Dùng nhiều ChatGPT khiến não lười suy nghĩ, liệu thế hệ phụ thuộc vào AI của con người có đang đến?

Băng Băng25/06/2025 10:00
Dùng nhiều ChatGPT khiến não lười suy nghĩ, liệu thế hệ phụ thuộc vào AI của con người có đang đến?

Các nghiên cứu cho thấy rất nhiều trường hợp không có smartphone hay AI cảm thấy "lạc lối" và thiếu tự tin để giải quyết vấn đề một mình.

 
Sự bùng nổ của trí tuệ nhân tạo (AI), đặc biệt là các chatbot như ChatGPT, đã thay đổi cách chúng ta làm việc, học tập và tương tác với thông tin. Với khả năng tạo văn bản, trả lời câu hỏi và thậm chí viết mã lập trình chỉ trong vài giây, AI dường như là công cụ tối ưu để tăng năng suất.

Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi này, một câu hỏi lớn đang được đặt ra: Liệu việc phụ thuộc quá nhiều vào AI có đang khiến não bộ của chúng ta trở nên lười biếng và kém linh hoạt hơn?

Các nghiên cứu gần đây và những lo ngại từ giới chuyên gia đang dần hé lộ một bức tranh đáng báo động về "sự lười biếng nhận thức" do AI gây ra.

Suy giảm tư duy

Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất đến từ MIT Media Lab. Trong một nghiên cứu kéo dài 4 tháng (dù chưa được bình duyệt đầy đủ), các nhà khoa học đã quan sát hoạt động não bộ của những người sử dụng ChatGPT để kết luận rằng nhóm dùng AI có mức độ hoạt động và kết nối giữa các vùng não yếu nhất, đặc biệt là ở những khu vực liên quan đến tư duy phản biện, ghi nhớ và xử lý ngôn ngữ.

 

Những người chỉ dùng khả năng tư duy cá nhân (Brain-only) có mức độ hoạt động não cao hơn, sáng tạo và ghi nhớ tốt hơn. Nhóm được ChatGPT hỗ trợ hoàn thành nhanh hơn nhưng có lượng sóng alpha và beta giảm, cho thấy não bị đóng băng trong hoạt động trừu tượng, đồng thời khả năng ghi nhớ và sáng tạo đều kém đi.

Ví dụ đơn giản hơn là khi bạn tự tay giải một bài toán phức tạp, não bộ phải căng mình suy nghĩ, tìm tòi các bước giải và ghi nhớ công thức. Nhưng khi bạn chỉ cần đưa bài toán cho ChatGPT và nhận về đáp án, não bộ dường như nghỉ ngơi, không cần phải trải qua quá trình tư duy sâu sắc đó nữa. Theo thời gian, việc ủy thác liên tục này có thể làm suy yếu các kỹ năng nhận thức cơ bản.

Không chỉ vậy, những người tham gia nghiên cứu còn cho thấy ý thức về quyền tác giả yếu hơn và khó nhớ lại những gì mình đã viết khi sử dụng ChatGPT. Điều này cho thấy sự thiếu gắn kết cá nhân với nội dung được tạo ra, điều cực kỳ quan trọng trong quá trình học tập và phát triển tư duy.

Hiện tượng này được các tác giả gọi là "Metacognitive Laziness" – sự ỷ lại vào AI làm giảm động lực sử dụng các kênh tư duy chủ động.

Về lý thuyết, việc sử dụng chatbot khiến con người bị lâm vào 2 trạng thái. Đầu tiên là Cognitive Offloading (đòn bẩy nhận thức) - hiện tượng con người chuyển giao các nhiệm vụ ghi nhớ, phân tích hay giải quyết vấn đề cho công cụ bên ngoài, chẳng hạn như AI hay công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên đáng lẽ con người nên dừng ở đây để tự kiểm tra kết quả thì nhiều người lại lâm tiếp vào trạng thái thứ 2 là Metacognitive Laziness (lười vận động siêu nhận thức) - chỉ việc người dùng ngày càng ỷ lại vào AI để thực hiện nốt các bước đánh giá, soát lỗi và tự kiểm tra, dẫn đến giảm hoạt động não ở vùng điều khiển, sáng tạo và ghi nhớ.

Tệ hơn, nghiên cứu của MIT Media Lab cho thấy khi chuyển nhóm dùng chatbot AI về thí nghiệm chỉ dùng sức não để làm việc thì chỉ số hoạt động não vẫn thấp, chứng tỏ sự ỷ lại của não bộ vẫn không dễ khắc phục và có hậu quả lâu dài.

Một hệ quả khác của việc lạm dụng AI là sự suy giảm khả năng tư duy phản biện - những yếu tố cốt lõi cho thành công lâu dài. Khi AI cung cấp câu trả lời ngay lập tức, con người có xu hướng tin tưởng tuyệt đối vào thông tin đó mà không cần kiểm tra lại hay đặt câu hỏi. Một khảo sát trên 319 nhân viên tri thức đã chỉ ra rằng, niềm tin quá mức vào AI khiến họ ít có xu hướng xác minh lại kết quả.

Điều này đặc biệt nguy hiểm trong bối cảnh thông tin sai lệch tràn lan. Nếu chúng ta mặc định AI luôn đúng, chúng ta sẽ dần mất đi khả năng phân tích, đánh giá thông tin và xây dựng lập luận của riêng mình.

"Tại sao phải bận tâm đến việc biện minh cho lập luận của mình hoặc đánh giá các tuyên bố của người khác khi việc dựa vào AI dễ dàng hơn?" – câu hỏi này có lẽ đang dần trở thành tâm lý chung của nhiều người dùng AI.

 

Báo cáo của MIT Media Lab cho thấy việc phụ thuộc smartphone và AI dẫn đến "quên số hóa" (Digital Amnesia- quên do ỷ lại vào công nghệ), mất dần khả năng ghi nhớ thông tin cốt lõi, não ít được "rèn luyện" vì mọi thứ đã được AI lưu trữ và nhắc lại.

Ngoài ra việc luôn có sẵn câu trả lời tức thì làm giảm khả năng tập trung kéo dài, ảnh hưởng tới học tập và công việc.

Thậm chí khi không có AI, người dùng thường cảm thấy "lạc lối" và thiếu tự tin để giải quyết vấn đề một mình.

Một thế hệ ỷ lại

Tờ Business Insider (BI) cho rằng nếu xu hướng này tiếp diễn, chúng ta có thể đang đứng trước nguy cơ tạo ra một thế hệ phụ thuộc vào AI, kém linh hoạt trong tư duy và thiếu khả năng giải quyết các vấn đề mới mẻ chưa từng xuất hiện.

Khả năng sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy đột phá — những phẩm chất quan trọng nhất của con người — có thể bị mai một khi chúng ta giao phó quá nhiều cho máy móc.

Việc lạm dụng chatbot hay công nghệ AI thay vì tự tìm tòi, suy luận có thể dẫn đến một "sự thoái hóa tư duy", nơi học sinh, sinh viên chỉ đơn thuần sao chép thông tin mà không cần hiểu sâu, không cần chỉnh sửa hay biến đổi.

Rõ ràng, AI như ChatGPT là một công cụ mạnh mẽ và hữu ích, nhưng chúng ta cần sử dụng nó một cách khôn ngoan. AI nên là một công cụ hỗ trợ, giúp khuếch đại năng lực của con người, chứ không phải là một "bộ não" thay thế.

Để tránh tình trạng ỷ lại này, nhiều chuyên gia khuyến nghị mọi người nên tự suy nghĩ trước khi hỏi AI, cố gắng tự tìm lời giải, tự đưa ra ý tưởng trước khi nhờ chatbot hỗ trợ.

Một phương pháp rất phổ biến hiện nay là kết hợp AI và tự học. Ví dụ, trước khi hỏi AI, người dùng phải tự suy nghĩ ít nhất 5–10 phút để rèn kỹ năng đánh giá và phân tích.

Cũng tương tự như việc ăn kiêng, một số chuyên gia nhận định người dùng có thể thiết lập ngày không dùng AI, điện thoại để "dọn dẹp" nhận thức và tăng cường khả năng tập trung.

 

Ngoài ra, người dùng cũng phải luôn kiểm tra và đặt câu hỏi, không tin tưởng tuyệt đối vào mọi câu trả lời của AI bằng cách đặt câu hỏi ngược lại, kiểm chứng thông tin từ nhiều nguồn.

Các chuyên gia nhận định AI là để khơi gợi, tìm kiếm ý tưởng chứ không phải để làm thay. Những chatbot có thể phân tích dữ liệu lớn hoặc tóm tắt tài liệu, nhưng quá trình tổng hợp, phân tích sâu và đưa ra kết luận cuối cùng vẫn phải là của não bộ.

ChatGPT và các chatbot AI khác đang mở ra một kỷ nguyên mới về năng suất và khả năng tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cảnh giác để không biến sự tiện lợi này thành một cái bẫy, khiến não bộ của chúng ta ngày càng "lười vận động". Việc rèn luyện tư duy phản biện và duy trì sự chủ động trong mọi hoạt động nhận thức là chìa khóa để chúng ta phát triển cùng với AI, thay vì bị nó chi phối.

*Nguồn: BI, Fortune


Gửi bình luận
(0) Bình luận
1

Bí ẩn người phụ nữ kể vanh vách chuyện "kiếp trước", gần 100 năm khoa học vẫn chưa thể lý giải

Khi mới 4 tuổi, cô bé Shanti Devi ở New Delhi, Ấn Độ, đã bắt đầu kể chi tiết về cuộc đời " kiếp trước" của mình tại một thị trấn cách nhà hơn 100km.
2

Tưởng người thương, hóa ra ChatGPT: AI đang thao túng hẹn hò thế nào?

Ngày càng nhiều người dùng AI để "tút" lại tin nhắn trên ứng dụng hẹn hò.
3

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!
4

'Vua dầu mỏ' Rockefeller: Người thông minh sẽ từ bỏ 3 thứ này để sớm giàu có, hưng thịnh

Vị tỷ phú cho rằng, khoảng cách thực sự giữa người nghèo và người giàu không thể được giải quyết bằng cái gọi là “làm việc chăm chỉ”.
5

Tình trạng cận kề cái chết và giải thích của khoa học về linh hồn

Không chỉ khoa học mà cả các tôn giáo và các thuyết thần bí đều rất quan tâm đến cảm nhận về tình trạng này.

Góc nhìn từ chuyên gia giáo dục: AI là công cụ, không phải chiếc nạng

AI không phải là kẻ thù của học tập, nhưng cách dùng của chúng ta mới là vấn đề.

Quét não người dùng ChatGPT suốt 4 tháng, các nhà khoa học phát hiện sự thật kinh hoàng

Cho dù có thể giúp người dùng cải thiện năng suất làm việc trong ngắn hạn, nghiên cứu chỉ ra rằng việc lệ thuộc vào ChatGPT có thể gây hại lâu dài cho não bộ của người dùng.

Chân dung kẻ "sống lỗi"

Bạn luôn cảm thấy người khác làm sai với mình, nhưng đã bao giờ tự thấy mình đối xử với bản thân cũng không ra gì chưa?

Bậc thầy tâm lý học Carl Jung chỉ rõ 5 trụ cột của cuộc sống tốt đẹp; ai thấu hiểu - người đó HẠNH PHÚC!

Việc định rõ những "trụ cột" này sẽ giúp con đường tiến tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi người trở nên rõ ràng và khả thi hơn.

Đến một ngày ba má nhớ nhớ, quên quên...

Má tôi nay ngoài 80, bắt đầu lẩn thẩn khiến tôi vui buồn lẫn lộn. Vui vì trời thương, má vẫn ở lại với chúng tôi đến lúc này và chạnh lòng vì bà đã dần lãng quên nhiều thứ.

Chuyên gia lý giải tại sao con người thích thuyết âm mưu

Khác với quan điểm cho rằng con người tin vào thuyết âm mưu là do thiếu hiểu biết, một nghiên cứu mới đây chỉ ra nhiều lý do phức tạp hơn thế.

Từ đỉnh cao quyền lực đến bước rút lui thầm lặng: Bài học từ giai thoại 'ngã ngựa' của Jack Ma

Bài học sau cùng không chỉ dành cho các CEO tại Trung Quốc – mà là cho mọi nhà lãnh đạo trên toàn cầu.

Gần 300 bé mẫu giáo “mang bầu” một ngày khiến phụ huynh xúc động

Nhìn các bé chật vật ôm “bụng bầu” đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ mới hiểu: tình mẹ lớn đến nhường nào!

Top 5 AI tạo video đỉnh, VEO 3 có phải số 1?

Kỹ năng - Lê Hà - 15/07/2025 13:00
VEO 3 được giới sành công nghệ ca ngợi là "phù thủy tạo video", nhưng nó có thực sự là số 1? Hãy cùng trải nghiệm ngay top 5 công cụ AI giúp tạo ra những clip viral cực chất dành cho giới trẻ và dân văn phòng.

"Khi cuộc đời cho bạn quả quýt" - Đây là cách mà phụ nữ thông minh thua trong thế thắng!

Điện ảnh - VV - 15/07/2025 12:00
Chủ nghĩa nữ quyền là một quá trình chứ không phải kết quả.

Canva Text-To-Image: Biến văn bản thành hình ảnh trong tích tắc

Kỹ năng - Bùi Tú - 15/07/2025 11:00
Bạn đã bao giờ mơ ước chỉ cần mô tả ý tưởng bằng lời nói và một hình ảnh sống động hiện ra ngay trước mắt? Với Canva Text-to-Image, điều đó hoàn toàn có thể!

Bố mẹ EQ cao sẽ không để con mình mắc kẹt trong vũ trụ Brainrot đến "thối não" ra đâu!

Suy ngẫm - Mạn Ngọc - 15/07/2025 10:00
Bố mẹ có EQ cao sẽ không bao giờ cho con xem vũ trụ Brainrot!

'Hạnh phúc tuổi trẻ' - Cuốn sách nhỏ gói trọn chân lý lớn về tự do và yêu thương

Từ sách - Phim - Thu An - 15/07/2025 09:00
​​​​​​​“Hạnh phúc Tuổi trẻ” của J. Krishnamurti là một quyển sách khổ nhỏ, nhưng lại chứa đựng nhiều kiến thức, những lời khuyên giá trị, và một tấm lòng yêu thương dào dạt với người trẻ, có thể giúp chữa lành cho những người đang hoang mang, khổ đau, bế tắc.

Không còn bệnh tim - Giữ trái tim khỏe mạnh từ bên trong: 4 dưỡng chất hỗ trợ tăng Oxit Nitric (NO)

Từ sách - Phim - Quìn - 15/07/2025 08:00
Để trái tim thực sự khỏe mạnh, cơ thể bạn cần đủ lượng phân tử đặc biệt mang tên Oxit Nitric (NO) – một chất có khả năng điều hòa huyết áp, cải thiện lưu thông máu và bảo vệ lớp nội mạc mạch máu khỏi tổn thương.

Giới marketing ngày càng phụ thuộc vào AI

Kỹ năng - Anh Tú - 14/07/2025 14:00
Theo một nghiên cứu mới thực hiện bởi Hootsuite, hơn một nửa số chuyên gia marketing được khảo sát cho rằng họ không thể tưởng tượng làm việc nếu thiếu AI.

AI tràn ngập dịch vụ số: Sáng tạo của con người đang bị thay thế?

Kỹ năng - Hoàng Vũ - 14/07/2025 13:00
Từ học ngôn ngữ đến nghe sách nói, trí tuệ nhân tạo (AI) đang len lỏi vào các dịch vụ kỹ thuật số phổ biến, thay thế ngày càng nhiều vai trò vốn thuộc về con người.

Xem Sex Education, càng nghĩ tôi càng lo tật xấu của con gái, không biết dạy thế nào để con tỉnh ngộ!

Điện ảnh - Thanh Hương - 14/07/2025 12:00
Tôi sợ con sẽ mất hết bạn bè vì tính xấu này!

Là tôi, con người đây mà

Thư giãn - TRÚC ANH - 14/07/2025 11:00
Cốc, cốc, cốc, ai gọi đó? - Tôi là người - Nếu là người, cho xem…?

Gen Alpha đang có cuộc "tiến hóa" ngôn ngữ lớn nhất lịch sử

Phong cách sống - Đông - 14/07/2025 10:00
Nếu phụ huynh Gen Alpha thỉnh thoảng nghe con nói những câu nghe kỳ quặc chả hiểu gì thì rất có thể bạn đang bị chúng sử dụng ngôn ngữ "thối não".

Hạnh phúc tuổi trẻ - Để thoát khỏi nỗi sợ hãi

Từ sách - Phim - Quang Thanh - 14/07/2025 09:00
Có lần, khi đang đi dạo ở California, đột nhiên tôi nghe thấy một âm thanh rin rít chói tai vang lên. Tôi nhìn về phía phát ra tiếng động và nhảy lùi lại vì trên đường, ngay trước mặt tôi, có một con rắn đuôi chuông lớn.

Tài chính cho mọi người - Bạn có đang dùng tiền để lấp đầy khoảng trống cảm xúc?

Từ sách - Phim - Quìn - 14/07/2025 08:00
Chúng ta tiêu tiền để cảm thấy nhẹ lòng, nhưng chính tiền lại trở thành nguyên nhân khiến ta mất ngủ mỗi đêm. Nếu bạn từng mơ hồ “mình không hiểu gì về tiền, nhưng lại đang bị nó điều khiển”, thì có lẽ đã đến lúc bạn cần nhìn lại mối quan hệ của mình với tài chính.

Loạt mẹo vặt giúp cuộc sống của bạn dễ dàng hơn

Kỹ năng - Nhật Thùy - 13/07/2025 14:00
Chữa muỗi đốt bằng thìa nóng, làm sạch giày bằng nước tẩy trang... là 2 trong loạt mẹo vặt cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy mọi việc trở nên dễ dàng, đơn giản.

Zalo với những tính năng nâng cấp trong tháng 7: Chuyển khoản ngân hàng, soạn tin nhắn bằng giọng nói

Kỹ năng - Hạ Vĩ - 13/07/2025 13:00
Là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Việt Nam với 77,8 triệu người dùng thường xuyên hằng tháng, Zalo luôn nỗ lực cải tiến để phục vụ người dùng tốt hơn.
HẠT GIỐNG TÂM HỒN
2019 Bản quyền thuộc về hatgiongtamhon.com.vn. Phát triển bởi ONECMS
Thứ 4, 16/07/2025