Muôn kiếp nhân sinh 3 – Kỳ 3: Hãy cho mọi người một cơ hội làm điều tử tế

Quang Thanh18/06/2023 09:00
Muôn kiếp nhân sinh 3 – Kỳ 3: Hãy cho mọi người một cơ hội làm điều tử tế

“Vậy theo anh, làm sao để xây dựng một xã hội vững chắc hơn?” 

Muôn kiếp nhân sinh 3 Kỳ 1: Khi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là… gia tăng lợi nhuận
Muôn kiếp nhân sinh 3 – Kỳ 2: Đừng để giới trẻ mất kết nối với gia đình

Phải bắt đầu từ gia đình

Farnum tiếp tục: “Để xây dựng một xã hội lành mạnh, chúng ta cần bắt đầu từ căn bản, từ gốc rễ là gia đình. Một cái cây cần phải có rễ bám sâu xuống lòng đất thì mới phát triển được. Tại sao những người trẻ hiện nay lại không vững vàng được như xưa? Vấn đề không hoàn toàn nằm ở họ mà nằm ở gia đình. Bổn phận của cha mẹ là dạy dỗ con cái biết hiếu thảo, trở thành công dân lương thiện, yêu thương gia đình, hướng về tổ quốc, bảo vệ quốc gia, xây dựng và làm những điều có ích cho đất nước. Khi gia đình đổ vỡ, khi vợ chồng không hòa thuận, những cuộc cãi vã liên tục nổ ra thì làm sao con cái có thể noi theo và ngoan ngoãn được?

Các bậc làm cha mẹ phải ý thức rõ trách nhiệm giáo dục, định hướng con cái chứ không thể giao cho bất kỳ ai khác được. Nếu con cái được dạy từ nhỏ để phát triển nhân cách theo đúng hướng thì khi lớn lên chúng có thể vượt qua thử thách, không bị lung lay bởi tiền bạc, địa vị, sắc đẹp hay danh vọng. Ngày nay, một số chuyên gia tâm lý kêu gọi phải cho con trẻ tự do phát triển theo bản tính của chúng. Tôi không phản đối điều này, nhưng tự do đâu phải là tùy ý muốn làm gì thì làm. Trẻ con mà không được dạy dỗ từ nhỏ, phó mặc chúng phát triển theo ý thích thì chỉ khiến chúng trở nên vô cảm rồi hư hỏng mà thôi.

Tôi góp ý: “Vẫn biết thế, nhưng trong hoàn cảnh ngày nay, ít gia đình nào có thể sống thoải mái với một nguồn thu nhập. Cả chồng lẫn vợ đều phải làm việc mới đủ sống, vì vậy việc đòi hỏi họ dành nhiều thời giờ dạy dỗ con cái là cả một vấn đề lớn.”

Farnum phản đối: “Nhưng không nhất thiết ai cũng phải bỏ hết thời gian để kiếm tiền. Dù bận rộn thế nào, nếu muốn, cha mẹ vẫn có thể dành thời giờ để tìm hiểu và thông cảm với con cái. Khi sinh con, đâu cha mẹ nào muốn con mình trở nên hư hỏng nhưng nhiều người đã ‘khoán’ việc giáo dục quan trọng này cho trường học. Trường học chỉ có thể dạy kiến thức phổ thông, còn căn bản đạo đức làm người thì chỉ cha mẹ mới có thể dạy dỗ và định hướng được. Con trẻ đều học từ cha mẹ, cha mẹ hành động ra sao, con trẻ học theo như thế.

Nếu không dành thời gian dạy dỗ, lắng nghe, để hiểu biết và cảm thông với con cái từ khi còn nhỏ, thì làm sao cha mẹ biết khi con cái lớn lên cần những gì? Tại sao thanh niên ngày nay thường có khuynh hướng độc lập, nổi loạn và không vâng theo lời cha mẹ? Tại vì cha mẹ đâu biết gì về con cái, đâu biết chúng nghĩ gì, làm gì, hay có vấn đề gì. Vì cha mẹ không dạy gì cho con nên con chỉ học qua bạn bè và các trang mạng xã hội. Đám trẻ học rằng người thành công là người có thể kiếm nhiều tiền, do đó họ sẵn sàng làm mọi chuyện chỉ để có tiền, bất chấp tốt xấu. Họ học rằng nếu muốn nổi tiếng thì phải làm theo các ngôi sao điện ảnh hay những người đang tạo ảnh hưởng trên mạng xã hội. Do đó họ mua sắm, chưng diện, nói năng bừa bãi như những người này.

Thay vì đọc các sách vở có giá trị, họ chỉ đọc những bình luận, tin nhắn trên mạng xã hội và “chat” với những người xa lạ vì họ đâu có thể trò chuyện, đối thoại thân tình với cha mẹ mình được nữa. Đó chính là tình trạng mất kết nối nghiêm trọng trong giáo dục các gia đình hiện nay trên thế giới.

Mọi sự thay đổi phải xảy ra từ bên trong

Tôi tán thành và nói thêm: “Anh nói đúng, tôi thấy ngày nay đại đa số người trẻ ít để ý đến các biến cố trên thế giới, nếu so với những người thuộc thế hệ trước. Bạn tôi, một giáo sư đại học, đã phải than rằng phần lớn sinh viên chỉ xem tin tức qua Facebook, Twitter, TikTok, YouTube hay WeChat... Họ chỉ quan tâm tới cái mà những người trẻ như họ đang làm trên mạng xã hội. Họ ngày càng trở nên vô cảm, không còn ham tìm tòi để gia tăng hiểu biết và chỉ chạy theo vật chất hay các xu thế nhất thời. Người ta vẫn tin rằng nhờ Internet mà người trẻ kết nối với nhau nhiều hơn nhưng thật ra đa số kết nối qua các ứng dụng công nghệ chỉ mang tính hào nhoáng bề ngoài và thiếu chân thật.”

Farnum lộ vẻ ưu tư: “Tại sao tiêu chuẩn đạo đức của thế giới lại xuống cấp như thế? Phải chăng vì mọi người chỉ biết chạy theo tiếng gọi của tiền bạc, danh vọng chứ không hề để tâm đến nền giáo dục? Ngay như các trường học cũng cạnh tranh với nhau để có càng nhiều học sinh ghi danh càng tốt, mục đích là để kiếm được nhiều tiền còn chất lượng giáo dục tốt xấu ra sao thì ít ai quan tâm. Đó là chưa kể đến việc trường học đua nhau tăng học phí mỗi năm, rồi còn phát sinh bao nhiêu loại phí khác khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn đốn, chẳng còn hơi sức quan tâm đến chất lượng của giáo dục.

Một khi giáo dục đã thoái hóa thì làm sao có thể đào tạo ra được nhân tài cho đất nước? Làm sao đào tạo được những tâm hồn cao thượng hay những anh hùng chân chính bảo vệ quê hương? Ngày nay, nhiều người trẻ không biết gì về đạo đức, về tình người, về công bình hay tình bác ái, mà chỉ sống đua đòi theo những thú vui trước mắt, sống với những thói quen buông thả, hưởng thụ bằng đủ mọi cách. Nếu chúng ta không khuyến khích phục hồi những giá trị cao thượng khi xưa thông qua hành động thì rất khó có thể cứu vãn được tình trạng xuống dốc trầm trọng hiện nay.”

Tôi trả lời: “Đã có nhiều người lên tiếng về việc cải thiện tình trạng giáo dục cũng như trách nhiệm làm cha mẹ trong thời đại này, nhưng đến giờ vẫn chỉ là những tiếng kêu vô vọng.”

Farnum mỉm cười: “Trong nhiều năm, chính phủ nào cũng đề xướng nhiều chương trình quy mô lớn với ngân quỹ khổng lồ để làm chuyện đó. Họ thuê những chuyên viên có bằng cấp cao, tốt nghiệp từ các đại học hàng đầu để thực hiện nhưng kết quả không đi đến đâu. Anh có biết tại sao không? Vì đa số những người này, dù có khả năng và kiến thức, nhưng chỉ làm việc để được trả lương chứ không xuất phát từ trong tâm.”

Farnum kết luận: “Theo tôi, mọi sự thay đổi đều phải xảy ra từ bên trong thì mới có thể tạo ảnh hưởng đến bên ngoài. Sự chuyển hóa chỉ xảy ra từ những trải nghiệm và hành động với những gì chúng ta tin tưởng. Đó là lý do tôi không muốn làm những việc lớn lao, nhưng cũng sẵn sàng hỗ trợ cho những việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn. Vì vậy tôi mới mời anh đến quán ăn này để giới thiệu với anh tôn chỉ hoạt động của nơi này, đó là: ‘Hãy cho mọi người một cơ hội làm điều tử tế rồi họ sẽ lan tỏa điều này đi khắp nơi’. Biết đâu những việc nhỏ lại có thể đánh thức tiềm năng tốt đẹp của mọi người, đem lại sự chuyển hóa cho tương lai…”

Theo Muôn kiếp nhân sinh 3


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

‘Nơi vết thương ánh sáng rọi vào’ - Cuốn sách tiên phong về Sang chấn Phức tạp

Sẽ ra sao nếu một ngày ta nhận ra mình đã bị bạo hành dưới danh nghĩa yêu thương? Liệu câu chuyện tổn thương của ta chỉ là nỗi đau mang tính cá nhân hay là bi kịch chung của một cộng đồng?
2

‘Đại địa chấn kinh tế’ – Bài học cho Việt Nam từ những cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Với vỏn vẹn 336 trang, nhà kinh tế học Linda Yueh không chỉ “vẽ” nên một bức tranh kỳ vĩ đến tàn khốc của nền kinh tế thế giới trong gần một thế kỷ mà còn mang đến những bài học lớn giúp chúng ta ứng phó trong một nền kinh tế không ngừng biến động.
3

Đơn giản mà nói - Cái bẫy của sự phức tạp trong marketing hiện đại

Trong cuốn sách "Đơn giản mà nói" (Simply Put), tác giả Ben Guttmann đưa ra một quan điểm tưởng chừng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giữa thế giới quá tải thông tin, thương hiệu nào càng rõ ràng, dễ hiểu, thương hiệu đó có cơ hội tồn tại.
4

Tài chính cho mọi người - Bạn đang làm chủ tiền bạc, hay tiền bạc đang dẫn dắt bạn?

Nhiều người tin rằng thẻ tín dụng là biểu tượng của tự do tài chính. Nhưng thực tế, nó không làm bạn giàu lên. Nó chỉ khiến bạn cảm thấy như mình đang giàu hơn hiện tại.
5

Con đường chuyển hóa - Khổ đau không đến từ người thân, mà từ cách ta thương yêu họ

Chỉ vì một câu nói không vừa ý, một ánh nhìn vô tâm, hay một lần không được lắng nghe – mà ta tổn thương. Mà đau nhất không phải vì người ngoài, mà là vì người mình thương nhất lại vô tình làm mình buồn nhất.

Muôn kiếp nhân sinh 3 – Kỳ 2: Đừng để giới trẻ mất kết nối với gia đình

Gia đình là nền tảng của xã hội, khi mọi người trong đó không còn kết nối với nhau thì làm sao xã hội có thể duy trì được nữa?

Trí tuệ cảm xúc trong kinh doanh - Các bước cải thiện trí tuệ cảm xúc của bạn trong nghệ thuật lãnh đạo

Tác giả của một số sách bán chạy nhất về năng lực lãnh đạo John Maxwell nói rằng: “Nếu bạn đang ở vai trò lãnh đạo và không ai đi theo bạn, thì bạn không đang lãnh đạo ai cả. Bạn chỉ đang đi dạo chơi”.

Muôn kiếp nhân sinh 3 Kỳ 1: Khi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là… gia tăng lợi nhuận

Tôi nhìn Farnum, người bạn học năm xưa, một trong những tỷ phú thành công, giàu có nhất Chicago. Đi qua trải nghiệm cận tử, ông đã trở thành một người rất khác.

Muôn kiếp nhân sinh 3 - Vận mệnh luôn xoay vần nên làm gì cũng phải nghĩ đến hậu quả

Đoạn trích dưới đây là những bài học mà bà Mona răn dạy đám trẻ trong đoàn hát. Những điều đáng suy ngẫm và sẽ có giá trị trong cả cuộc đời chúng.

Hiểu - Osho: Giải thoát bản thân khỏi kẻ giật dây

Người ta bắt đầu cảm thấy cuộc sống không diễn ra một cách ngẫu nhiên; có một dòng chảy ngầm nào đó của tầm quan trọng, ý nghĩa và định mệnh.

Bí quyết sống tỉnh thức trong 8 ngày - Làm sao để giữ tâm tĩnh lặng giữa dòng đời luôn biến động?

Cuốn sách giống như cơn mưa rào mùa hạ tưới mát những tâm hồn khô héo trong làn khói bụi xô bồ nơi thành thị, xoa dịu trái tim con người bằng thanh âm dịu êm.

'Bản giao hưởng cuộc sống' từ tủ sách Hạt Giống Tâm Hồn

Những câu chuyện giản dị, gần gũi nhưng không kém phần sâu sắc được gói gọn trong ấn bản đặc biệt Hạt Giống Tâm Hồn, đem lại nhiều bài học ý nghĩa và truyền cảm hứng cho người đọc.

Vượt bẫy cảm xúc - Yêu thương bản thân không phải là tự lừa dối

Yêu thương bản thân nghĩa là nhìn nhận bản thân dưới lăng kính khách quan, tức là một cái nhìn bao quát, toàn diện và không phủ nhận thực tế, mà thay vào đó là thừa nhận những thử thách và thất bại của mình như một phần của quá trình làm người.

Mỹ nhân luyện kiếm từ 6 tuổi, được mệnh danh 'nữ thần võ thuật' Trung Quốc

Phong cách sống - Sơn Tùng - VTC - 20/07/2025 13:00
Với khả năng sử dụng 26 loại binh khí khác nhau, cô gái Trương Hàm Lượng được cư dân mạng Trung Quốc gọi với biệt danh "nữ thần kungfu”.

Phối vest đúng cách - Vũ khí bí mật giúp đàn ông ghi điểm mọi lúc mọi nơi

Kỹ năng - Ứng Hà Chi - 20/07/2025 12:00
Phối vest sao cho vừa chỉn chu vừa không bị cứng nhắc lại là một nghệ thuật.

3 truyền nhân của Ngũ Tuyệt tông sư: Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc so tài, ai mạnh hơn?

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 20/07/2025 11:00
Ba cao thủ Mai Siêu Phong, Khưu Xứ Cơ và Âu Dương Khắc cùng giao chiến thì ai sẽ là người chiến thắng cuối cùng?

3 kiểu người mẹ dễ khiến con dễ "trở mặt thành thù" nhất

Suy ngẫm - Thiên An - CFB - 20/07/2025 10:00
Hy vọng bạn không phải kiểu nào trong số đó.

Xem Sex Education, tôi bật khóc vì 1 phút im lặng mà con gồng mình làm "người tốt" suốt 6 năm

Điện ảnh - Thanh Hương - 20/07/2025 09:00
Chính sự im lặng của tôi đã khiến con bắt đầu thay đổi.

'Đại địa chấn kinh tế' - 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc

Từ sách - Phim - Hồ Lam - TTO - 20/07/2025 08:00
'Đại địa chấn kinh tế' dẫn ta đi qua 10 cuộc khủng hoảng tài chính tàn khốc của thế giới, từ cuộc Đại sụp đổ 1929, khủng hoảng tiền tệ ở Mỹ Latinh, châu Âu cho đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hay những chấn động của đại dịch COVID-19.

Tôi từng nghĩ mình tiêu dùng khôn ngoan cho đến khi chứng kiến 10 thói quen "ngược đời" của giới trẻ

Kỹ năng - Phương Trần - 19/07/2025 13:00
Không chạy theo giảm giá, không nâng cấp đồ điện tử, không sắm mới chỉ vì… hết hứng – thế hệ trẻ hiện nay đang âm thầm sống khác, tiêu khác. Họ tiết kiệm được hàng chục triệu mỗi năm nhờ những lựa chọn "ngược dòng" so với tư duy của người đi trước.

Xem "Sex Education", tôi quyết định xóa tình bạn 5 năm ra khỏi cuộc đời

Điện ảnh - Ứng Hà Chi - 19/07/2025 12:00
Một câu nói đã khiến tôi dừng lại và suy nghĩ về cách tôi nhìn nhận tình bạn, cũng như tầm quan trọng của việc yêu thương và tôn trọng bản thân.

Chẳng phải tự sáng tạo, hóa ra Chu Bá Thông học lỏm tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác từ thời Thiên Long Bát Bộ

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 19/07/2025 11:00
Tuyệt kỹ Song thủ hỗ bác nổi tiếng của Chu Bá Thông đã từng được một cao thủ thời Thiên Long Bát Bộ sử dụng.

Cảnh báo từ Đại học Oxford: Nhiều cha mẹ vẫn thờ ơ khi trẻ em đang đối diện với "kỷ nguyên não mục"

Suy ngẫm - Hiểu Đan - 19/07/2025 10:00
Chúng ta chưa bao giờ cần nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này đến thế.

Nơi vết thương ánh sáng rọi vào - EMDR: Liệu pháp giúp viết lại ký ức và chữa lành tổn thương

Từ sách - Phim - TĐ - 19/07/2025 09:00
Trong cuốn The Body Keeps the Score, tác giả Bessel van der Kolk viết về một dạng trị liệu có tên là EMDR hay giải mẫn cảm và tái xử lý thông tin thông qua chuyển động mắt.

Ánh sáng trong ta - Lời khuyên của Michelle Obama dành cho bạn trẻ đang lạc lối

Từ sách - Phim - Quìn - 19/07/2025 08:00
Nếu bạn đang cảm thấy mông lung về bản thân, về tương lai, hãy khoan trách mình. Bạn vẫn đang ở điểm bắt đầu của một hành trình dài - hành trình khám phá chính con người thật của mình. Và trên hành trình đó, không phải lúc nào cũng dễ chịu.

Xem "Sex Education" tôi rút ra bài học để thay đổi cậu con trai hư hỏng

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 18/07/2025 13:00
Tại sao tôi lại không xem bộ phim "Sex Education" sớm hơn. Như vậy thì gia đình đã không phải trải qua những ngày tháng mệt mỏi.

Hành trình giông bão của người mẹ đơn thân nuôi con bại não thành Thạc sĩ Harvard

Truyền cảm hứng - Ứng Hà Chi - 18/07/2025 12:00
Từ cậu bé bại não, cậu bé ấy trở thành Thạc sĩ Harvard nhờ nghị lực và tình yêu bền bỉ của mẹ.

Trước khi có internet và Wi-Fi, những đứa trẻ của thập niên 1980 download game bằng cách nghe Radio

Kỹ năng - Nguyễn Hải - 18/07/2025 11:00
Đây cũng là hình thức đầu tiên của việc truyền dữ liệu không dây đến cho mọi người khi chưa có internet và Wifi.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Chủ nhật, 20/07/2025