Lăng Cha Cả và vài suy nghĩ về lịch sử

Lê Học Lãnh Vân04/01/2021 16:00
Lăng Cha Cả và vài suy nghĩ về lịch sử

Lăng Cha Cả là một di tích quan trọng của Sài Gòn, một Sài Gòn bắt đầu xây dựng lại trù phú sau những lần chiến tranh giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn…

Nếu lấy nhà thờ Đức Bà làm trung tâm Sài Gòn, hơn một năm sau trận chiến Mậu Thân, năm 1969, địa điểm xa trung tâm nhất mà Vương đi chơi với chúng bạn là Lăng Cha Cả cách đó khoảng sáu bảy cây số.

Cũng phải thôi, kể từ sau năm Mậu Thân 1968, trong tâm trí người cẩn thận, Sài Gòn đang bị phủ bóng chiến tranh. Con cái những gia đình như thế được cha mẹ khuyên răn không nên đi chơi xa, không nên đi gần những nơi dễ có giao tranh như phi trường, cầu cảng… Năm đó, trong một buổi học mà thầy nghỉ dạy hai tiếng đồng hồ, không cưỡng lại được lời dụ dỗ của anh bạn lớn hơn chừng chục tuổi, thằng học sinh lớ ngớ lớp tám trường Petrus Ký trèo lên yên sau chiếc xe Honda 50 cho ảnh chở về nhà ảnh ở gần Lăng Cha Cả rồi ghé qua thăm lăng.

Từ xa xa, Vương thấy lăng to như một cái đình, không khác những cái đình trên vùng đất Thủ Dầu Một từng được thăm viếng. Và nó chợt nhớ lại sáu bảy năm trước, lúc học lớp tư lớp ba tiểu học, chị Hai và một chị bạn của chị từng đưa nó tới đây dự một đám tang. Lúc đó cảnh vật còn hoang sơ hơn, Lăng Cha Cả mái nâu đỏ cổ kính được nhìn thấy từ xa với tấm bình phong án phía trước…

Năm 1983, Lăng Cha Cả bị giải tỏa.
Người đàn anh chở Vương thăm Lăng Cha Cả năm xưa đã chết mất tích năm 1975 trên đường chạy loạn từ Nha Trang vào Sài Gòn.
Vương ngồi với bố anh ấy trong con hẻm đường Bùi Thị Xuân, gần Lăng Cha Cả. Đường Võ Tánh, đường Chi Lăng đã được đổi tên. Thấy đằng kia, từ lăng, vài đám bụi mù trắng bốc lên…

Lăng Cha Cả là mộ của nhà truyền giáo, giám mục Bá Đa Lộc, một người Pháp sát cánh với Nguyễn Ánh trong công cuộc chống lại rồi lật đổ triều đình Tây Sơn. Lăng được hoàn thành năm 1799, ba năm trước khi Nguyễn Ánh lên ngôi vua. Lễ di hài cốt ông Bá Đa Lộc vô lăng là một sự kiện rất lớn của Sài Gòn thời đó, đám rước được các nhà truyền giáo ghi lại là rất to và chúa Nguyễn Ánh từ Qui Nhơn vào Sài Gòn dự lễ.

Lăng Cha Cả là một di tích quan trọng của Sài Gòn, một Sài Gòn bắt đầu xây dựng lại trù phú sau những lần bị chiến tranh giữa nhà Nguyễn và Tây Sơn tàn phá.

Cái tên Cha Cả có thể gợi cho ta hiểu cách ăn nói và rộng hơn cách sinh hoạt của một thời đại của vùng đất Sài Gòn xưa không?
Lăng Cha Cả là lăng của một cha cố đạo Công Giáo, người Pháp. Được nhà cầm quyền trân trọng tuyên dương công lao, lăng của ông hoàn toàn mang kiến trúc Việt Nam hòa hợp với con người và vùng đất nơi ông an nghỉ. Có tinh thần tự chủ nào toát ra từ vẻ giản dị lặng lẽ mang tính cách và tâm hồn Việt Nam của Lăng Cha Cả không?

Lúc đó Công giáo chưa phát triển tại Việt Nam như bây giờ. Sự hiện diện, tồn tại và trở thành một địa danh thân thiết của Lăng Cha Cả có cho thấy tinh thần chung sống hòa bình và tôn trọng lẫn nhau của lương và giáo không?

Lăng Cha Cả đã hiện diện nơi vùng đất Sài Gòn một thời gian bằng hai phần ba số tuổi của Sài Gòn. Dù muốn dù không, Lăng đã là một địa điểm văn hóa, một địa điểm lịch sử, đã là một phần của lịch sử Sài Gòn. Đáng tiếc là giờ địa điểm này không còn gì ngoài cái tên, nhưng lịch sử về Lăng Cha Cả thì vẫn còn đó.

Trên mâm cơm, gia đình chúng tôi thường luận bàn những câu chuyện lịch sử. Một trong những đề tài được chúng tôi nhắc tới là tại sao nhà Nguyễn, được lập nên bởi chúa Nguyễn Ánh, một anh hùng cái thế và phóng khoáng, trải bao gian lao sống chết mới dựng nên vương triều trong tinh thần rộng mở và thân cận với văn hóa và kỹ thuật phương Tây, lại khép cửa với phương Tây một cách nghiệt ngã sớm như vậy để quay đầu thần phục nhà Thanh? Ý bài viết này muốn nói sự thần phục mê muội chứ không phải chỉ thần phục ngoại giao.

Nếu nhà Nguyễn không mê muội thần phục triều đình Bắc phương, thì vào nửa cuối thế kỷ XIX, khi Thanh triều suy đồi nghiêng ngửa, Việt Nam đã rất có thể canh tân xứ sở để hùng mạnh như Nhật Bản. Chứ không phải là một thuộc địa trầm luân chậm tiến tới bây giờ!
Cái gì đã xô đẩy Việt Nam vào số phận lẩn quẩn này?

Chúng tôi đã bàn luận nhau phải chăng do lúc đó sự xung đột văn hóa Tây - Đông đã quá mạnh, các nhà truyền giáo phương Tây, đại diện là giám mục Bá Đa Lộc, không chỉ truyền giáo, mà còn đả phá phong tục thờ cúng ông bà và giềng mối gia đình của người Việt? Giám mục Bá Đa Lộc có thiếu chính trị trong khi tiến hành truyền đạo không? Đừng quên rằng không chỉ truyền đạo cho dân chúng, ông đã truyền đạo cho hoàng tử Cảnh, người sắp nắm vận mệnh nước Việt thời đó!

Khoan nói ý đồ ông Bá Đa Lộc là đúng hay sai, có lợi cho Việt Nam hay không, việc ông muốn đưa cách hành xử Công Giáo can thiệp quá sâu vào phong tục thờ cúng ông bà của Việt Nam khiến Nguyễn Ánh, một người gắn bó với truyền thống tổ tiên, phải e ngại, đề phòng.

Tâm lý e ngại, đề phòng này có ảnh hưởng gì trên việc chọn người kế vị vua Gia Long không? Tâm lý e ngại, đề phòng này, nếu được truyền trong gia tộc, có góp phần tạo tâm lý bài Tây dương mạnh mẽ thời Minh Mạng, Thiệu Trị… không? Có góp phần khiến “cái vận số nước mình nó vậy” không?

Cô con gái trong nhà, người theo học khoa học kỹ thuật, nói con rất yêu thích Văn, Sử. Phải chi thầy cô trong trường dạy Sử mà thảo luận như thế này thì học trò yêu Sử biết bao nhiêu. Muốn được yêu, lịch sử phải thực thà, chân thành, mời gọi suy nghĩ.

Lịch sử phải nói lên sự thật từ nhiều góc độ khác nhau và để người học, người đọc tự suy ngẫm. Lịch sử là để người đời sau rút ra những bài học, chứ không phải là những bài được cắt xén hay bẻ chuốt cong để minh họa cho chính sách hay ý đồ chính trị nào đó. Lịch sử phải là người thầy dạy kinh nghiệm cho đời sau.

Cứ dạy Sử như hệ thống giáo dục chúng ta đang dạy, càng dạy học sinh càng quay lưng với lịch sử. Đúng ra là học sinh quay lưng với lịch sử khi chúng phải học lịch sử tư duy một chiều, khô khan và thiếu biện chứng!


Gửi bình luận
(0) Bình luận

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi cuộc sống của chúng ta như thế nào trong 2020?

Cuộc sống quay trở về những giá trị cơ bản, sống chậm lại, tiết kiệm hơn...Đó là những đổi thay do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trong năm 2020.

Lời hay ý đẹp để chúc nhau trong năm mới

Bước sang năm mới, những lời “chúc hay ý đẹp” sẽ là thông điệp ý nghĩa để bạn gửi tặng những người thân yêu của mình.

Quốc gia khởi nghiệp: Giấc mơ Mỹ - Hiện thực hóa giấc mơ trở thành siêu cường số 1 thế giới

Trên mảnh đất hoang vu, nghèo nàn về lịch sử, văn hóa nhưng người Mỹ đã tự làm giàu và mở ra "một kỷ nguyên mới" cho chính mình bằng việc tạo dựng nên một nền tảng tri thức vững chắc được hun đúc từ nhiều thế hệ, với mục đích cao nhất là hiện thực hóa khát vọng "giấc mơ Mỹ".

Trong những ngày cuối cùng của năm 2020, vĩnh biệt nhạc sĩ Lam Phương!

Sự ra đi của nhạc sĩ Lam Phương là thông tin đưa lại nhiều xúc cảm và sự hoài nhớ đối với công chúng trong đời sống văn hóa tuần qua.

Nữ nghệ nhân dành gần nửa thế kỷ "giữ hồn" tranh dân gian Đông Hồ

Bà Nguyễn Thị Oanh là nữ nghệ nhân duy nhất ở Bắc Ninh vẫn "giữ lửa" nghề làm tranh dân gian Đông Hồ trong suốt gần nửa thế kỷ. Mới đây, bà được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu "Nghệ nhân ưu tú".

Hà Nội mở thêm 8 tuyến phố đi bộ trong phố cổ từ ngày mai

UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ chức mở thêm 8 tuyến phố đi bộ trong phố cổ vào dịp cuối tuần.

Khám phá một cách tiếp cận mới của sơn mài Việt

Từ "Tấm Cám", "Từ Thức gặp Tiên" đến "Truyền thuyết con rồng cháu tiên", Hanoia đã thể hiện bước chuyển mình tích cực trong cách tiếp cận người yêu sơn mài Việt qua những câu truyện cổ tích của thời hiện đại.

Festival Áo dài Quảng Ninh 2020 - Miền di sản

Lần đầu tiên Festival Áo dài được tổ chức tại Quảng Ninh với mong muốn những giá trị truyền thống sẽ tiếp nối với những di sản của Quảng Ninh để định danh một vùng đất quý với nhiều giá trị tiềm tàng.

Phim Sex Education: vì sao cha mẹ không nhận ra điều con muốn để rồi phải sống trong ân hận

Từ sách - Phim - Ứng Hà Chi - 22/02/2025 13:00
Chỉ 1 câu nói ngắn nhưng nó khiến tôi thức tỉnh và nhận thức sâu sắc về sai lầm của mình vẫn đang mắc trong hành trình nuôi dạy con trưởng thành nên người.

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Kỹ năng - Cẩm Hà - 22/02/2025 12:00
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?

Võ công của Trương Tam Phong tuy phá vỡ giới hạn võ học nhưng có người khiến ông bại trận hoàn toàn

Thư giãn - Nguyệt Phạm - 22/02/2025 11:00
Trương Tam Phong được biết đến là cao thủ số một trong tiểu thuyết "Ỷ Thiên Đồ Long Ký" của Kim Dung.

Travel blogger Lý Thành Cơ: Khi những hành trình xa xôi dẫn ta về với chính mình

Phong cách sống - YÊN VŨ - 22/02/2025 10:00
Tại sự kiện Have a Sip Book Club, giữa sự háo hức của những độc giả, travel blogger Lý Thành Cơ không chỉ kể về những chuyến đi đầy cảm hứng, mà còn chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cách cân bằng giữa công việc, đam mê và cuộc sống cá nhân.

Con đường chính trực - Từ bỏ tình trạng chối bỏ thực tại

Từ sách - Phim - TĐ - 22/02/2025 09:00
Tình trạng chối bỏ thực tại là một cơ chế sinh tồn giúp chúng ta tránh khỏi cái chết do sốc bằng cách ngăn chúng ta nhận thức về những điều quá đáng sợ đến mức chúng ta không thể đối diện.

Chăm sóc bản thân thật sự - 4 nguyên tắc giúp phụ nữ chăm sóc bản thân đúng nghĩa

Từ sách - Phim - Quìn - 22/02/2025 08:00
Trong nhịp sống hối hả, nhiều phụ nữ quen đặt nhu cầu của người khác lên trước, quên đi chính mình. Nhưng chăm sóc bản thân không phải là một sự nuông chiều nhất thời – đó là cách để bạn duy trì sự cân bằng, hạnh phúc và sức mạnh nội tâm.

Kịch bản '7 ngày đốn tim' của đường dây tội phạm chuyên nhắm vào phụ nữ cô đơn

Kỹ năng - Minh Đức - 21/02/2025 13:00
Lời khai ban đầu của các đối tượng khiến không ít người giật mình về kịch bản tinh vi  “7 ngày xây dựng lòng tin” đánh vào tâm lý, lòng tham của nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ độc thân.

Trào lưu diện chiếc váy hồng hot nhất mạng khiến nhiều người lo kẻ xấu lợi dụng

Thư giãn - Hoàng Hà - 21/02/2025 12:00
Trong khi nhiều người đua nhau dùng app BeautyCam tạo ảnh mình mặc "chiếc váy hồng hot nhất cõi mạng", nhiều người lo bị kẻ gian lợi dụng khi đua theo trào lưu này.

Trước ‘câu hỏi muôn thuở’ AI có tiêu diệt con người không: Deepseek đưa câu trả lời gây bão mạng

Suy ngẫm - Tiểu Lam - 21/02/2025 11:00
Câu trả lời của ứng dụng AI này khiến nhiều người phải bất ngờ.

Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong - Không phải vì người khác, mà vì chính bạn

Từ sách - Phim - Ngọc Thúy - 21/02/2025 10:00
Tôi đã từng nghĩ rằng, khi lớn lên, quá khứ cũng chỉ là một câu chuyện cũ kỹ không còn ảnh hưởng. Nhưng khi cầm cuốn “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” (Healing Your Lost Inner Child) của Robert Jackman, tôi nhận ra mình đã nhầm.

Con đường chính trực – Học cách xuyên qua nỗi đau và thoát ra ở cuối con đường

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 21/02/2025 09:00
Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bớt bám giữ những niềm tin gây đau khổ cho mình. Tôi đặt nghi vấn về chúng. Tôi nghi ngờ chúng.

Quên hôm qua - Sống cho ngày mai: Học cách buông bỏ và tha thứ

Từ sách - Phim - Đan Thanh - 21/02/2025 08:00
Ở lần tái bản này, First News đã làm mới hình thức cuốn sách “Quên hôm qua - Sống cho ngày mai”, từ việc thiết kế bìa cho đến thay đổi khổ sách, nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn mới mẻ và gần gũi hơn với những điều mà Tiến sĩ Tian Dayton đã chia sẻ.

Chuyên gia tâm lý “đọc vị” vì sao hầu hết người mượn tiền đều không muốn trả lại

Phong cách sống - Trang Đào - 20/02/2025 13:00
Tại sao hầu hết những người vay tiền không muốn trả lại? Đây là câu trả lời hay nhất mà bạn từng nghe!

Trò chuyện với AI: Câu trả lời của DeepSeek 'chấn động' đến mức nào khiến cộng đồng mạng rơi lệ

Suy ngẫm - Minh Nguyệt - 20/02/2025 12:00
Một cô gái đã chia sẻ cuộc trò chuyện đầy cảm xúc với DeepSeek lên MXH, tiết lộ rằng cô đã bật khóc trước những câu trả lời của AI này.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 7, 22/02/2025