Tuổi mới lớn là giai đoạn tuyệt vời nhất của đời người. Bạn muốn được vươn mình ra khỏi vùng trời an toàn do cha mẹ bảo bọc để sải cánh tới chân trời mới, với những khát khao và trải nghiệm mới.
Hệ thống giáo dục châu Á dạy học sinh “phải né tránh thất bại bằng mọi giá” thông qua phương pháp giáo dục và các kỳ thi chọn lựa. Đối với sinh viên châu Á, thất bại đồng nghĩa với việc bị loại bỏ và không còn cơ hội.
Học bằng cách đọc, bằng cách viết tay, bằng cách đặt câu hỏi và học theo nhóm, mới là phương pháp học tích cực giúp người học tự giác tìm kiếm, tự mình tổ chức và xử lý thông tin thay vì lệ thuộc vào bài giảng của giáo viên.
Nhiều sinh viên xem nhẹ việc học tại trường đại học. Họ chỉ nghĩ “học nghĩa là mở sách/tài liệu ra rồi đọc, sau đó cố gắng ghi nhớ nội dung để vượt qua các bài kiểm tra” nhưng thực tế chương trình đại học đòi hỏi nhiều hơn thế.
Sinh viên năm thứ nhất không có thói quen học tốt cũng như không biết cách quản lý thời gian và thường phạm sai lầm. Nếu những điều này không được điều chỉnh ngay trong năm nhất thì sinh viên không thể học tốt trong những năm kế tiếp.
Phương pháp giáo dục truyền thống dựa trên quá trình tích lũy tri thức từ giáo trình và bài giảng vẫn được áp dụng phổ biến tại nhiều trường học. Học viên học từng phần kiến thức, học hết phần này rồi chuyển sang phần khác.
Hiện có nhiều việc làm đang cần tuyển dụng nhân sự nhưng không tìm được người có kỹ năng phù hợp. Doanh nghiệp đổ lỗi cho trường đại học, trường đại học đổ lỗi cho chính phủ. Nhưng dù là ai có lỗi hay ai phải chịu trách nhiệm, nạn nhân vẫn cứ là sinh viên.
Trước khi hình thành và thiết lập mục đích, sinh viên phải tự phân tích và nắm bắt được mối quan tâm, tính cách, khả năng và giá trị của bản thân. Đây chính là những yếu tố sẽ ảnh hưởng tới suy nghĩ và hành vi của bạn tại trường đại học.
Vào đại học rồi ta phải làm gì? Trong nhiều năm dạy đại học, tôi có cơ hội nói chuyện với nhiều sinh viên giỏi và nhận ra rằng các sinh viên thành công thường có kế hoạch nghề nghiệp rõ ràng và tuân thủ bản kế hoạch này một cách cẩn thận.
Giáo sư John Vũ – Viện trưởng Viện công nghệ Sinh học tại Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ nhìn thấy giải pháp thiết thực hơn cho vấn đề giải quyết việc làm chính là cung cấp sự đào tạo tốt hơn, giúp thanh niên có các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Là người làm giáo dục, Giáo sư John Vũ đã gửi đến bài viết này với mong muốn gửi gắm tới thế hệ trẻ đặc biệt là các em học sinh khi quyết định học và chọn ngành, chọn trường đại học thông qua 2 quyển sách nằm trong bộ sách dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
Khởi hành là cuốn sách được hình thành từ những bài viết hướng dẫn cho sinh viên trên trang blog (science-technology.vn) của giáo sư John Vu, hiện đang giảng dạy tại Đại học Carnegie Mellon, Mỹ.
Trong dòng sách kỹ năng, self-help có rất nhiều cuốn sách bàn về mục tiêu cuộc đời và rất nhiều cuốn trong số đó đã vạch sẵn cho bạn những bước cần đi để tìm ra sứ mệnh của đời bạn. Nhưng đó là những thứ bạn không thể ngồi một chỗ mà có thể đưa ra quyết định...