Góc nhìn từ chuyên gia giáo dục: AI là công cụ, không phải chiếc nạng

Bùi Thu Hương24/06/2025 13:00
Góc nhìn từ chuyên gia giáo dục: AI là công cụ, không phải chiếc nạng

AI không phải là kẻ thù của học tập, nhưng cách dùng của chúng ta mới là vấn đề.

Người trẻ thường nhầm lẫn giữa ‘học với AI’ và ‘để AI học thay’. Nếu dùng AI như người làm hộ, bạn không học được gì cả. Nhưng nếu dùng nó như người bạn đồng hành, nó sẽ giúp bạn đi xa hơn rất nhiều” - ThS Võ Thị Mỹ Duyên.

Công nghệ từng được kỳ vọng sẽ trở thành “cánh tay phải” hỗ trợ việc học. Nhưng với nhiều bạn trẻ ngày nay, AI đang dần biến thành “chiếc gậy” khiến khả năng tự học, tư duy độc lập và tinh thần cầu tiến bị mai một.

Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, sự xuất hiện của các công cụ như ChatGPT, Copilot… khiến việc học trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, chính sự tiện lợi đó đang kéo theo hệ lụy đáng lo: học sinh, sinh viên ngày càng phụ thuộc vào AI để làm bài tập, tìm kiếm thông tin, thậm chí là viết trọn vẹn các bài luận.

anh-man-hinh-2025-05-28-luc-10.24.45.png
Nhiều học sinh, sinh viên tại Việt Nam hiện nay học tập dựa vào AI

Làm gì cũng phụ thuộc vào AI

Tại giảng đường đại học, nơi mà mỗi sinh viên được kỳ vọng học sâu và suy nghĩ độc lập, AI đôi khi lại phản tác dụng.

N.T.H. (20 tuổi, sinh viên ngành marketing) chia sẻ: “Lúc đầu em chỉ dùng ChatGPT để tìm vài ý cho bài luận, thấy cũng nhanh và dễ hiểu. Nhưng vài lần sau em để AI viết hết, sửa sơ lại là xong. Được điểm cũng ổn, nên em lười nghĩ luôn. Giờ thầy bắt trình bày lại bằng miệng thì em đứng hình, không nhớ mình đã viết gì, vì thật ra đâu phải em viết đâu...”.

P.V.N. (22 tuổi, sinh viên năm cuối ngành công nghệ thông tin) cho biết: “Trước đây em dùng GitHub Copilot để học hỏi cách viết code. Nhưng rồi quen tay, bài nào cũng để AI viết. Lúc thầy hỏi lí do em dùng cách này, em chỉ biết trả lời là... em thấy AI gợi ý vậy. Em biết mình đang mất dần cái thói quen tự phân tích vấn đề, vì mọi thứ đều có sẵn hết rồi”.

N.Q.T. (19 tuổi, sinh viên ngành báo chí): “Bài viết nào em cũng để AI gợi ý rồi sửa lại, sau này thì lười luôn, để nó viết hết. Ban đầu thấy tiện lắm. Nhưng gần đây thi viết tay, em thật sự rối vì chẳng còn biết cách viết từ đâu. Cứ cầm bút là đầu óc trắng trơn. Em thấy sợ cái cảm giác không làm chủ được suy nghĩ của mình”.

Việc tận dụng công nghệ là điều không sai, nếu người học biết sử dụng một cách có chọn lọc và hiểu rõ mục đích học tập của mình. Thế nhưng trên thực tế, AI đang bị lạm dụng, khiến không ít bạn trẻ trở thành người “sao chép cao cấp” - học mà không hiểu, làm mà không suy nghĩ, mất dần khả năng phân tích và nền tảng tư duy cơ bản.

AI là công cụ, không phải chiếc nạng

Theo ThS Võ Thị Mỹ Duyên, chuyên gia đào tạo ứng dụng AI tạo sinh, Giám đốc Đào tạo Học viện kỹ năng VTALK - AI là công cụ hỗ trợ người học tiếp cận thông tin nhanh hơn, sâu hơn. Nhưng nếu người học không làm chủ được công cụ ấy, nó sẽ trở thành con dao hai lưỡi.

“AI không phải là kẻ thù của học tập, nhưng cách dùng của chúng ta mới là vấn đề. Người trẻ thường nhầm lẫn giữa ‘học với AI’ và ‘để AI học thay’. Nếu dùng AI như người làm hộ, bạn không học được gì cả. Nhưng nếu dùng nó như người bạn đồng hành, nó sẽ giúp bạn đi xa hơn rất nhiều”, bà Duyên nói.

Chuyên gia Mỹ Duyên cũng chỉ ra rằng hiện nay nhiều sinh viên quá hài lòng với kết quả tức thời do AI mang lại, dẫn đến thói quen học nông, không chịu phân tích. Điều này cực kỳ nguy hiểm trong bối cảnh tương lai yêu cầu năng lực tư duy độc lập, phản biện và sáng tạo - những thứ mà AI không thể thay thế.

“Tôi từng gặp một em sinh viên nói rằng: Em không cần học cách viết vì ChatGPT viết hay hơn em. Nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng đó là lúc các em đang từ bỏ quyền suy nghĩ và tự phát triển chính mình. Nếu không học cách tư duy, thì dù AI viết hay đến đâu, các em vẫn không thể làm chủ kiến thức”. Thạc sĩ Mỹ Duyên chia sẻ.

Theo bà Duyên, điều quan trọng là nhà trường cần nhanh chóng đưa nội dung đào tạo về đạo đức và kỹ năng sử dụng AI vào chương trình học. Không phải để ngăn cấm, mà để định hướng: học sinh cần được dạy cách đặt câu hỏi đúng, biết đối chiếu lẫn phản biện thông tin AI đưa ra, và trên hết, giữ được tiếng nói cá nhân trong mỗi sản phẩm học tập.

anh-man-hinh-2025-05-28-luc-10.24.59.png
Chuyên gia - ThS Võ Thị Mỹ Duyên

Theo ThS Mai Nguyễn Hoàng Nam - Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư NGroup, cho rằng: “Chúng ta đang không chỉ đứng trước một cuộc cách mạng công nghệ, mà còn là cuộc khủng hoảng về năng lực tư duy của người học nếu không kịp thời điều chỉnh”.

Theo ông Nam, điều nguy hiểm không nằm ở công cụ, mà nằm ở tâm thế: “Không phải AI đang làm thay chúng ta, mà chính chúng ta đang buông bỏ quyền được tư duy. Người trẻ đang tự thỏa hiệp với sự dễ dãi, chấp nhận để một dòng lệnh thay cho sự nỗ lực. Đó không còn là học tập, mà là một sự đánh mất bản thân trong im lặng”.

ThS Hoàng Nam cảnh báo rằng nếu học sinh, sinh viên tiếp tục lệ thuộc vào AI như hiện nay - dùng nó để né tránh thử thách thay vì phát triển bản thân - thì chính họ đang xây dựng cho mình một tương lai thiếu năng lực, thiếu cạnh tranh và thiếu cả tiếng nói cá nhân.

“Công nghệ sẽ còn phát triển nhanh hơn nữa. Nhưng nếu năng lực tư duy không theo kịp, chúng ta sẽ không còn là người sử dụng công cụ, mà sẽ bị chính công cụ dẫn dắt. Tệ hơn, là bị đào thải” - ông Nam nhấn mạnh.

 


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.
2

Tưởng người thương, hóa ra ChatGPT: AI đang thao túng hẹn hò thế nào?

Ngày càng nhiều người dùng AI để "tút" lại tin nhắn trên ứng dụng hẹn hò.
3

'Vua dầu mỏ' Rockefeller: Người thông minh sẽ từ bỏ 3 thứ này để sớm giàu có, hưng thịnh

Vị tỷ phú cho rằng, khoảng cách thực sự giữa người nghèo và người giàu không thể được giải quyết bằng cái gọi là “làm việc chăm chỉ”.
4

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.
5

7 nguyên tắc của Einstein để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Einstein cũng là người thoải mái trong việc đưa ra lời khuyên về cuộc sống cho bạn bè, người quen và những người cùng thời với ông. Những lời khuyên thông thái và giàu lòng trắc ẩn ấy vẫn còn phù hợp với cuộc sống ngày nay.

Quét não người dùng ChatGPT suốt 4 tháng, các nhà khoa học phát hiện sự thật kinh hoàng

Cho dù có thể giúp người dùng cải thiện năng suất làm việc trong ngắn hạn, nghiên cứu chỉ ra rằng việc lệ thuộc vào ChatGPT có thể gây hại lâu dài cho não bộ của người dùng.

Chân dung kẻ "sống lỗi"

Bạn luôn cảm thấy người khác làm sai với mình, nhưng đã bao giờ tự thấy mình đối xử với bản thân cũng không ra gì chưa?

Bậc thầy tâm lý học Carl Jung chỉ rõ 5 trụ cột của cuộc sống tốt đẹp; ai thấu hiểu - người đó HẠNH PHÚC!

Việc định rõ những "trụ cột" này sẽ giúp con đường tiến tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi người trở nên rõ ràng và khả thi hơn.

Đến một ngày ba má nhớ nhớ, quên quên...

Má tôi nay ngoài 80, bắt đầu lẩn thẩn khiến tôi vui buồn lẫn lộn. Vui vì trời thương, má vẫn ở lại với chúng tôi đến lúc này và chạnh lòng vì bà đã dần lãng quên nhiều thứ.

Chuyên gia lý giải tại sao con người thích thuyết âm mưu

Khác với quan điểm cho rằng con người tin vào thuyết âm mưu là do thiếu hiểu biết, một nghiên cứu mới đây chỉ ra nhiều lý do phức tạp hơn thế.

Từ đỉnh cao quyền lực đến bước rút lui thầm lặng: Bài học từ giai thoại 'ngã ngựa' của Jack Ma

Bài học sau cùng không chỉ dành cho các CEO tại Trung Quốc – mà là cho mọi nhà lãnh đạo trên toàn cầu.

Gần 300 bé mẫu giáo “mang bầu” một ngày khiến phụ huynh xúc động

Nhìn các bé chật vật ôm “bụng bầu” đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ mới hiểu: tình mẹ lớn đến nhường nào!

Cô giáo nổi tiếng với lá thư “người bình thường tử tế” nói, con không cần hoàn hảo

Từng gây sốt dư luận với bức thư "người bình thường tử tế" nhiều năm trước, năm nay, cô giáo Nguyễn Minh Ngọc nói với con trai về việc... không cần phải hoàn hảo.

Giới marketing ngày càng phụ thuộc vào AI

Kỹ năng - Anh Tú - 14/07/2025 14:00
Theo một nghiên cứu mới thực hiện bởi Hootsuite, hơn một nửa số chuyên gia marketing được khảo sát cho rằng họ không thể tưởng tượng làm việc nếu thiếu AI.

AI tràn ngập dịch vụ số: Sáng tạo của con người đang bị thay thế?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 14/07/2025 13:00
Từ học ngôn ngữ đến nghe sách nói, trí tuệ nhân tạo (AI) đang len lỏi vào các dịch vụ kỹ thuật số phổ biến, thay thế ngày càng nhiều vai trò vốn thuộc về con người.

Xem Sex Education, càng nghĩ tôi càng lo tật xấu của con gái, không biết dạy thế nào để con tỉnh ngộ!

Điện ảnh - Thanh Hương - 14/07/2025 12:00
Tôi sợ con sẽ mất hết bạn bè vì tính xấu này!

Là tôi, con người đây mà

Thư giãn - TRÚC ANH - 14/07/2025 11:00
Cốc, cốc, cốc, ai gọi đó? - Tôi là người - Nếu là người, cho xem…?

Gen Alpha đang có cuộc "tiến hóa" ngôn ngữ lớn nhất lịch sử

Phong cách sống - Đông - 14/07/2025 10:00
Nếu phụ huynh Gen Alpha thỉnh thoảng nghe con nói những câu nghe kỳ quặc chả hiểu gì thì rất có thể bạn đang bị chúng sử dụng ngôn ngữ "thối não".

Hạnh phúc tuổi trẻ - Để thoát khỏi nỗi sợ hãi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 14/07/2025 09:00
Có lần, khi đang đi dạo ở California, đột nhiên tôi nghe thấy một âm thanh rin rít chói tai vang lên. Tôi nhìn về phía phát ra tiếng động và nhảy lùi lại vì trên đường, ngay trước mặt tôi, có một con rắn đuôi chuông lớn.

Tài chính cho mọi người - Bạn có đang dùng tiền để lấp đầy khoảng trống cảm xúc?

Từ sách - Phim - Quìn - 14/07/2025 08:00
Chúng ta tiêu tiền để cảm thấy nhẹ lòng, nhưng chính tiền lại trở thành nguyên nhân khiến ta mất ngủ mỗi đêm. Nếu bạn từng mơ hồ “mình không hiểu gì về tiền, nhưng lại đang bị nó điều khiển”, thì có lẽ đã đến lúc bạn cần nhìn lại mối quan hệ của mình với tài chính.

Loạt mẹo vặt giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn

Kỹ năng - Nhật Thùy - 13/07/2025 14:00
Chữa muỗi đốt bằng thìa nóng, làm sạch giày bằng nước tẩy trang... là 2 trong loạt mẹo vặt cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy mọi việc trở nên dễ dàng, đơn giản.

Zalo với những tính năng nâng cấp trong tháng 7: Chuyển khoản ngân hàng, soạn tin nhắn bằng giọng nói

Kỹ năng - Hạ Vĩ - 13/07/2025 13:00
Là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với 77,8 triệu người dùng thường xuyên hằng tháng, Zalo luôn nỗ lực cải tiến để phục vụ người dùng tốt hơn.

Xem Sex Education, tôi bỗng bật khóc: Đừng để sếp, giáo viên áp đặt tương lai của bạn!

Điện ảnh - Tuệ Tâm - 13/07/2025 12:00
Vì nếu Steve Jobs tin vào những người từng sa thải ông, sẽ không có Apple.

Dùng AI phục dựng chân dung 5 đại mỹ nhân trong truyện Kim Dung, nhan sắc người đẹp nhất gây tranh cãi

Thư giãn - Hạnh Phúc - 13/07/2025 11:00
Các bức chân dung được tái hiện dựa trên mô tả chi tiết từ nguyên tác, kết hợp với cảm nhận phổ biến từ người hâm mộ võ hiệp.

Sao nữ "phim người lớn" thành giảng viên đại học: Quá khứ không định nghĩa tương lai nếu thật sự muốn thay đổi

Phong cách sống - Bảo Tín - 13/07/2025 10:00
Sự trở lại của nữ diễn viên trong vai trò học thuật và xã hội khiến nhiều người sửng sốt.

Chăm sóc bản thân thật sự - Tại sao những gì bạn gọi là “self-care” lại khiến bạn thấy tệ hơn?

Từ sách - Phim - Quìn - 13/07/2025 09:00
Chúng ta đang sống trong một thời đại mà cụm từ “chăm sóc bản thân” tràn ngập mạng xã hội. Từ những bài tập yoga cho đến các kỳ nghỉ dưỡng được gắn thẻ #SelfCare. Nhưng giữa những hào nhoáng ấy, đã bao giờ bạn tự hỏi: chăm sóc bản thân thật sự là gì?

Xem Tây Du Ký: Người thường muốn trở thành Tôn Ngộ Không, người khôn ngoan sẽ chọn nhân vật khác

Điện ảnh - Ánh Lê - 13/07/2025 08:00
Nhiều người trải đời rồi mới hiểu ra rằng sống thong dong như Trư Bát Giới mới là lựa chọn khôn ngoan.

Xem "Sex Education", tôi hối hận tột cùng: Tương lai mờ mọt chỉ vì lỗi lầm ngớ ngẩn này

Điện ảnh - Mỹ Hạnh - 12/07/2025 13:00
Tôi cứ nhìn mình mãi trong gương, sau đó thì bật khóc nức nở vì hối hận. Bộ phim "Sex Education" đã khiến tôi nhận ra mình sống tệ hại thế nào?
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 2, 14/07/2025