ (2021); Tranh dân gian Nam Bộ (2024).

Đã công bố trên 100 bài viết về văn hóa thế giới, mỹ thuật Phật giáo, mỹ thuật Việt Nam và văn hóa dân gian trên Nguyệt san Giác Ngộ, Kiến thức ngày nay, Kiến trúc nhà đẹp, tạp chí Cẩm Thành…

 

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Người dân hào hứng chụp hình bên dàn pháo lễ được lắp đặt ở bến Bạch Đằng

Chiều 7-4, không khí tại khu vực công viên bến Bạch Đằng (quận 1, TPHCM) trở nên náo nhiệt khi hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về chiêm ngưỡng, chụp hình cùng dàn pháo lễ được lắp đặt tại đây.
2

TP.HCM bắn pháo hoa tại 30 điểm đêm 30.4

Ngoài 2 điểm tầm cao tại khu vực đường hầm sông Sài Gòn và Đền Bến Dược, TP.HCM còn tổ chức bắn pháo hoa tại 28 điểm khắp các quận, huyện trong đêm 30.4.
3

Hợp luyện diễu binh, diễu hành phục vụ lễ 30-4 tại sân bay Biên Hòa

Sáng 11.4, tại sân bay Biên Hòa, Tiểu ban diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tổ chức chương trình hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ nhất với sự tham gia của các khối quân đội, công an.
4

Thông tin cần biết khi xem diễu binh, diễu hành tại TP.HCM ngày 30-4

Lễ diễu binh, diễu hành mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30-4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) và tại lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất, cùng thời điểm chương trình lễ kỷ niệm.
5

Nhạc Trịnh Công Sơn: Khi ca từ không chỉ để hát mà còn là triết lý sống

Nhạc Trịnh Công Sơn không chỉ để hát để nghe mà còn là một cách sống, một hành trình tâm tưởng, nơi ca từ có thể đọc như thơ, nghĩ như triết và thấm như đời.

Phim Tết Ất Tỵ: Trấn Thành thắng lớn, Thu Trang được khen

Phim "Bộ tứ báo thủ" của Trấn Thành lập kỷ lục doanh thu, nhưng phim "Nụ hôn bạc tỷ" của Thu Trang mới là phim tết được khen nhất.

Xem kịch 'Tóc mai sợi vắn sợi dài' để hoài niệm về tình người thế hệ xưa

Nếu so với nhiều thập niên trước, quan niệm sống và nhịp sống ngày nay đã khác đi rất nhiều. Có những thứ không còn phù hợp, nhưng cũng có nhiều giá trị xưa không còn nguyên vẹn đã tạo nên sự tiếc nuối cho nhiều người các thế hệ.

Biển người chen chân xem linh vật rắn dài 50m ở đường hoa Nguyễn Huệ

Tối 27/1 (nhằm ngày 28 Tết), đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 chính thức mở cửa đón người dân và du khách vào thưởng lãm, du xuân.

Hà Nội hủy trình diễn drone hỏa thuật trong chương trình đón Giao thừa

Ban tổ chức quyết định dừng phần trình diễn ánh sáng bằng thiết bị bay không người lái (drone) để đảm bảo sự thành công của chương trình.

Đường sắt ra mắt ‘Chuyến tàu Xuân’ vào đêm Giao thừa

Hành khách có vé tàu đi trên “Chuyến tàu Xuân” sẽ được tham gia nhiều trải nghiệm thú vị, hấp dẫn trên suốt hành trình.

Chi tiết 15 điểm bắn pháo hoa mừng Tết Ất Tỵ 2025 ở TP.HCM

TP.HCM bắn pháo hoa 15 vị trí, trong đó có 2 điểm tầm cao, 13 điểm tầm thấp vào thời khắc chuyển giao năm Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.

Đêm giao thừa, Hà Nội sẽ có màn trình diễn drone hỏa thuật kỷ lục thế giới

Sự kiện văn hóa đặc biệt chào đón xuân Ất Tỵ 2025 với màn trình diễn drone hỏa thuật lớn nhất thế giới, được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn với người dân Thủ đô và cả nước trong đêm giao thừa.

Gia hạn thời gian chấm và trao giải cuộc thi 'Chạm đến tương lai cùng Metro'

Để mở rộng thêm cơ hội cho các nhà sáng tạo nội dung, ban tổ chức cuộc thi quyết định gia hạn thời gian chấm giải và trao giải của cuộc thi. Theo đó, hạn chót nộp bài dự thi được kéo dài đến 23 giờ 59 phút ngày 18/2/2025.

Chàng trai đi xe đạp Thống Nhất từ Hà Nội vào TP.HCM để xem lễ diễu binh 30/4

Phong cách sống - Hải My - 15/04/2025 13:00
Hành trình đạp xe từ Hà Nội vào TP.HCM của anh chàng này thu hút cả triệu người theo dõi.

Sức khoẻ ở người trung niên là KPI quan trọng nhất, luôn có sẵn ‘plan B’ khi thất nghiệp

Suy ngẫm - Mini - 15/04/2025 12:00
Chiến lược của người trung niên không phải là "liều ăn nhiều", mà là "chắc từng bước, thắng từng chặng".

Phát triển nghề nghiệp

Blog GS John VU - GS John Vu - 15/04/2025 12:00
Mọi năm, tôi đều nhận được nhiều emails từ các sinh viên đã tốt nghiệp hỏi lời khuyên về nghề nghiệp của họ.

Nhóm nạn nhân đầu tiên của DeepSeek - Chuyên gia chỉ cách sống sót trong thời đại AI

Kỹ năng - Trang Đào - 15/04/2025 11:00
AI có thay thế công việc của chúng ta không?" - đó là câu hỏi đặt ra khi DeepSeek ra đời, đánh dấu bước tiến mới của công nghệ AI.

"Copy & Paste" sắp trở thành chuyện của quá khứ, Gen Alpha đang mở ra một kỷ nguyên mới

Phong cách sống - Trang Vũ - 15/04/2025 10:00
Thế hệ này hứa hẹn sẽ mang đến những sáng tạo đột phá.

Đường vào thiền - Hạt giống thuần khiết bên trong mỗi người sẽ nảy nở

Từ sách - Phim - Thu An - 15/04/2025 09:00
Có thể, nhiều người đã biết về thiền, tìm hiểu, trải nghiệm thiền. Nhưng nếu đọc “Đường vào thiền” của Osho, bạn sẽ nhận ra những chiều kích rất riêng, rất khác biệt, rất thâm sâu của Osho về thiền.

Xem phim 'Sex Education', tôi quyết dạy con 'Chọn bạn mà chơi'

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 15/04/2025 08:00
Tình bạn như một ngọn gió, có thể đưa con vươn xa hoặc cuốn con vào những lối mòn khó quay lại.

7 thói quen của nhiều người có thể "hạ đo ván" sức khỏe bất cứ lúc nào

Kỹ năng - Mỹ Diệu - 14/04/2025 13:00
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta luôn vô tình hình thành một số thói quen nhỏ và có thể bạn đang đắm chìm trong những thói quen đó. Nhưng những hành động nhỏ giúp bạn cảm thấy sảng khoái trong chốc lát thực chất có thể tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe.

Choáng váng trước cơn bão sa thải, nhớ ‘xốc’ lại tinh thần với lời dặn của Tư Mã Ý

Suy ngẫm - Diệu Đan - 14/04/2025 12:00
Tư Mã Ý xác thực là một đời thành công, không còn gì có thể nghi ngờ nữa. Cuộc đời ông chính là minh chứng của câu nói: Người trụ tới cuối cùng, đứng trên vạn người, chính là người khôn ngoan nhất.

Google thử nghiệm "Chế độ AI": Hỏi đáp phức tạp, đa chiều như ChatGPT

Kỹ năng - Nghĩa Nguyễn - 14/04/2025 11:00
Google đang thử nghiệm một tính năng mới đầy tham vọng cho công cụ tìm kiếm của mình mang tên "Chế độ AI" (AI Mode).

Trong nỗi đau khi con gái bị sát hại, nữ diễn viên Bạch Băng Băng vẫn lan tỏa cách giáo dục nhân văn

Truyền cảm hứng - Bảo Tín - 14/04/2025 10:00
Bà đã trải qua 7 năm kiếm con thất bại dù nỗ lực 16 lần thụ tinh nhân tạo, sau khi con gái đầu lòng chết.

Xem "Sex Education", nhận ra lâu nay mình đã sống quá hời hợt, thiếu suy nghĩ cho bản thân

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 14/04/2025 09:00
Bộ phim này đã giúp tôi thoát khỏi một sai lầm chí mạng đến từ những áp lực của gia đình và xã hội.

Đường vào Thiền - Trở về với chính mình bằng thiền định

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 14/04/2025 08:00
“Đường vào Thiền” (The path of meditation) là cuốn sách tổng hợp những bài giảng của Osho trong một khóa thiền 3 ngày do ông hướng dẫn, hướng dẫn người đọc cách thực hành đúng đắn nhất, hướng đến con đường trở về cái tỉnh thức của chính mình.

Cú hích mới của Amazon trong cuộc đua ứng dụng tạo video bằng AI

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 13/04/2025 13:00
Amazon vừa công bố bản nâng cấp mới nhất cho Nova Reel, mô hình AI tạo video đầu tiên của hãng, với khả năng tạo ra các đoạn phim dài tới hai phút, gồm nhiều cảnh quay liên tục và phong cách nhất quán.

Thông tin cần biết khi xem diễu binh, diễu hành tại TP.HCM ngày 30-4

Giải trí - Đồ họa NGỌC THÀNH - 13/04/2025 12:00
Lễ diễu binh, diễu hành mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30-4 trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) và tại lễ đài chính phía trước Hội trường Thống Nhất, cùng thời điểm chương trình lễ kỷ niệm.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 16/04/2025