() - Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định xếp hạng tòa nhà hiện là Trụ sở UBND TPHCM (Quận 1, TPHCM) trở thành di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
Kiến trúc độc đáo bên trong trụ sở UBND TP.HCM 111 tuổi
Bộ trưởng Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa ký quyết định xếp hạng tòa nhà hiện là Trụ sở UBND TPHCM (Quận 1, TPHCM) trở thành di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia.
UBND TPHCM được giao quản lý nhà nước đối với di tích này theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Trụ sở UBND TPHCM được xây từ năm 1898 đến 1909 mới hoàn thành, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, riêng phần trang trí ban đầu do họa sĩ - điêu khắc gia Ruffier đảm trách. Công trình nổi tiếng này đã hơn trăm tuổi, là điểm nhấn kiến trúc ở trung tâm TPHCM và thu hút sự quan tâm của du khách.
Trụ sở UBND TPHCM được xây từ năm 1898 đến 1909 mới hoàn thành, do kiến trúc sư Femand Gardès thiết kế, riêng phần trang trí ban đầu do họa sĩ - điêu khắc gia Ruffier đảm trách. Sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, đến năm 1870, chính quyền Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. Khu Kinh Lấp (đường Nguyễn Huệ ngày nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn nên dự án kéo dài trong nhiều năm. Hội đồng thị xã do một Xã trưởng Tây đứng đầu nên được gọi là Dinh xã Tây (còn có tên Dinh đốc Lý) chính là tòa nhà UBND TPHCM hiện nay, tên tiếng Pháp Hôtel de Ville. Thời kỳ thuộc chính quyền Sài Gòn, một chức Ðô trưởng được đặt ra để trông coi thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn mà trụ sở đặt tại đây, nên dinh này được đổi tên là tòa Ðô Chính, hay còn gọi là tòa Đô sảnh. Tổng chi phí khoảng một triệu rưỡi franc. Năm 1909, tòa nhà được khánh thành với sự tham dự của viên Toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chính quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909).Tòa nhà là một kiến trúc biểu tượng của thành phố, gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ công dân.30 mét mặt tiền là trích dẫn hầu hết các yếu tố tạo thành phong cách kiến trúc thời Đệ tam cộng hòa Pháp (1870-1940): tháp chuông, cột Hy Lạp, tràng hoa, huy hiệu. Chính giữa mặt tiền là một kiểu trang trí đắp nổi có hình dáng một người phụ nữ mạnh khỏe và một đứa bé đang chế ngự thú dữ, hai bức đắp nổi người phụ nữ cầm gươm ở hai bên tượng trưng cho nước Pháp đi chinh phục thuộc địa. Màu sơn từng được sử dụng cho tòa nhà là trắng hoặc vàng. Về trang trí nội thất, ít có công trình nào sánh được về tính cầu kỳ, đa dạng bởi sự kết hợp giữa kiến trúc, điêu khắc và hội họa.Trần hội trường lầu 1 được trang trí rất cầu kỳNóc vòm chính trên trần lầu 1Lối cầu thang từ lầu 1 dẫn xuống tầng trệtPhần trang trí ở cầu thangCác hoạ tiết có những tông màu trang trí khá lạCổng chính ở đại sảnh chỉ mở khi có những sự kiện quan trọngLớp cửa kính sảnh hội nghị lầu 1 phản chiếu hình ảnh tượng đài Bác trên phố đi bộ Nguyễn Huệ có thể thấy không gian nhìn từ toà nhà có thể cho những vị chính khách, các đại biểu phóng tầm mắt nhìn ngắm sự phát triển của TPToà nhà 111 tuổi đã gắn liền với sự phát triển của TPHCM, chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử
Trụ sở UBND TPHCM cùng với một số công trình ở trung tâm thành phố như Dinh Thượng thư (trụ sở Sở Thông tin và Truyền thông), Nhà hát TP, Tòa án, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP đều có mỹ thuật cao, có nhiều câu chuyện lịch sử gắn liền, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Hạt giống tâm hồn.
Nhà báo Trần Vương Thuấn đã lên tiếng đính chính câu thơ nổi tiếng: "Uống lầm một ánh mắt, cơn say theo nửa đời" là của anh, chứ không phải của bất kỳ tác giả ngôn tình Trung Quốc nào.
Ở tại một số quốc gia trên thế giới, người dân vẫn đang trải nghiệm cuộc sống theo đúng nghĩa của từ này, một từ mang đầy tính thời sự, phản ánh đúng tình hình của năm 2020.
Lịch sử cận đại đã thực chứng, cà phê và hàng quán cà phê theo cách âm thầm hoặc công khai vẫn luôn xuất hiện như chất xúc tác quan trọng thúc đẩy những tư tưởng lớn ra đời.
Khoảng 15 giờ ngày 7/11 Đội Quản lý thị trường số 12 (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) bất ngờ kiểm tra Hội chợ sách tổ chức trên đường Lê Trọng Tấn, và đã phát hiện nhiều đầu sách có dấu hiệu bị làm giả.
Nữ nhiếp ảnh gia Khánh Phan là một tay máy có thế mạnh chụp hình từ trên tầm cao, những bức ảnh khắc họa cảnh quan hay cuộc sống của cô đã được biết đến tại nhiều giải ảnh quốc tế.
Là một trong 100 quyển sách phải đọc năm 2022 do tạp chí Time bình chọn, cuốn sách này dành cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh và sự lạc quan trong thời điểm khó khăn.
Michelle Obama là một người khi nhắc đến ta không thể chỉ gói gọn trong một vai trò cố định. Bà không chỉ là cựu Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ mà còn là nguồn cảm hứng của hàng triệu người, là biểu tượng của sự kiên cường, trí tuệ và lòng nhân ái.
Nhân ngày kỷ niệm trọng đại, Một Thế Giới giới thiệu loạt bài của TS Vũ Trung Kiên về những con người liên quan đến sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc diễn ra 50 năm trước.
Tổng công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) vừa thông tin hướng dẫn lộ trình giao thông kết nối đến nhà ga hành khách T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
Là một trong 100 quyển sách phải đọc năm 2022 do tạp chí Time bình chọn, cuốn sách này dành cho những ai đang tìm kiếm sức mạnh và sự lạc quan trong thời điểm khó khăn.
Hôm 14.4, OpenAI đã ra mắt mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) mới GPT-4.1, cùng hai phiên bản nhỏ hơn là GPT-4.1 mini và GPT-4.1 nano, với những cải tiến lớn trong lập trình, khả năng tuân theo hướng dẫn và hiểu ngữ cảnh dài.
Ngày nay, đâu đâu cũng nhắc đến “chăm sóc bản thân” (Real self-care), nhưng bạn có bao giờ tự hỏi: Liệu chúng ta có đang thực sự chăm sóc bản thân đúng nghĩa, hay chỉ đang chạy theo những hình mẫu hoàn hảo mà ai đó dựng lên?
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), các đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ VH-TT-DL tổ chức chuỗi chương trình nghệ thuật đặc sắc trên cả nước.